Trung quốc thông sử

  1. Viễn cổ

01.01 Bàn cổ khai thiên lập địa

01.02 Hoàng đế đánh Xuy Vưu ở Bản tuyền

01.03 Nghiêu Thuấn Thiền Nhượng

  1. Vương triều Hạ

02.01 Cha chết con nối “gia thiên hạ”

02.02 Hạ Kiệt bạo ngược mất lòng dân

  1. Vương triều Thương

03.01 Thương Thang có đức cắt nhắc nô lệ

03.02 Văn vương tìm người hiền gặp Thái Công

03.03 Vua Trụ tự thiêu ở Lộc đài

  1. Tây Chu
  2. 01. Chu công nhả miếng thịt thu phục thiên hạ
  3. 02. Bình dân bạo động đuổi Lệ vương
  4. 03. U vương đốt lửa nhạo chư hầu
  5. Xuân Thu

05.01. Trịnh Trang công không nghe lời Chu thiên tử

05.02. Tào Quệ chủ động kjieeu chiến

05.03. Tề Hoàn Công chín lần họp Chư hầu

05.04. Quản Trọng và Bao Thúc Nha

05.05. Ngu Công tham lợi quên nước

05.06. Năm tấm da dê đổi nhân tài

05.07. Cuộc sống lưu vong của Trọng Nhĩ

05.08. Tấn Văn Công lùi Ba xá

05.09. Đại chiến Tấn Tần ở Hào Sơn

05.10. Sở Trang Vương khiến mọi người khiếp sợ

05.11. Ngũ Tử Tư thề diệt Sở

05.12. Tôn Vũ dùng cung nữ luyện binh

05.13. Câu Tiễn Nằm gai nếm mật

05.14, Phạm Lãi công thành thân thoái

05.15. Yến Tử đi sứ không chịu nhục

05.16. Lão Tử cưỡi trâu xanh từ quan

05.17. Khổng Tử cười trong gian khổ

  1. Chiến Quốc

06.01. Ba nhà phân chia nước Tấn

06.02. Tây Môn Báo trừ mê tín

06.03. Trâu  Kỵ khéo khuyên vua Tề

06.04. Vệ Ưởng dựng cây ở cửa Nam

06.05. Tôn Tẫn Bàng Quyên đấu trí

06.06. Mặc tử phá thang mây giữ thành

06.07. Triệu Vũ Linh Vương “hổ phục kỵ xạ”

06.08. Phùng Noãn khách của Mạnh thường quân

06.09. Cuộc đời gián điệp của Tô Tần

06.10. Trương Nghi chia rẽ liên minh

06.11. Khuất Nguyên yêu nước trẫm mình

06.12. Điền Đan bày trận trâu lửa

06.13. Lạn Tương Như mang ngọc bích về Triệu

06.14. Xúc Long thuyết phục Triệu thái hậu

06.15. Triệu Quát

06.16. Mao Toại bộc lộ tài năng

06.17. Tín Lăng Quân trộm phù cứu Triệu

06.18. Lý Băng xây dựng đập Đô Giang

06.19. Chuyện thần y Biển Thước

06.20. «  Nhà đầu tư » Lã Bất Vy

06.21. Kinh Kha giết vua Tần

  1. Triều Tần

07.01. Đốt sách chôn nho

07.02. Trường Thành Cung điện và Lăng mộ

07.03. Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa

07.04. Trần Thắng giương cờ khởi nghĩa

07.05. Hạng Vũ đập nồi dìm thuyền

07.06. Lưu Bang khởi binh chống Tần

  1. Tây Hán

08.01. Hồng môn yến

08.02. Tiêu Hà đuổi theo Hàn Tín dưới trăng

08.03. Sở Hạng vương tự vẫn ở Ô Giang

08.04. Điền Hoành và 500 tráng sỹ

08.05. Thúc Tôn Thông chế định nghi lễ

08.06. Vua Hung Nô Mạo Đốn Thiền Vu

08.07. Lữ Hậu Lâm triều xưng đế

08.08. Triều Thố

08.09. Uy danh hai tướng quân

08.10. Lý Quảng công lớn khó phong hầu

08.11. Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân

08.12. Trương Khiên đi sứ Tây Vực

08.13. Tô Vũ chăn dê ở Bắc Hải

08.14. Hàn Tín dánh trận Bối Thủy

08.15. Nhà buôn Tăng Hoàng Dương

08.16. Tư Mã Thiên nhẫn nhục viết sử ký

08.17. Họa đồng cốt trong cung

08.18. Hoắc Quang trọng thần của ba triều

08.19. Vương Chiêu quân xuất tái

08.20. Nhà cải cách Vương Mãng thất bại

08.21. Khởi nghĩa lục lâm xích my

08.22. Đại chiến Côn Dương

  1. Đông Hán

09.01. Lưu Tú Nhẫn Nhỏ thành nghiệp lớn

09.02. Lạc dương lệnh không sợ quyền quý

09.03. Ngựa trắng mang kinh phật tới Trung Quốc

09.04. Ban Siêu gác bút ra trận

09.05. Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm giấy

09.06. Trương Hoành sáng chế máy ghi động đất

09.07. Tướng quân Lương Ích hống hách 

09.08. Họa đảng cô

09.09. Đại khởi nghĩa Khăn vàng

09.10. Liên hoàn kế Vương Doãn diệt Đổng Trác

09.11. Tào Tháo ép thiên tử lệnh chư hầu

09.12. Trận Quan Độ diệt Viên Thiệu

09.13. Tôn sách chiếm Giang Đông

09.14. Lưu Bị ba lần đến gặp Khổng Minh

09.15. Chu Du hỏa thiêu Xích Bích

  1. Tam Quốc

10.01. Lã Mông áo trắng qua sông

10.02. Lục Tốn đốt trại quân Lưu Bị

10.03. Gia cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch

10.04. Mã Tốc chủ quan để mất Nhai Đình

10.05. Dã tâm của Tư Mã Chiêu

  1. Tây Tấn

11.01. Vương Tuấn dùng lầu thuyền phá Đông Ngô

11.02. Tấn Huệ đế và Gỉa Nam Phong

11.03. Danh sỹ thời Ngụy Tấn

11.04. Thạch Sùng và Vương Khải thi giàu

11.05. Loạn Bát vương

11.06. Lưu Dân Lý Đặc khởi nghĩa

  1. Đông Tấn

12.01. Vương Mã hai nhà cùng cai trị thiên hạ

12.02. Tô Địch tiến đánh Trung nguyên

12.03. Dã tâm của Hoàn Ôn

12.04. Vương Mãng bắt rận bàn chuyện thiên hạ

12.05. Can Bảo viết “sưu thần ký”

12.06. Thư thánh vương hy chi

12.07. Trận Phì Thủy phá tiền Tần

12.08. Cố Khải Chi vẽ chân dung mẹ

12.09.  Đào Uyên Minh vui cảnh điền viên

13.00. Nam Bắc Triều

13.01. Lưu Dụ bày trận vành trăng khuyết

13.02. Nhà phát minh Tổ Xung Chi

13.03. Cải cách của Phùng Thái hậu và Hiếu Văn Đế

13.04. Bộ mặt thật của Lương Vũ Đế

13.05. Bài ca mất nước Hậu đình hòa

14.00. Triều Tùy

14.01. Tùy Văn Đế thống nhất Trung Quốc

14.02. Dương Quảng giết cha đoạt ngôi

14.03. Quân Ngõa cương mở kho phát lương

15.00. Triều Đường

15.01. Lý Uyên nổi dậy

15.02. Sự biến Huyền vũ môn

15.03. Ngụy Trưng nói thẳng can vua

15.04. Tiết nhân Qúy

15.05. Văn Thành công chúa xuất giá tới Tây Tạng

15.06. Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh

15.07. Võ Tắc Thiên xưng đế

15.08. Quan lại tàn ác hoành hành

15.09. Thiền tông Lục tổ Huệ Năng

15.10. Đường Minh Hoàng và Dương Qúy Phi

15.11. Lý Lâm Phủ miệng mật lòng gươm

15.12. Giám Chân vượt biển tới Phù Tang

15.13. Nhà thơ Lý Bạch

15.14. Đỗ Phủ chép sử bằng thơ

15.15. An Lộc Sơn che dấu mưu gian

15.16. Trương Tuần giữ thành Tuy Dương

15.17. Anh em họ Nhan giương cao cờ nghĩa

15.18. Lý Quang Bật đại phá Sử Tư Minh

15.19. Quach Tử  Nghi một mình lui quân Hồi Hột

15.20. Lý Tố đêm tối hạ Thái Châu

15.21. Bốn mươi năm Ngưu Lý Đảng Tranh

16.00. Ngũ đại thập quốc

16.01. Chu Toàn Trung giết hoạn quan

16.02. Lý Tôn Úc mê kép hát

16.03. Da Luật A Bảo Cơ kiến lập nước Liêu

16.04. “Nhi Hoàng Đế” Thạch Kính Đường

16.05. Phùng Đạo Ông phỗng thời loạn

16.06. Lý Hậu chủ với những bài từ nổi tiếng

17.00. Tống – Liêu – Kim – Tây Hạ

17.01. Triệu Khuông Dận “Trần Kiều Binh Biến”

17.02. Thái tổ “Bôi tửu giải binh quyền”

17.03. Tiêu Yên Yên thông minh tài giỏi

17.04. Quân Tống thua trận ở sông Cao Lương

17.05. Dương gia tướng Son sắt lòng trung

17.06. Lữ Đoan đại sự bất hồ đồ

17.07. Những bước thăng trầm của Khấu Chuẩn

17.8. Lý Nguyên Hạo kiến lập Tây Hạ

17.09. Bao Chửng thiết diện vô tư

17.10. Phạm Trọng Yêm lo việc thiên hạ

17.11. Địch Thanh không ngại xuất thân thấp kém

17.12. Tất Thăng phát minh cách in bằng chữ rời

17.13. Giấc mơ quốc phú binh cường của Vương An Thạch

17.14. Tư Mã Quang viết Tư Trị Thông giám

17.15. Liễu Vĩnh Phụng chỉ điền từ

17.16. “ạc Thiên tài tử”Tô Đông Pha

17.17. “Kỳ Nam Từ” A Cốt Đả chống Liêu

17.18. Phong trào Thái học ở Đông kinh

17.19. Thân phận tù binh của hai vua

17.20. Tông Trạch ba lần Cất tiếng “vượt sông”

17.21. Quân Kim bị vây ở Hoàng Thiên Đãng

17.22. Nhạc Phi đánh trận núi Ái Hoa

17.23. Án  oan Mạc Tu Hữu

17.24. Trận Thái Thạch lấy ít thắng nhiều

17.25. Cắng cổ nam nhi nhất phóng ông

17.26. « Kim Qua thiết mã » thân khí tật

17.27. Chu Hy truyền dạy Lý học

17.28. Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ

17.29. Cuộc bắc phạt của Hàn Thác Trụ

17.30. Da Luật Sở Tài Dĩ nho trị quốc

17.31. Giả tự đạo làm ra vẻ thái bình

17.32. Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca tranh ngôi

17.33. Thảm bại ở Tương Phàn

17.34. Cuộc dời chinh chiến của Văn Thiên Tường

17.35. Trương Thế Kiệt tử thủ ở Nhai Sơn

18.00. Triều Nguyên

18.01. Vó ngựa Mông Cổ chinh phạt khắp Á, Âu

18.02. Đại nguyên đế Sư Bát Tư Ba

18.03. Mac Cô Pô Lô

18.04. Thư Họa gia Triệu Mạnh Phủ

18.05. Quan Hán Khanh và vở kịch “Đậu Nga Oan”

18.06. Thạch nhân nhất xuất thiên hạ phản

19.00. Triều Minh

19.01. ‘Hòa Thượng ăn mày’ Chu Nguyên Chương

19.02. Minh Thái Tổ nghiêm trị tham quan

19.03. Hai vụ án Hồ, Lam

19.04. Chu Đệ giả điên cướp ngôi

19.05. Trịnh Hòa bảy lần vượt biển

19.06. Thảm bại ở Thổ Mộc

19.07. Bi kịch của trung thần Vu Khiêm

19.08. Dương Kế Thịnh liều chết vạch tội Nghiêm Tung

19.09. Hải Thụy mua sẵn quan tài

19.10. Nhà cải cách Trương Cư Chính

19.11. Thích Kế Quang xua đuổi giặc lùn

19.12. Lý Thời Trân bổ sung bản thảo

19.13. Vụ án bị lãng quên

19.14. Cửu Thiên Tuế Ngụy Trung Hiền

19.15. Lợi Mã Đậu truyền giáo ở Trung Hoa

19.16. Phùng Mộng Long nhà văn thông tục

19.17. Nỗ Nhĩ Cáp Xích túc trí đa mưu

19.18. Lý Tự Thành khởi sự ở Thiểm Bắc

19.19. Trương Hiến Trung kỳ tập Chương Dương

19.20. Ngô Tam Quế cầu cứu quân Thanh

20.00. Triều Thanh

20.01. Sử Khả Pháp tử thủ Dương Châu

20.02. Hạ Hoàn Thuần Mắng nhiếc Hồng Thừa Trù

20.03. Trịnh Thành Công thu phục Đài Loan

20.04. Vua Trẻ Khang Hy trừ Ngao Bái

20.05. Khang Hy bình định “Tam hưu chi loạn”

20.06. Bảo vệ biên giới phía Bắc

20.07. Khang Hy ba lần đánh Cát Nhĩ Đan

20.08. Nhà toán học thiên văn học Mai Văn Đỉnh

20.09. Cuộc tranh giành ngôi báu

20.10. Văn tự ngục thời Ung Chính

20.11. Chế độ Kiêm Bình xiết Thiêm

20.12. Tào Tuyết Cần viết Hồng Lâu Mộng

20.13. Càn Long tiếp sứ thần Anh Quốc

20.14. Kỷ Hiểu Lam và “tứ khố toàn thư”

20.15. Đại khởi nghĩa Bạch Liên giáo

20.16. Tham quan Hòa Thân

20.17. Lâm Tắc Từ 

20.18. Trần Hóa Thành quyết chiến ở Ngô Tùng

20.19. Hồng Tú Toàn và khởi nghĩa Kim Điền

20.20. Thạch Đạt Khai thất bại ở sông Đại Độ

20.21. Liên quân Anh – Pháp hỏa thiêu Viên Minh Viên

20.22. Tây Thái hậu “Thùy liêm thính chính”

20.23. Nghi vấn quanh “Lý Tú Thành Tự thuật”

20.24. Tăng Quốc Phiên “Trung Hưng Chi Thần”

20.25. Tả Tông Đường thu phục Tân Cương

20.26. Đại thắng ở Trấn Nam Quan

20.27. Đại chiến Trung – Nhật ở Hoàng Hải

20.28. Lý Hồng Chương đàm phán ở Nhật

20.29. Phong trào kháng Nhật ở Đài Loan

20.30, Viên Thế Khải

20.31. Khang Hữu Vi biến pháp

20.32. Nghiêm Phục phiên dịch “Thiên Diễn Luận”

20.33. Liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh

20.34. Tôn Trung Sơn gặp nguy ở Luân Đôn

20.35. “Giám Hồ nữ hiệp” Thu Cẩn

20.36. Uông Tinh Vệ giết Tải Phong

20.37. 72 liệt sỹ Hoàng Hoa Cương

20.38. Khởi nghĩa Vũ Xương

21.00. Trung hoa Dân quốc

21.01. Đạo tặc Viên Thế Khải

21.02. Cái chết của Tống giáo nhân

21.03. Trương Huân và màn kịch khôi phục ngai vàng

21.04. Phong trào yêu nước “Ngũ Tứ Vận Động”

21.05. Sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc

21.06. Phùng Ngọc Tường bức cung

21.07. Quốc Cộng hợp tác bắc phạt

21.08. Bát Nhất và khởi nghĩa Nam Xương

21.09. Hội quân ở Tĩnh Cương Sơn

21.10. Trương Học Lương đổi cờ ở Đông Bắc

21.11. Sự  biến 18 tháng 9

21.12. Bốn lần vượt Xích Thủy

21.13. Sự biến Tây An

21.14. Sự biến Lư Câu Kiều

21.15. “Tám trăm tráng sỹ” giữ nhà kho Tứ Hành

21.16. Cuộc chiến đấu ở Bình Hình Quan

21.17. Quân Nhật đại thảm sát ở Nam Kinh

21.18. Cái chết của Hàn Phục Củ

21.19. Trương Tự Trung xả thân vì nước

21.20. Trương Quốc Đào kẻ đầu hàng

21.21. Đới Lạp

21.22. Đới An Lan chống Nhật ở Miến Điện

21.23. Danh tướng Chi Hoa bỏ mạng

21.24. Ngày cuối của nữ điệp viên Xuyên Đảo Phương Tử

21.25. Trận chiến ở Thiểm Bắc

21.26. Thẳng tiến Đại Biệt Sơn

21.27. Đại quân vũ bão vượt Trường Giang

21.28. Nhân dân Trung quốc đã vùng lên

Kịch bản Lễ Kỷ niệm 45 năm xa trường và gặp mặt bạn đồng học của cựu học sinh cấp 3 Vĩnh lộc khoá XI (1971-1974)

KỊCH BẢN

Lễ Kỷ niệm 45 năm  đồng học của cựu học sinh cấp 3 Vĩnh lộc khoá XI (1971-1974)

– Thời gian: Từ 8h00 đến 14h00, ngày 11 tháng 8 năm 2019.

– Địa điểm:  Hội trường trường THPT Vĩnh Lộc

– Đơn vị thực hiện: Ban Liên lạc lâm thời Cựu học sinh khoá XI trường cấp 3 Vĩnh Lộc

Dẫn chương trình:

MC Nam – MC Nữ

——————–

– Trong khoảng thời gian chờ đợi từ 8h00 đến 8h30’ quý khách, thầy cô và các bạn cựu học sinh đồng học xem tư liệu, ca nhạc, hình ảnh về học sinh, thầy trò, Mái trường, danh thắng quê hương Vĩnh Lộc Thanh Hoá và đất nước Việt Nam; Tham dự Các tiết mục văn nghệ của các lớp A, B, C, D chào mừng ngày hội ngộ của các ca sỹ nghiệp dư đến từ mọi miền đất nước;

1/ Ổn định tổ chức, thông qua chương trình làm việc.

(Khi bắt đầu chạy chương trình, hai MC đứng từ phía dưới của 2 bên cánh gà sân khấu đi lên. MC Nam đi từ bên phải, MC Nữ đi từ bên trái, gặp nhau tại chính giữa sân khấu)

          MC Nữ: Xin nồng nhiệt chào đón các vị khách quý, các thầy cô giáo, các bạn cựu học sinh đồng học cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI (1971-1974) đã về dự Lễ kỷ niệm 45 năm xa trường do ban liên lạc Lâm thời của 4 lớp (A-B-C-D) triệu tập và tổ chức (vỗ tay);

          MC Nam:  Lời đầu tiên xin gửi tới quý vị khách quý, quý thầy cô giáo, các bạn lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất (vỗ tay).

          MC Nữ -Hiện nay chuẩn bị đến giờ khai mạc buổi lễ, trân trọng kính mời toàn thể khán phòng ổn định tổ chức để chương trình được bắt đầu.

Thay mặt Ban tổ chức chúng tôi xin phép được thông qua chương trình buổi lễ kỷ niệm 45 năm ngày xa trường của các cựu học sinh cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI (1971-1974)

MC dẫn Thời gian Nội dung chương trình Người phụ trách
MC Nữ 8h00 đến 8h30’ +Đón tiếp Khách (Khách ở xa đón tiếp chiều ngày 10/8/2019 tại khách sạn……..), chương trình văn nghệ tự biên tự diễn do ban tổ chức điều hành; Ban Liên lạc +  Ban Tổ chức
8h30 đến 9h30’ +Chương trình văn nghệ và xem phim, nghe nhạc,  tư liệu về hoạt động giáo dục của khoá 1971-1974 và trường cấp 3 Vĩnh Lộc; MC – Ca sỹ – Cựu học sinh có năng khiếu;
MC Nam 9h30 đến 10h00 +Mặc niệm những người đã khuất-
+Diễn văn Khai mạc+Thay mặt ban liên lạc Điểm lại tình hình hoạt động, thành tích đạt được của cựu học sinh khoá 1971-1974 sau 45 năm xa trường (1974-2018);+Phát biểu của đại diện Trường THPT cấp 3 Vĩnh Lộc; Phát biểu đáp từ của BLL;
MC, ban tổ chức (các lớp trưởng) – Ban Liên lạc lâm thời; Hiệu trưởng cấp 3 Vĩnh Lộc
10h00 đến 10h30’ Báo cáo tình hình hoạt động của Ban liên lạc Lâm thời TM BLL (Sơn)
MC Nữ 10h30 đến 11h00 Thông qua một số công việc của ban liên lạc lâm thời cần triển khai ngay Ban Tổ chức & Ban Liên lạc Lâm Thời
11h00 đến 12h00 +Phát biểu của cựu Đại diện trường cấp 3 Vĩnh Lộc thời 71-74; Phát biểu đáp từ của Ban Liên Lạc;

+Lễ trao quà tri ân cho Thầy cô giáo

 BGH Nhà trường ;

Ban liên lạc Trao quà,

MC Nam 12h00 đến 13h00 +Phát biểu cảm tưởng của các khách mời và các cựu học sinh;

+Chụp ảnh và ghi hình lưu niệm, (Tất cả, với trường, với lớp, nhóm bạn, từng tổ trong lớp và theo sở thích của từng nhóm)

 Ban Tổ chức & Ban Liên lạc
13h00 đến 14h và…chiều +Lời cảm ơn và diễn văn bế mạc buổi Lễ;

+Dùng cơm thân mật, tâm sự  và giao lưu văn hoá-văn nghệ;

Ban Tổ chức & Ban Liên lạc

2/ Văn nghệ chào mừng:

          MC Nữ: Đến với tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 45 năm ngày xa trường (1974-2019) và Gặp mặt hội ngộ các cựu học sinh khoá XI (1971-1974) -Trân trọng kính mời các vị khách quý và các bạn theo dõi màn hợp ca nam nữ, với ca khúc: MONG ƯỚC KỶ NIỆM XƯA của các danh ca Nam nữ lớp B và C

(Ca sỹ đi từ 2 phía cánh gà sân khấu ra chính giữa sân khấu, nam một bên và nữ một bên).

3/ Tuyên bố lý do, giới thiệu khách quý: (2 MC cùng bước ra sân khấu, đứng ở chính giữa sân khấu không được đứng ở bục phát biểu)

       MC Nam -Kính thưa các vị khách quý, quý thầy cô, các bạn cựu học sinh!

      45 năm, một khoảng thời gian tuy chưa dài để viết lên lịch sử,  nhưng là quãng đường đi dài so với một đời người, đánh dấu nhiều mốc son trưởng thành của lớp học sinh khoá XI (1971-1974) và đồng thời là một điểm nhấn đậm nét về tình đồng học của những con người đã và đang làm việc gắn bó với tất các lĩnh vực của Bộ, ngành và các tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù hiện nay chúng ta đang sống trong thế giới hiện đại, công nghệ thông tin giúp cho chúng ta gần nhau hơn, thế nhưng sự gần nhau đó thuộc về thế giới ảo, làm sao sánh được buổi họp mặt hôm nay, khi chúng ta tay trong tay, nhìn nhau cười, nói vui đùa như cái thuở mộng mơ ngày xưa vui chơi dưới mái trường thân thương và yêu dấu;

          MC Nữ: 4 lớp học sinh (A, B, C, D) khoá XI (1971-1974), sau khi rời khỏi mái trường Cấp 3 Vĩnh Lộc thân yêu, chia tay thầy cô và bạn bè, dù ở bất cứ đâu, trong tỉnh Thanh Hoá hay tỉnh ngoài, nước Việt Nam hay nước ngoài, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, chúng ta vẫn luôn đau đáu nhớ về trường xưa, nhớ thầy cô và bạn bè cũ. Nhiều người đã miệt mài trong những cuộc hành trình tìm lại thầy xưa, bạn cũ. Và thật diệu kỳ, như thể trong mơ, hôm nay, chúng ta đã tìm thấy nhau, đã được gặp lại nhau, ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự.

          MC Nam: Xin hãy dành một tràng pháo tay để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã tình nguyện vào Ban liên lạc lâm thời, những cơ quan hữu trách đã nhiệt tình tạo điều kiện cho Gia đình cựu học sinh cấp ba khoá XI có được ngày vui hội ngộ hôm nay.

          MC Nữ : Kính thưa quý vị!

          Đời người ngắn ngủi, quá khứ rồi cũng trở thành kỷ niệm. Nếu như có thể, mỗi dịp 5 năm chúng ta đừng quên họp lớp, gặp mặt bạn học, ôn lại tình bạn xưa; Bạn học cũ, đã lâu không gặp! Có lẽ bạn đang bận rộn với gia đình, sự nghiệp. Hay bạn đang cảm thấy mệt mỏi trước áp lực dòng đời. Rất có thể hoàn cảnh xã hội của chúng ta không như nhau. Và tính cách chúng ta cũng có đôi chỗ khác biệt (non sông dễ đổi, bản tính khó dời). Nhưng cho dù thế nào, thì tình bạn học mãi mãi không phai mờ, và cũng không bao giờ thay đổi.

          Trong dân gian có câu:

Rượu, đàn, bạn cũ đều hay

Gặp bạn đồng học là may một đời

MC Nam -Kính thưa quý vị và các bạn

Đến Dự và chia vui niềm vui lớn với tập thể cựu học sinh cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI hôm nay, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các vị khách quý.

          MC Nữ – Nhìn Về phía khách mời:

                                            – Xin trân trọng giới thiệu

Thầy:  …………………… – Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường

MC Nam  – Thầy:

MC Nữ –Thầy

MC Nam  – Cô:

MC Nữ –Thầy

MC Nam  – Thầy

MC Nữ:- Cô

MC Nam – Cô:

……………………………………………………………..

MC Nữ – Cùng trên 150 cựu Học sinh từ khắp mọi miền đất nước cùng về với buổi hội ngộ hôm nay.

MC Nam  – Và đặc biệt là sự hiện diện của Ban Liên lạc lâm thời cựu học sinh khoá XI (1971-1974) trường cấp 3 Vĩnh Lộc Thanh Hoá;

                               Xin nhiệt liệt chào mừng.

MC Nữ –Về phía Ban Liên lạc lâm thời cựu học sinh khoá XI (1971-1974) trường cấp 3 Vĩnh Lộc Thanh Hoá; Ban tổ chức xin được trân trọng giới thiệu:

          1-  Ông:  Trịnh Văn Sơn (Lớp B), Trưởng Ban Liên Lạc Lâm thời

MC Nam  

         2- Ông:  Nguyễn Tiến Cương (Lớp B) :  Phó Ban Liên lạc lâm thời

MC Nữ

         3- Ông: Đinh Gia Quẩy (Lớp A), Phó Ban Liên Lạc Lâm thời

MC Nam

4-    Ông: Mai Ngọc Vinh (Lớp C), Phó Ban Liên lạc lâm thời

MC Nữ

         5- Ông: Lê Văn Long (Lớp D), Phó Ban Liên Lạc Lâm thời

MC Nam

6- Bà: Đinh Thị Thao (Lớp A): Ban viên

MC Nữ

         7- Ông: Đặng Chinh Khang (Lớp D), Ban viên

MC Nam

8- Ông: Vũ Văn Đỉnh (Lớp C): Ban viên

Xin được nhiệt liệt chào mừng.

MC Nữ – Một lần nữa xin trân trọng chào mừng và cảm ơn các vị khách quý, các thầy cô giáo đại diện cho địa phương và nhà trường, đã dành thời gian và tình cảm về dự buổi lễ kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và hội ngộ gặp mặt lần thứ ba nhưng đầy đủ nhất Cựu học sinh khoá XI (1971-1974) trường cấp 3 Vĩnh Lộc, Thanh Hoá;

Xin kính chúc các quý vị, các thầy cô cùng gia đình sức khỏe, thành công, chúc cho buổi lễ của chúng ta thêm long trọng và nồng ấm tình người!

(tiếng nhạc đệm theo tiếng vỗ tay nhẹ nhàng)

4/ Diễn văn khai mạc buổi lễ
MC Nam: Trước khi bước vào buổi lễ, kính đề nghị các vị khách quý, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn đứng dậy chỉnh đốn trang phục,…..tất cả chú ý…chuẩn bị….nghiêm…..

MC Nữ: Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh quên mình trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, ba liệt sỹ khoá 1971-1974 đã hy sinh trong thời gian chống Mỹ cứu nước, những thầy cô, 20 bạn bè đồng khoá đã mất…..1 phút mặc niệm bắt đầu……Thôi…..Kính mời tất cả ngồi xuống;

MC Nam  

          Kính thưa các vị khách quý, các bạn cựu học sinh thân mến !

         Người xưa có câu: “Tu trăm năm mới ngồi cùng thuyền, tu nghìn năm mới ngủ chung gối, tu năm đời mới học cùng trường.” Các bạn học của tôi, giữa biển người mênh mông, chúng ta không sớm, không muộn gặp nhau, ba năm cùng trường khổ học, cuối cùng suốt đời không quên được tình bạn, trong sân trường lưu lại dấu chân tuổi thanh xuân của mỗi chúng ta.

MC Nữ

          Thời gian dần trôi qua, sân trường với rặng xà cừ xanh mát xưa đã trở thành dĩ vãng, nhưng mỗi lần nhớ lại thời đi học, ta lại xuyến xao, bồi hồi, xúc động. Đông tây nam bắc, chân trời góc biển, bạn học thân mến, bạn có còn khỏe không? Tình bạn học phổ thông là thuần khiết nhất, mộc mạc nhất, cao quý nhất, xúc động nhất, lãng mạn nhất, kiên cố nhất, vĩnh hằng nhất. Cùng học chung lớp, vui thì cười, giận thì mắng, dỗi hờn thì quay mặt lặng thinh, nóng tính có thể đánh nhau, tính tình ngay thẳng. Hôm nay ngồi nhớ lại chuyện xưa, có lẽ bạn và tôi đều mỉm cười mãn nguyện.

MC Nam

          Không có lợi ích vật chất, không có lợi dụng lẫn nhau, đó là viên ngọc quý mà cuộc sống ban tặng mỗi người: Đó là tình bạn học và cuối cùng họp lớp, họp khối các lớp sẽ trở thành bữa tiệc cuộc sống, để chúng ta sẽ, hoặc chợt nhận ra rằng, dẫu cuộc đời trôi qua như mây khói, nhưng chỉ có tình bạn học là đáng nhớ nhất và vô cùng khó quên.

MC Nữ

Kính thưa các vị khách quý, các bạn đồng học !

      Kể từ ngày 4 lớp học sinh A, B, C, D chúng ta chia tay các thầy, cô, bạn bè, rời mái trường Cấp 3 Vĩnh Lộc thân yêu, đến nay đã thấm thoát 45 năm rồi…Và cũng ngần ấy thời gian, mỗi chúng ta bị cuốn theo dòng xoáy cuộc đời với bao suy nghĩ, lo toan cho cuộc sống, với bao niềm vui, nỗi buồn đáng nhớ và khó quên; Nhưng có một điều chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta không thể quên được những ngày còn học chung dưới mái trường thân yêu này.

MC Nam

          Những hình ảnh, kỷ niệm ngày xưa bất chợt dâng lên trong lòng ta một nỗi niềm bồi hồi, xúc động, và cũng trong những cảm xúc đó, chúng ta mong muốn được trở lại mái trường thân yêu để một lần được gặp lại các thầy, cô thân yêu và các bạn. Hôm nay chúng ta tổ chức buổi họp mặt chính thức lần thứ ba nhưng là lần đầu tiên đông đủ này và cũng là để thỏa lòng những tâm tư, tình cảm đó. Và đây cũng là nguyên do chính của buổi họp mặt hôm nay.

MC Nữ

Kính thưa toàn thể khán phòng !

          Thể theo nguyện vọng của các cựu học sinh trên khắp ba miền Bắc-Trung –Nam Ban Liên lạc lâm thời cựu học sinh khoá XI (1971-1974) long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và hội ngộ gặp mặt lần thứ ba nhưng đông đủ nhất của các cựu học sinh khoá XI (1971-1974)

MC Nam

          Thay mặt Ban tổ chức-Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông: Trịnh Văn Sơn (Trưởng Ban liên lạc Lâm thời) lên trình bày diễn văn Khai mạc buổi Lễ, xin trân trọng kính mời Ông.

Trưởng Ban bước lên sân khấu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu khai mạc của Trưởng Ban khoảng 10 phút.


MC Nam: Xin Trân trọng cảm ơn bài diễn văn đầy ý nghĩa của Ông: Trịnh Văn Sơn, qua bài diễn văn đã giúp chúng ta nhìn lại từng dấu son, điểm nhấn và dấu ấn trong quãng thời gian ba năm học và 45 năm cống hiến trí tuệ và sức lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của các cựu học sinh cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI (1971-1974). Qua đó nắm được nội dung, tôn chỉ mục đích và ý nghĩa cao cả của buổi Lễ kỷ niệm đó là “Trường xưa, bạn cũ”, đó là “gặp gỡ tri ân thầy cô”, đó là “ngày gặp mặt hội ngộ và kết nối liên lạc các cựu học sinh” sau 45 năm xa trường mà chúng ta long trọng tổ chức hôm nay;

5/Báo cáo thành tích đạt được và tri ân thầy cô giáo

MC Nam

45 năm – một chặng đường để nhớ. 45 năm hôm nay chúng em hội tụ về đây để nhớ lại ba năm ngày xưa ngồi học dưới mái trường cấp 3 Vĩnh Lộc, 3 năm một quãng thời gian không phải là dài nhưng cũng đủ để biến tất cả thành kỉ niệm thành yêu thương, thành nỗi nhớ không bao giờ quên;

MC Nữ

Hôm nay là một ngày không thể nào quên đối với tất cả chúng em, những người đã có mặt tại đây để cùng viết thêm những điều tốt đẹp nhất trong ký ức, để nhớ về một thời đẹp nhất của cuộc đời mình, thời học sinh trong sáng, ngây thơ nhưng cũng đầy tinh nghịch.

MC Nam

Để có được những kỉ niệm đẹp của ngày xưa và những thành công của ngày hôm nay chính là nhờ tình yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ của quý thầy cô giáo đã dành cho chúng em, vì vậy 45 năm sau chúng em về đây chẳng biết nói gì hơn, chỉ biết nói lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo, đã dạy bảo tận tình, đã nâng cánh ước mơ cho chúng em từ thuở ấy. Để giờ đây:

“ … qua sông ngoảnh lại thương đò

Xa thầy nỗi nhớ của trò nao nao…”

          Thay mặt Ban tổ chức-Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông: Đinh Gia Quẩy (Phó trưởng Ban liên lạc Lâm thời) lên trình bày báo cáo thành tích đạt được của khoá học sinh 45 năm qua và tri ân thầy cô giáo, xin trân trọng kính mời Ông.

(Ông Quẩy bước lên sân khấu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu, báo cáo thành tích và tri ân thầy cô của ông Quẩy khoảng 8 phút)

MC Nữ: Xin Trân trọng cảm ơn bài phát biểu chi tiết đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử huyện vĩnh lộc, thành tích của các lớp cha ông và đàn anh đã viết lên lịch sử huyện nhà và đóng góp của thế hệ học sinh khoá 1971-1974 trong suốt 45 năm qua của Ông: Đinh Gia Quẩy, qua bài phát biểu đã giúp chúng ta nhìn lại thành tích mà thế hệ khoá XI đã cống hiến trong quãng thời gian ba năm học và 45 năm đã qua-Chân thành cảm ơn ông

6/Phát biểu cảm xúc ngày gặp mặt sau 45 năm

MC Nam  

Kính thưa các vị  khách quý!

         Thời gian có vẻ như trôi nhanh quá, mới hôm nào tất cả chúng ta còn là những cô, cậu học sinh hồn nhiên, vô tư, vừa học, vừa chơi, vừa hát hò và bao nhiêu là trò nghịch ngợm;

MC Nữ

          Vậy mà hôm nay chúng ta gặp nhau đây, đôi khi phải thoáng một chút ngập ngừng mới nhận ra nhau, thời gian đã đưa tuổi 17, 18 đôi mươi về với quá khứ và mang đến cho chúng ta tuổi quá lục tuần cứng cáp và dày dạn kinh nghiệm hơn rất nhiều. Nhưng thời gian không thể làm mờ đi những kỷ niệm của một thời học sinh sôi nổi, vô tư, và hồn nhiên,…
“Ngồi lại cùng nhau những thằng bạn cũ
Nào nâng ly thế sự vần xoay
Mỗi thằng mỗi cảnh,…thôi tuỳ vận
Chỉ thấm tình người với men say”
………………………………
Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông: Nguyễn Đình Thắng (cựu học sinh, doanh nhân thành đạt nhất trong khoá học sinh) lên phát biểu cảm tưởng về buổi gặp mặt hội ngộ này, xin trân trọng kính mời Ông (bài phát biểu kéo dài khoảng 5-8 phút).

MC Nam: Xin Trân trọng cảm ơn lời phát biểu đầy tình cảm học trò thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô đã dạy lứa học sinh chúng ta của Ông: Nguyễn Đình Thắng, qua bài phát biểu đã giúp chúng ta nhìn lại rõ hơn và trân trọng hơn tình nghĩa thầy trò 45 năm trước đây;

MC Nữ

          Chúng ta đã vất vả và kiên trì tìm kiếm nhau và nay đã gặp lại nhau khi tất cả đều đang ở vào chặng cuối của cuộc đời. Quỹ thời gian của chúng ta còn rất ít và đang cạn dần. Vì thế, bây giờ tìm được nhau rồi, chúng ta nhất quyết không rời xa nhau ra nữa mà hãy ngày càng củng cố và thắt chặt hơn tình nghĩa bạn bè. Để tô thắm thêm cho tình thấy nghĩa bạn, làm gương cho thế hệ mai sau Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông: Dương Thanh Lượng (cựu học sinh, thành đạt trên con đường học vấn của khoá học sinh Hiện nay là Giáo sư – Tiến sỹ ngành thuỷ lợi) lên phát biểu cảm tưởng, và kinh nghiệm của bản thân trên con đường học vấn; xin trân trọng kính mời Ông (bài phát biểu kéo dài khoảng 7-8 phút).

MC Nam: Xin Trân trọng cảm ơn lời phát biểu đầy tính chân thật của bạn Dương Thanh Lượng;

(….có thể trưng cầu thêm hai ý kiến về học sinh công tác trong lực lượng vũ trang và Chính quyền địa phương…)

7/ Phát biểu chúc mừng của Lãnh đạo Nhà Trường:

MC Nữ

Vâng, để có được những kết quả đáng trân trọng và tự hào như thế, không thể không nhắc đến hình ảnh và vần tên của TRƯỜNG CẤP 3 VĨNH LỘC THANH HOÁ đã luôn tin tưởng, dạy dỗ, hướng nghiệp, ủng hộ và gắn bó đồng hành cùng với khoá học sinh 1971-1974 mà 150 cựu học sinh hôm nay đại diện trên suốt chặng đường 45 năm công tác và công hiến mồ hôi, xương máu cho tổ quốc. 

MC Nam – Trong không khí trang trọng nồng ấm hôm nay, để nói lên những quan tâm dạy dỗ, truyền thụ kiến thức của Trường đối với khoá học sinh 1971-1974.

Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu và kính mời Thầy……………………..– Nguyên Hiệu trưởng Nhà Trường có bài phát biểu, xin trân trọng kính mời Thầy.

(Nguyên Hiệu trưởng bước lên sân khấu trên nền nhạc đệm

Bài phát biểu khoảng 7 đến 10  phút).

MC Nữ :

Xin trân trọng cảm ơn những lời phát biểu đầy tâm huyết về giáo dục và dành nhiều tình cảm của Thầy hiệu trưởng………………………, trước sự quan tâm, tin tưởng của Trường, Ban liên Lạc chúng tôi xin tiếp thu và ghi nhận những ý kiến quý báu của Thầy và xin cam kết sẽ liên tục cố gắng hơn nữa, ngày càng thắt chặt mối liên hệ giữa học sinh và nhà trường, không những cho thế hệ chúng tôi mà cho cả thế hệ con cháu mai sau;


8/ Báo cáo tình hình hoạt động của Ban Liên Lạc Lâm thời:

MC Nam (MC giới thiệu liền mạch cùng với phần dẫn cảm ơn bài phát biểu của Thầy ……………………………..nguyên hiệu trưởng ở trên)

Kính thưa các vị khách quý, các thầy cô giáo, các bạn đồng học

Để thắt chặt thêm tình cảm đồng học và cụ thể hóa thêm hoạt động của Ban Liên lạc Lâm thời trong những ngày đã qua Ban Tổ chức trân trọng giới thiệu Ông:  Nguyễn Tiến Cương (lớp trưởng B):  Phó Ban Liên lạc lâm thời thay mặt Trưởng Ban Liên lạc Báo cáo tình hình hoạt động Ban liên lạc Lâm thời đến hôm nay 11/8/2019 và công khai tài chính quỹ gặp mặt do ban liên lạc huy động và quản lý đến hôm nay. Xin trân trọng kính mời Ông;

Ông:  Nguyễn Tiến Cương bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Báo cáo của  Ông:  Nguyễn Tiến Cương khoảng 10  phút.

MC Nữ

Xin trân trọng cảm ơn bản báo cáo hoạt động rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm và cụ thể của Ông: Nguyễn Tiến Cương và các thành viên trong Ban liên lạc Lâm thời; Đặc biệt Ban liên lạc đã xin cam kết sẽ liên tục cố gắng hơn nữa, ngày càng thắt chặt mối liên hệ giữa các thành viên là cựu học sinh của khoá học và nhà trường;

9/ Một số việc phát sinh (nếu có)

10/ Phát biểu của Thầy …………………………..trực tiếp dạy học khoá XI (1971-1974)

MC Nam

          Hòa theo dòng chảy thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, những người từng dạy học tại trường cấp 3 Vĩnh Lộc, đặc biệt là những thầy cô từng đứng lớp dạy khoá học sinh 1971-1974 đã đóng góp công sức truyền thụ kiến thức cho rất nhiều thế hệ học sinh, cho mảnh đất Vĩnh Lộc địa linh nhân kiệt và cũng là những người đến tham dự Kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và gặp mặt của các cựu học sinh hôm nay, nhằm đánh dấu một chặng đường của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá mà bản thân đã công tác.

MC Nữ

          Chặng đường tuy chưa đủ để viết nên lịch sử nhưng cũng tương đương với 1 thế hệ con người; Buổi gặp gỡ cũng là điểm hẹn gắn kết tình cảm đồng nghiệp của bao nhiêu mái đầu, cùng hồi tưởng câu chuyện cũ, gặp gỡ cùng ôn lại quãng đường làm nghề trồng người; Buổi gặp mặt này cũng là dịp để giao lưu, thăm hỏi, động viên, trao đổi kinh nghiệm dạy và học….Đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của lớp người giáo dục đầu tiên đến với trường Cấp 3 Vĩnh Lộc, đại diện cho các vị tiền bối có chuyên môn có tầm và có tâm trong chuyên ngành giáo dục;

MC Nam

          Ban tổ chức trân trọng giới thiệu Thầy …………….: Nguyên Giáo viên chủ nhiệm lớp ……………dạy bộ môn…………….. có bài phát biểu Cảm tưởng …..

-Xin trân trọng kính mới Thầy………………………;

Thầy …………. bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu của Thầy …………….. khoảng 6-8 phút.

MC Nữ: Xin chân thành cảm ơn bài phát biểu của Thầy …………….. về tình cảm trân trọng của Thầy đối với thế hệ học sinh chúng tôi, với đồng nghiệp của thầy, thế hệ chúng em xin tiếp thu những lời thầy đã căn dặn và chia sẻ;

11/ Phát biểu cảm tưởng của cựu học sinh

            MC Nam: Dù rằng kể từ ngày rời mái trường cấp 3 Vĩnh Lộc, chúng ta như đàn chim tung cánh mỗi đứa một nơi, mỗi người một công việc với bộn bề những lo toan thường nhật, cũng có nhiều bạn thành công, gặp nhiều may mắn nhưng cũng có bạn trước mắt vẫn còn khó khăn, vất vả và cần được chia sẻ.

        MC Nữ: Nhưng chắc hẳn rằng trong sâu thẳm trái tim, chúng ta vẫn luôn mong mỏi cho một ngày gặp mặt, để được cùng nhau trở về mái trường xưa, ngồi ôn lại một thời đèn sách, một thời tuổi trẻ trong sáng với đầy ắp những ước mơ; Để tất cả mọi người trong khán phòng được nghe cảm tưởng của cựu học sinh về dự buổi lễ hôm nay;

        MC Nam: Thay mặt Ban tổ chức tôi xin trân trọng giới thiệu cựu học sinh………………….. có đôi lời phát biểu cảm tưởng-Xin trân trọng kính mời  Chị…………………….

Chị……………………….bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu của chị …………….khoảng 5 phút.

        MC Nữ: Xin chân thành cảm ơn phát biểu cảm tưởng của Chị ………..về tình cảm trân trọng của học sinh trong lứa tuổi 18, đôi mươi, của trò đối với Thầy trong những ngày đất nước còn nhiều khó khăn, dù đã 45 năm trôi qua tình cảm đó vẫn còn hiện hữu như chúng ta mới trải nghiệm hôm nào;

12/ Lễ trao quà tri ân cho các thầy cô giáo

MC Nam

Thầy cô chắp cánh ước mơ

Cha mẹ chắp cánh cho đời bay xa

Tương lai danh vọng ngày mai đó

Có được hay không tuổi học trò !

          Hôm nay chúng ta các cựu học sinh xin được tri ân các thầy cô giáo, dẫu cho hoàn cảnh có khó khăn, thiếu thốn bao nhiêu về mặt vật chất, nhưng thầy cô đã rất tâm huyết và nhiệt tình không những truyền thụ cho chúng ta đầy đủ các kiến thức theo chương trình, mà còn tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh về ý chí, về nghị lực, về tư duy cuộc sống; Thầy cô đã cho chúng ta bài học về tinh thần trách nhiệm, bài học về Tình và Nghĩa về cách làm người, làm thầy trước các thế hệ con cháu và học sinh.

MC Nữ: Vâng ! Thật đúng là như vậy-Nhìn lại chặng đường 45 năm qua, càng tự hào bao nhiêu, chúng ta càng phải có trách nhiệm bấy nhiêu đối với sự nghiệp giáo dục vẻ vang mà các thế hệ đi trước đã xây dựng nên giao phó cho chúng ta, thông qua chúng ta giao lại cho thế hệ con cháu chúng ta mai sau.

MC Nam: Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập văn hóa-giáo dục toàn cầu hiện nay đã, đang và sẽ gây sức ép hàng ngày về giáo dục lên chính những người ông người bà phụ huynh học sinh như chúng ta; Vì vậy, chúng ta phải đồng tâm, hiệp lực, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện cho được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”;

MC Nữ: Có như vậy chúng ta mới xứng đáng được gọi là tri ân các thế hệ giáo dục đi trước của huyện nhà, tỉnh nhà Thanh Hoá và đất nước;

MC Nam: Kính mời các thầy cô giáo lên sân khấu nhận quà, (MC Nam  đọc tên từng người theo danh sách đính kèm)-BTC Xin trân trọng kính mời:

Thầy:

Thầy:

Thầy:

Cô:

Cô:

Thầy:

Thầy:

Cô:

……………………………………

-Xin trân trọng kính mời Ông:  Trịnh Văn Sơn, Ông Nguyễn Đình Thắng,lên trao quà tri ân lưu niệm cho các Thầy cô giáo dạy khoá 1971-1974 -Kính mời Ông

(Hai ông: Trịnh Văn Sơn và Nguyễn Đình Thắng, bước lên sân khấu trên nền nhạc đệm-Một nữ cựu học sinh đưa quà đặt trên khay phủ vải điều-ông: Trịnh Văn Sơn và Nguyễn Đình Thắng, trực tiếp trao, vừa trao vừa ghi hình lưu niệm-Lễ trao quà diễn ra khoảng 7 đến 10  phút). 

MC Nam –Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo vào sự nghiệp phát triển và lớn mạnh của ngành giáo dục huyện Vĩnh Lộc, tỉnh nhà Thanh Hoá và đất nước (tất cả vỗ tay)

(Phóng viên chụp hình lưu niệm)

13/ Giao lưu chụp hình lưu niệm (Chia thành nhiều đợt chụp hình)

MC Nam-Để ghi nhớ khoảnh khắc thiêng liêng và long trọng này thay mặt Ban tổ chức xin trân trọng kính mời các vị khách quý, các bạn cựu học sinh đồng học tổ chức chụp hình theo từng Lớp, hoặc từng địa phương đang sinh sống;

Đợt 1: Xin trân trọng kính mời Ban Liên Lạc Lâm thời;

MC Nữ

Đợt 2: Kính mời các nhà tài trợ lớn cho buổi gặp mặt hiếm có này

MC Nam

Đợt 3: Kính mời các thầy cô giáo đã đồng hành cùng các cựu học sinh trong ba năm học tại trường tại lớp;

MC Nữ

Đợt 4: Kính mời tất cả lớp a

MC Nam

Đợt 5: Kính mời Thầy cô giáo chụp chung với cả lớp a

Đợt 6: Kính mời tất cả lớp b

MC Nam

Đợt 7: Kính mời Thầy cô giáo chụp chung với cả lớp b

Đợt 8: Kính mời tất cả lớp c

MC Nam

Đợt 9: Kính mời Thầy cô giáo chụp chung với cả lớp c

Đợt 10: Kính mời tất cả lớp d

MC Nam

Đợt 11: Kính mời Thầy cô giáo chụp chung với cả lớp d

MC Nữ

Đợt 6: Kính mời Nam, Nữ trong lớp chụp riêng để ôn lại kỷ niệm xưa;

MC Nam

Đợt 7: Kính mời các thầy cô chụp với Nam cựu sinh viên

MC Nữ

Đợt 8: Kính mời Các thầy cô chụp với các cựu nữ sinh viên

MC Nam

Đợt 9: Kính mời lớp trưởng chụp với các cựu sinh viên trong ban liên lạc cũ và mới

MC Nữ

Đợt 10: Kính mời chụp hình tự do;

MC Nam

Đợt 11: Kính mời …….

MC Nữ

Đợt 12: Kính mời Ban Liên lạc chụp với khách mời

14/Diễn Văn Bế mạc của Ban Liên Lạc

MC Nam-Kính thưa quý vị khách quý, các bạn cựu học sinh đồng học, Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, sau mỗi lần gặp gỡ là những phút chia ly, có chăng cái còn đọng lại mãi mãi về sau đó là tình bạn đã được chúng ta xây dựng nên ở mái trường cấp 3 Vĩnh Lộc thắm đượm kỷ niệm này; Thay mặt ban tổ chức Xin cảm ơn sự có mặt của các thầy cô trường cấp 3 Vĩnh Lộc Thanh Hoá, Cảm ơn các bạn cựu học sinh khoá XI (1971-1974) trong ban liên lạc đã nhiệt tình chuẩn bị và làm tất cả các điều kiện vật chất, tinh thần …để chúng ta có được buổi lễ kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ cảm động hôm nay … Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ông: Nguyễn Tiến Cương (cựu lớp trưởng lớp 10b), Thay mặt cho Ban Liên lạc sẽ có bài diễn văn cảm ơn và bế mạc buổi lễ, xin Trân Trọng kính mời Ông.

(Ông: Nguyễn Tiến Cương bước lên sân khấu trên nền nhạc đệm-  phát biểu bế mạc và cảm ơn quý khách khoảng 6  đến 7  phút). 

MC Nam -Xin cảm ơn Ông: Nguyễn Tiến Cương (cựu lớp trưởng lớp b, cảm ơn các anh, chị trong Ban Liên lạc, cám ơn các quý khách, các thầy cô giáo và cựu học sinh đồng học cấp 3 Vĩnh Lộc khoá 1971-1974 trên khắp mọi miền đất nước đã về dự lễ kỷ niệm, buổi gặp mặt hội ngộ hôm nay; Kính chúc mọi người sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc;

15/ Dùng cơm thân mật và toạ đàm gặp gỡ, giao lưu văn nghệ

MC Nam-Vâng thế là buổi Lễ long trọng, và buổi gặp mặt hội ngộ hôm nay đã đến giờ kết thúc, kính đề nghị tất cả quý vị khách quí, các bạn đồng học trong khán phòng nghỉ giải lao trong ít phút và dùng cơm thân mật, giao lưu văn nghệ với Ban Liên lạc ngay tại Hội trường này;

MC Nữ -Một lần nữa, thay mặt cho Ban Liên lạc cựu học sinh khoá XI (1971-1974) xin cảm ơn sự có mặt của các bạn, cảm ơn nguyên các cấp lãnh đạo của Trường, các giáo viên đã nghỉ hưu, cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường hiện nay đã tạo mọi điều kiện cũng như dành thời gian về dự ngày lễ trọng thể kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và Hội ngộ đông đủ nhất cựu học sinh khoá 1971-1974 lần này, Kính chúc các quý vị khách quý, Quý thầy cô giáo và các bạn sức khoẻ, hạnh phúc, an khang, thịnh Vượng!

HẾT

DIỄN VĂN KHAI MẠC

LỄ KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY XA TRƯỜNG VÀ GẶP MẶT LẦN THỨ NHẤT CỰU HỌC SINH KHOÁ XI (1971-1974)

Kính Thưa Các vị khách quý,

Thưa toàn thể các bạn học sinh đồng học tham dự Buổi Lễ kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ hôm nay;

      Hôm nay ngày 11/8/2019 chiếu theo nguyện vọng của toàn thể cựu học sinh cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI (1971-1974) hiện đang sinh sống và làm việc trên khắp  mọi miền đất nước; Ban Liên lạc lâm thời của khoá cựu học sinh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày xa trường và gặp mặt cựu học sinh đồng học khoá 71-74 lần thứ nhất;

      Thay mặt Ban Liên Lạc Lâm thời, với tình cảm trân trọng, tôi xin nhiệt liệt chào mừng trên 150 cựu học sinh khoá 71-74 trường cấp 3 Vĩnh Lộc Thanh hoá hiện công tác và sinh sống trên khắp mọi miền đất nước đã có mặt tại khán phòng dự buổi Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày xa trường và gặp mặt toàn thể cựu học sinh đồng học cấp 3  khoá XI lần thứ ba nhưng đông đủ nhất Hôm nay;

     Chúng ta nồng nhiệt chào mừng sự có mặt của các Thầy cô nguyên là lãnh đạo là giáo viên của Trường cấp 3 Vĩnh Lộc qua các thời kỳ cũng về dự buổi Lễ và gặp mặt toàn thể cựu học sinh hôm nay;

     Ban Liên lạc Lâm thời chân thành chào mừng và cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất của các thầy cô trong ban lãnh đạo nhà trường, các giáo viên hiện đang giảng dạy tại trường THPT Vĩnh Lộc hiện nay cũng về dự buổi Lễ với tất cả chúng ta hôm nay;

      Kính Thưa quý vị đồng nghiệp,

Trong ca dao dân ca có một câu thơ:

Một dòng đời – một dòng sông

Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ

Muốn qua sông phải lụy đò

Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa      

Xã hội Việt nam bao đời nay đã tôn vinh người thầy, người đưa đò, người trồng cây, người gieo mầm ước mơ, không chỉ qua thơ ca, nhạc kịch mà còn thấm sâu vào cuộc sống thường ngày của mỗi người dân Việt nam từ trí thúc cho đên nông dân, thợ thủ công, từ thành thị đô thành cho đến nông thôn hẻo lánh và văn hóa nho giáo “nhất tự vi sư-bán tự vi sư” lưu truyền trong nhân gian có cả ngàn năm;

Kính thưa các vị khách quý thưa các bạn

        Tại buổi lễ kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và gặp mặt hội ngộ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe ý kiến phát biểu đầy tâm tư và nguyện vọng của các thầy cô trong trường, nghe những căn dặn đầy trách nhiệm đối với thế hệ trẻ của các nguyên lão trí thức lâu năm của ngành giáo dục Huyện nhà; Nghe phát biểu về kinh nghiệm thành công trong công tác và tri ân thầy cô của các cựu học sinh trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Giáo dục, quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền địa phương; Nghe bày tỏ tâm tư nguyện vọng về tình cảm xa quê, xa trường của các cựu học sinh khoá 71-74 nghịch ngợm nhưng rất đỗi yêu thương và lắng nghe cả những điều chưa nói được với nhau trong suốt 45 năm đã qua của những đôi lứa xưa kia chót yêu trộm nhớ thầm-Trên tinh thần đó, tôi đề nghị các cựu học sinh tham dự buổi lễ và Gặp mặt lần thứ nhất làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, dân chủ, trách nhiệm cao, tham gia có hiệu quả vào chương trình đã định, góp phần tạo nên sự thành công của buổi Lễ kỷ niệm và Gặp mặt cự học sinh đồng học;.

      Với niềm tin sâu sắc vào thành công, vào tình cảm đồng học, thay mặt Ban Liên lạc lâm thời cựu học sinh khoá XI (1971-1974) trường cấp 3 Vĩnh Lộc, tôi xin tuyên bố khai mạc Lễ Kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và Gặp mặt toàn thể cựu học sinh đồng học khoá 1971-1974;

      Kính chúc các bạn học và các vị khách quý sức khoẻ, hạnh phúc.

      Chúc Lễ kỷ niệm và Buổi hội ngộ bạn cũ thành công tốt đẹp./.

                                                                           Ban Tổ chức

BÁO CÁO THÀNH TÍCH VÀ TRI ÂN THẦY CÔ CỦA KHOÁ HỌC SINH 1971-1974

Kính Thưa Các vị khách quý,

Kính thưa thầy cô giáo

Thưa toàn thể các bạn học sinh đồng học tham dự Buổi Lễ kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ hôm nay;

Từ ngôi trường cấp 3 Vĩnh Lộc thân yêu, lứa học sinh 1971-1974 chúng ta đã ra đi muôn phương, theo tiếng gọi của non sông, đất nước và của cuộc mưu sinh. Có người thành đạt, có người vẫn chưa có được cuộc sống như ý. Có người tha hương lận đận, có người thành công ngay trên mảnh đất Vĩnh Lộc quê hương đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ này. Nhưng hôm nay, bỏ lại sau lưng tất cả những ưu tư hằng ngày, chúng ta đã về đây để sum vầy, để tay trong tay, miệng cười mà nước mắt chợt rưng, sống mũi thấy cay cay…45 năm như một khoảnh khắc vụt qua tưởng đâu một sự phi lý vô cùng. Những trò vui nghịch ngợm thuở nào, thoáng chốc đã lùi sâu dĩ vãng.

Nhưng hôm nay chúng ta đã trở về. Từ một ý tưởng, từ sự quyết tâm, từ sự đồng thuận cao cả, từ những nỗ lực tuyệt vời của tất cả chúng ta, để có ngày đoàn tụ hôm nay, một giây phút rồi sẽ ghi sâu vào tâm khảm mỗi chúng ta trong những tháng ngày sau. Sự hiện diện của mỗi chúng ta hôm nay là một minh chứng cho quan điểm: không có gì là bất khả khi chúng ta quyết tâm và đồng thuận, nỗ lực hết mình.

Ngay từ những năm đang còn ngồi trên ghế nhà trường, một số học sinh khoá 1971-1974 đáp lời kêu gọi của Đảng và Bác hồ kính yêu đã cùng cha, anh lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…….” Vì sự nghiệp “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, trong số các bạn đã tham gia đánh Mỹ thời khói lửa 71-75 có ba bạn đã trở thành Liệt Sỹ, một số bạn là thương binh; Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam XHCN “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” từ sau ngày giải phóng miền nam cho đến nay lứa học sinh 1971-1974 đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước tham gia chiến đấu ở chiến trường CamPuchia 1978, biên giới phía Bắc 1979, học tập, giảng dạy, công tác ở lực lượng vũ trang, các cơ quan, ban ngành của nhà nước, lao động sản xuất ở các địa phương, xây dựng công trình điện 500KV, các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, trồng rừng, xây dựng các bản làng kinh tế mới, các nông, lâm trường, trang trại cà phê, cao su, hồ tiêu trên đất Tây Nguyên, Tây Bắc xa xôi…Khoá học sinh 1971-1974 dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc trong bất cứ lĩnh vực gì cũng đều phát huy tốt truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông quê Vĩnh Lộc; Vĩnh Lộc Thanh hoá từ xa xưa đã là vùng đất “Địa linh- Nhân kiệt” của xứ Thanh anh hùng. Cha, Ông của những người con Vĩnh Lộc đã không ngừng hun đúc nên truyền thống yêu nước, anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm và dày công kiến thiết đất nước từ nhiều thế kỷ trước… Vĩnh Lộc thời nhà Trần là thái ấp của Lê Tần, một danh tướng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, đến cuối đời nhà Trần cuối Thế kỷ 14, Vĩnh Lộc xuất hiện tướng tài Trần Khát Chân danh nhân đất Việt, quê Làng Hà Lương, xã Vĩnh Thành, người đã có công giúp vua Trần dẹp giặc Chiêm Thành, giết chết vua nước Chiêm-Chế Bồng Nga bảo vệ nước Đại Việt thoát khỏi sự xâm lăng của giặc Chiêm phương Nam. Cũng trong thời gian đó khi nhà Trần suy yếu có Hồ quý Ly (Tức Lê Qúy Ly) cháu nuôi đời thứ tư của Gia đình Đại thần họ Lê (Tuyên uý Lê Huấn Triều Trần) xứ Đại Lại (Vĩnh Lộc Ngày nay) Thanh hoá xây dựng Thành Nhà Hồ (Thôn Tây Giai) chống giặc Minh, phế triều Trần lập nên triều Hồ và đổi tên nước Đại Việt thành nước Đại Ngu (1400-1407). Hồ Qúi Ly có nhiều cải cách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá canh tân đất nước, được sử sách ghi lại như một Danh nhân, anh hùng dân tộc thời Hậu Trần. Đầu Thế kỷ 15 Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh, trong hội thề Lũng Nhai (19 người) tại rừng núi Lam Sơn lịch sử, Vĩnh Lộc cũng có 2 người con anh hùng là tướng tài của Lê Lợi tham gia đó là Trịnh Khả (Vĩnh Hoà) và Vũ Uy (chưa rõ thuộc xã nào) sau này được phong tặng ấn, kiếm sắc phong và là Công thần dựng nước của Triều Hậu Lê. Thời Lê Trung Hưng có Trịnh Kiểm (người Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc) là võ quan anh dũng kiệt xuất đã có công cùng “Nguyễn Kim” người Gia Miêu-Hà Trung – Thanh Hoá giúp vua Lê dẹp giặc Ai Lao, sau này con cháu đánh tan Triều Mạc lấy lại Giang sơn gấm vóc cho Nhà Lê sau hơn 60 năm Nhà Mạc nắm giữ. Danh tướng cùng Thời Trịnh Kiểm còn có Thái tể Hoàng Đính Ái quê Vĩnh Hùng, cùng với Trịnh Kiểm diệt nhà Mạc lập lại nhà Lê và cùng với Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) Phò vua Lê lập lên phủ Chúa Trịnh truyền đến 11 đời Chúa, kéo dài gần 249 năm trong lịch sử Việt Nam. Đất Bồng Trung Vĩnh lộc nổi tiếng là đất học của xứ Thanh, vùng đất này xưa kia được cha ông xếp ngang với các vùng đất học nổi tiếng so với các vùng Kinh Bắc, nam sông Hồng, sông Cả.

“Bắc cổ Am, Nam Hành Thiện

 Nghệ Đông Thành, Thanh Đông Biện”

Theo sử sách ghi lại ở đất này triều Lê có cụ Đỗ Thiện Chính đậu Hoàng giáp và 8 Hương cống (cử nhân). Triều Nguyễn có cụ Tống Duy Tân đậu tiến sĩ, cụ Đỗ Thiện Kế đậu phó bảng và 31 cử nhân.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp có các anh hùng được lịch sử ghi danh như Tống Duy Tân (Vĩnh Hùng), Du kích đầu tiên ở Chiến khu Ngọc Trạo có Phạm Văn Hinh (Vĩnh Long), Lê Trọng Quỷnh (Thổ phụ-Vĩnh Tiến), Đặng Văn Hỷ (Vĩnh Thành),…. Kháng chiến chống Mỹ có Anh Hùng Vũ Ngọc Đỉnh (Vĩnh yên), Lê Hữu Hãnh, Mai xuân điểm (Vĩnh Tân) và trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam XHCN ngày nay Vĩnh Lộc cũng không thiếu những người con ưu tú trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, Khoa học kỹ thuật, Văn hoá – Xã hội, điển hình như Trung Tướng: Nguyễn Trọng Vĩnh (Thổ phụ-Vĩnh Tiến), PGS-Tiến sỹ, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học New York (Hoa Kỳ) Nguyễn Sức-Làng Don Hạ, Vĩnh Yên, NSND Tiến Thọ, NSƯT Kim cúc, Tiến Anh, Nhà văn Phạm Hoa (Thọ Đồn Vĩnh Yên), Nhà Thơ Huy Trụ (Vĩnh Hùng) và hàng chục Giáo sư, Tiến sỹ khoa học khác đã có nhiều công lao đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam XHCN hôm nay. Tên tuổi của họ không chỉ được sử sách ghi lại cho muôn đời con cháu mai sau học tập mà còn là tên đường, tên phố, tên trường trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vì công lao dựng nước, gìn giữ và xây dựng đất nước ở trên, huyện Vĩnh Lộc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu huyện Anh Hùng và nhiều xã Anh Hùng như Vĩnh Long, Vĩnh Hùng,…

Là con, cháu của quê hương đất mẹ Vĩnh Lộc – “Thủ phủ Tây Đô nước Đại Ngu” xưa kia, “huyện Anh Hùng thời nay” Lứa học sinh cấp ba khoá XI (1971-1974) đã cống hiến xương máu cho tổ quốc trong ba cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, trong lĩnh vực xây dựng tổ quốc suốt 45 năm đã qua nhiều bạn ở lại cống hiến cho lực lượng vũ trang (Công an, quân đội) nay đã về hưu hầu hết đều với quân hàm Đại tá, thượng tá; Một số bạn thành danh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã trở thành Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sỹ trong lĩnh vực y tế-giáo dục và kinh tế, một số bạn thành danh trong lĩnh vực doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm và sản phẩm mới cho xã hội, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống vinh quang rạng ngời sử xanh của cha, ông đồng thời đánh giá cao thành tích cống hiến cho quê hương, đất nước của thế hệ chúng ta. Hôm nay trong tâm trạng của những người ra đi trở về trường cũ sau 45 năm xa cách chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động nghĩ về công ơn của thầy cô và sự hun đúc truyền thống của quê hương đối với thế hệ chúng ta; Chúng ta nguyện ghi nhận và giáo dục tiếp thế hệ con cháu kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của huyện Vĩnh Lộc Anh Hùng;

Kính thư quý thầy cô, kính thưa các bạn

Khoá học cựu học sinh 1971-1974 đến nay tuổi đã ngoại lục tuần, đã nên ông, nên bà và còn có rất nhiều điều muốn nói, tuy nhiên hãy để tiếng lòng tự đến cùng nhau. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã hiện diện cùng chúng em trong ngày vui hôm nay. Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống. Chúc ngày họp mặt của chúng ta mãi mãi trở thành dấu ấn đẹp đẽ không phai mờ trong tâm tưởng của mỗi chúng ta, những giây phút thăng hoa cảm xúc để mai đây trở về với cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thêm nguồn động lực cho sự vươn tới tương lai.

Cuối cùng Tôi xin Chúc các thầy cô giáo, các vị khách quý các bạn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt !

Đại diện BLL

DIỄN VĂN BẾ MẠC

LỄ KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY XA TRƯỜNG VÀ GẶP MẶT LẦN THỨ NHẤT CỰU HỌC SINH KHOÁ XI (1971-1974)

Kính Thưa Các vị khách quý,

Thưa toàn thể các cựu học sinh học chung một khoá 1971-1974

      Sau hơn một buổi làm việc sôi nổi, khẩn trương đầy tinh thần trách nhiệm. Lễ Kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và Gặp mặt cựu học sinh đồng học khoá XI (1971-1974) đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Thực sự là một buổi Lễ Long trọng mang nặng dấu ấn “bạn cũ, trường xưa”-“Tôn sư,Trọng đạo”

Thành công của Buổi Lễ và Hội ngộ là công sức đóng góp của hơn 150 cựu học sinh mà nòng cốt và chủ lực là Ban liên lạc Lâm thời cựu học sinh cấp 3 Vĩnh Lộc khoá XI (1971-1974) và các nhà tài trợ tài chính cho buổi lễ; Thành công của Lế Kỷ niệm, của ngày hội toàn thể cựu học sinh đồng học là thành công chung của tất cả cựu sinh viên chúng ta;

      Chúng ta đã phấn khởi và vinh dự được đón tiếp thầy ………………… – Nguyên Hiệu trưởng Nhà Trường đã quan tâm dành thời gian đến dự và dành nhiều tình cảm cũng như sẻ chia kiến thức và kinh nghiệm giáo dục chuyên ngành cho Lễ Kỷ niệm và buổi hội ngộ hôm nay. Thay mặt Ban tổ chức tôi xin cảm ơn sự quan tâm to lớn của các vị khách quý, các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy khoá cựu học sinh và Ban giám hiệu nhà trường THPT Vĩnh Lộc, bạn bè gần xa, đã dành thời gian và tình cảm cho Buổi gặp mặt Hội ngộ toàn thể cựu học sinh và Lễ Kỷ niệm.

Kính thưa các thầy cô giáo, quý vị khách quý !

Thưa các bạn cựu học sinh thân mến

      Trong thời gian diễn ra buổi Lễ, các cựu học sinh chung lớp đồng khoá và quý vị đã được Ban liên lạc Lâm thời trao tặng vật kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và gặp mặt, nghe Tổng kết đánh giá về thành tích đạt được trong suốt 45 năm xa trường cống hiến của các thành viên trong khoá học sinh cho tất các các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh nhà và đất nước; Đồng nghiệp đã nghe Thông tin tài chính quỹ hội Lâm thời đến ngày 11/8/2019, tham gia vào báo cáo Tổng kết hoạt động của Ban Liên lạc lâm thời và ngắn hạn (22/9/2018-11/8/2019) và nghe tuyên bố giải tán ban liên lạc Lâm thời khi hết hạn ngay sau buổi lễ này.

Kính thưa các vị khách quý

Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn đồng học !

      Đến giờ phút này, Lễ kỷ niệm và Gặp mặt cựu học sinh đồng học đã thành công tốt đẹp. Thành công này có sự đóng góp to lớn của toàn thể cựu học sinh; Chúng ta cảm ơn những đóng góp to lớn của các bạn, những nhà tài trợ vàng, bạc, đồng và đặc biệt là tất cả các cựu học sinh học 4 lớp A, B, C, D trong khoá của chúng ta.

      Với niềm vui của sự thành công, niềm tin tưởng vào sự đồng thuận và tình cảm của tất cả các cựu học sinh, thay mặt Ban tổ chức tôi xin tuyên bố bế mạc Lế Kỷ niệm 45 năm ngày xa trường và Gặp mặt cựu học sinh đồng học khoá XI (1971-1974);

     Chúc các thầy cô giáo, các vị khách quý, các đồng nghiệp, các bạn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt !

 

LÀNG MÔNG PHỤ (ĐƯỜNG LÂM) – XƯA VÀ NAY

Bài của Nguyễn Xuân Diện
                                                                Tháng 6/1997
Xin được bắt đầu câu chuyện về làng cổ Mông Phụ từ những cái giếng của làng quê ấy. Làng có 5 xóm, mỗi xóm có một cái giếng khơi quanh năm nước đầy và trong được xây bằng đá ong loại tốt nhất. Mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định vị bởi những giai thoại rất thú vị. Một cái giếng có tấm bia khá lớn dựng ngay bên cạnh, đề bốn chữ “Nhất phiến băng tâm” (lấy chữ từ Đường thi) nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng. Một cái giếng khác có bia ghi về việc sửa giếng vào năm 1705 mà bài bi ký ấy lại do một vị Tiến sĩ chấp bút. (Ghi lại một việc sửa giếng cũng nhờ tay một ông Nghè, xem thế, đủ biết giếng làng quan trọng đến như thế nào). Còn một cái giếng kia thì lại là khởi nguồn cho một câu chuyện thi vị. Giếng ấy, xưa kia có một cái gầu múc nước dùng chung cho cả xóm. Trai gái làng đã khéo hò hẹn nhau qua một mối dây gầu. Chiều chiều đi gánh nước, người con trai kia đã ngấm ngầm thắt một nút trên sợi dây gầu. Và họ đã nhận ra tín hiệu của nhau. Một mối dây gầu thắt lại, ấy là hò hẹn, là dấu hiệu đêm ấy họ gặp gỡ nhau ở điểm đã hẹn. Đêm ấy, có một cô gái trốn nhà đi chơi. Mối dây gầu như một thông điệp, như thắt chặt mối tình của đôi người yêu nhau nơi thôn dã. Mối dây nên vợ nên chồng, nên ông nên bà cả trăm năm.
Nước giếng Hè, giếng Giang là ngọt hơn cả, nên nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước ở các giếng đó về dùng. Người ta đồn rằng như vậy đôi bạn trẻ kia sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Khi nghe tôi kể về những cái giếng đá ong trứ danh ấy, một ông bạn của tôi cứ khăng khăng bảo rằng thủy thổ như vậy, tất phải là đất chuộng văn học và phải là nơi phát khoa danh, văn hiến truyền đời.
Cách thị xã Sơn Tây yên bình và xinh đẹp 4 km, có một con đường đất dài gần 1 km, dẫn từ đường quốc lộ 32 vào một cổng làng cổ kính nằm bên gốc đa già: Cổng làng Mông Phụ. Trên con đường non một cây số ấy, nếu ta gặp được một người hay chuyện, thì ta cũng biết được khối chuyện để rồi đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nào gò Yên Ngựa, gò Núm Chiêng, gò Tang Trống, nào gò Mũi Dáo, Mũi Mác… như đặt như bày, cùng sóng hàng hai bên lối đi với khí thế hùng hậu.
Xa xa là núi Tản mờ xanh đỉnh quyện khói mây mà những đồi xa đồi gần như đàn rùa khổng lồ chầu non thiêng của Đức Tản Viên. Văn Miếu tỉnh Sơn, làng cũ của Ngô Vương và Phùng Bố Cái quanh quất kề bên, mà đền Và thờ Thánh Tản Viên, miếu Mèn thờ mẹ Hai Bà Trưng chỉ là láng giềng gần.
Làng Mông Phụ có ngôi đình thật to. Đình làng Mông Phụ là chốn hội nhân, vì nó là đầu mối giao thông lớn của cả làng. Nhiều nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật đã về nghiên cứu ngôi đình này. Riêng cái xích hậu (một hạng mục trong tổng thể kiến trúc của đình) cũng đã làm cho một vị giáo sư phải bóp trán suy nghĩ tính toán mất mấy ngày về tên gọi, chức năng sử dụng của nó. Một học giả nước ngoài thì sung sướng khi phát hiện ra rằng, đình Mông Phụ là mối giao thông, vậy mà kẻ qua người lại chẳng có ai quay lưng thẳng lại với tòa đại đình cả. Đình Mông Phụ hiện còn giữ được nhiều tự khí cổ có giá trị về mỹ thuật.
Ngay cạnh đình là nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, vị sứ thần đã làm rạng danh cho đất Việt vào dịp tuế cống nhà Minh năm 1638. Trong nhà thờ hiện còn đầy đủ cả bia đá, biển đề và tự khí cổ truyền. Hàng năm, ngày giỗ Thám hoa Giang Văn Minh vẫn cứ là ngày giỗ lớn của cả họ Giang. Nhà thờ hiện còn đôi câu đối ca ngợi tiếng thơm của Giang Thám hoa và ca ngợi lễ nghĩa, phong tục của làng Mông Phụ.
Lễ nghĩa bách niên Mông Phụ ấp
Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn.
(Trăm năm lễ nghĩa làng Mông Phụ
Ngàn thuở danh thơm cửa Thám hoa).
Xa xa, giữa cánh đồng kia là đình Giang (còn gọi là quán Giang), nơi quàn linh cữu của Thám hoa trước khi an táng Người. Chuyện rằng: Khi sang sứ nhà Minh, ông đã đối đáp khảng khái, giữ được quốc thể, nên đã bị vua Minh sai người mổ bụng để xem bên trong có đúng là có một túm lông ở trong lá gan không. Ông đã không tránh được cái chết dưới lưỡi dao đồ tể và mưu đồ hại người tài của vua quan nhà Minh.
Thi hài của Giang Thám hoa được chuyển về nước. Ngựa trạm từ cửa ải Lạng Sơn về báo với dân làng Mông Phụ và triều đình từ 6 tháng trước khi mang được quan tài ông về đến quê. Trong 6 tháng ấy, những người dân địa phương đã đào đá ong xây một ngôi nhà để đón linh cữu của ông. Ngôi nhà ấy có 8 cột đá ong nguyên khối, khi dựng cột phải cần đến mấy chục trai đinh khỏe mạnh mới có thể làm được.
Ngoài nhà thờ họ Giang, các dòng họ khác đều còn giữ được nhà thờ Tổ, là nơi quy tụ anh linh tiên liệt và giáo dục truyền thống gia tộc. Nhiều vị danh nhân tên tuổi rạng rỡ nơi khoa giáp, hiển hách chốn triều chính xưa đã xuất thân từ các dòng họ này.
Người dân làng Mông Phụ hiền lành, chất phác, cư xử rất trọng lễ nghĩa. Cái thiên tính ấy có thể biết được mỗi khi chúng ta giao tiếp với họ. Người làng Mông Phụ nói bằng thứ tiếng nặng nặng của mình. Mông Phụ là một trong bốn làng nằm trên một cái gò đất rộng. Trên cái gò đất ấy, bốn làng cùng chung cả thủy, thổ, vậy mà cách phát âm của mỗi làng ấy vẫn cứ khác nhau. Dân làng Mông Phụ có nếp sống riêng và tiếng nói thô và nặng chất Việt cổ. Đến bây giờ tiếng làng vẫn được dân làng bảo trọng, giữ gìn. Các cụ già trong làng cho rằng, người dân dù tha phương nơi đất khách quê người, dù lưu lạc nơi góc bể chân trời, mà khi trở về quê hương bản quán vẫn nói được tiếng làng là không quên gốc, rất đáng quý trọng.
Người dân Mông Phụ rất trọng việc học hành. Xưa làng có nền Văn chỉ để thờ Khổng Tử và các vị danh nho đỗ đạt của làng. Văn bia “Bản xã tiên hiền bi ký” trên bia Văn chỉ của làng do cụ Mai Hiên Nguyễn Công Hoàn thân phụ của Tiến sĩ, Thượng thư 6 bộ Nguyễn Bá Lân, người làng Cổ Đô, huyện Tiên Phong, nay là Ba Vì, Hà Tây soạn vào năm Long Đức 2 (1733). Bản Quy ước văn hóa của làng dành hẳn một điều để nhấn mạnh trách nhiệm mỗi gia đình phải tạo điều kiện để con em mình được học hành tốt. Hàng năm, làng có tổ chức họp mặt và tặng quà cho các học sinh thi đỗ vào các trường đại học.
Được khích lệ, động viên kịp thời, trẻ em trong làng rất chịu khó học hành. Nhiều gia đình cuộc sống còn vất vả mà vẫn gắng công nuôi con ăn học. Người tài được sinh ra từ làng quê này không phải là ít, xưa cũng vậy và nay cũng vậy. Người ta bảo Mông Phụ là đất học cũng là vì thế. Dù ra đồng, hay vào làng là đều gặp những biểu tượng tôn vinh việc học. Kìa bia Văn chỉ năm tháng rêu phong vẫn lưu dòng bút tích, nọ cửa Thám hoa trăm năm cổ kính còn ngời dấu vinh phong. Nhà thờ họ Phan, họ Hà, họ Nguyễn… còn đấy, vẫn nghi ngút khói hương ghi ơn tiên liệt. Lăng cụ Tuần, mộ cụ Giáo cùng chùa Ón rêu phong giữa cánh đồng là hiện diện của khí tượng văn võ vô song.
Làng Mông Phụ là một làng đồi, song vì đây là một điểm quần cư rất sớm nên không có cảnh những ngôi nhà tọa lạc giữa vườn cây trái sum suê, nhà nọ cách nhà kia bằng cả một khoảnh vườn rộng lớn. Ở đây nhà cửa san sát, lối ngõ đan cài. Nhà xây chủ yếu bằng vật liệu đá ong – một loại “đặc sản” của miền trung du nắng cháy, một vật liệu “đắc dụng” trong kiến trúc xưa. Có những nhà xây hẳn tòa cổng lớn bằng đá ong để trần không trát vữa; đá lại được đẽo gọt trang trí công phu rất ưa nhìn. Qua tháng qua năm, qua nắng hạ mưa đông tắm sương gội nắng, cái cổng đá ấy thêm chắc thêm bền. Cái cổng đá ong đẹp một vẻ đẹp mộc mạc đơn sơ mà đủ vẻ thanh kỳ quyến chân du khách. Đá cũng trở nên có hồn!
Làng Mông Phụ nhà cửa san sát, ngõ xóm chằng chịt, chẳng khác nơi đô thị, vậy mà cũng không trở thành một làng buôn nổi tiếng. Điều này đã làm cho nhiều học giả trong và ngoài nước rất để tâm lý giải. Giáo sư Trần Quốc Vượng đã về đây nhiều lần, cũng ăn ở với dân làng để tìm ra bí ẩn của cái giáp ở đây. Giáo sư Nguyễn Dương Bình về Mông Phụ để khảo mấy chữ Bố Cái Đại vương và những vấn đề liên quan.Còn Giáo sư Diệp Đình Hoa thì khẳng định 4 làng cổ ở Đường Lâm trong đó có làng Mông Phụ đã có lịch sử 4000 năm; và đã nối cho Mông Phụ mối dây truyền thống từ thời đại đồ đồng thau đến hôm nay.
Mông Phụ, cho đến hôm nay vẫn vẹn nguyên dáng cổ. Cả làng hiện không có nhà hai tầng nào. Không phải là vì dân nghèo, mà vì đã có một lời nguyền không ai được xây cao hơn mái đình. Và thế là trong làng, ngoài đồng đều còn nguyên cả, từ nhà cửa, đình đền đến quán trạm, lăng mộ… Đường đi lối lại phong quang sạch sẽ, ưa nhìn. Rất nhiều đoàn làm phim đã về làng Mông Phụ để chọn bối cảnh dựng phim. Nhiều thước phim tài liệu, khoa học, du lịch đã được quay tại đây. Hồi trước, làng Mông Phụ là nơi sơ tán của anh em văn nghệ sĩ Hà Nội, nên vẻ đẹp như tranh của làng đã vào tranh của rất nhiều họa sĩ. Bức tranh vẽ cổng làng Mông Phụ của họa sĩ Phan Kế An (người làng Mông Phụ) hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật ở nước ngoài.
Cảnh quan tốt đẹp, dáng cổ vẹn nguyên, những gì xa xưa vẫn còn giữ lại đến hôm nay, không bởi tại trời mà bởi tại người. Người dân làng quê này đã bao đời quần tụ trong môi trường ấy, gìn giữ và tô điểm cho nét văn của làng. Cảnh quan ấy có được là do mỗi người dân đều gắng công xây dựng, gìn giữ rất tự nguyện. Xưa làng có Hương ước, nay làng có Quy ước văn hóa làm khuôn mẫu cho tất cả mọi người.
Có thể hình dung một phần cuộc sống xưa kia của làng qua bản Hương ước cổ của làng, cái hay cũng có mà cái dở cũng không phải là không có. Trên tinh thần gạn đục khơi trong, dân làng đã xây dựng cho mình một bản quy ước mới gồm 6 chương với ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và ngắn gọn, phản ánh đầy đủ những nội quy mà mỗi thành viên trong làng phải thực hiện.
Hiện nay làng Mông Phụ đã có một thư viện với 5 số báo và một tủ sách phục vụ bạn đọc cho mọi lứa tuổi vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, làng tổ chức đấu vật (trong Hương ước cổ gọi là giao điệt) ở chùa Ón rất đông vui. Chùa Ón, gọi là chùa nhưng không phải là nơi thờ Phật. Đó là một nếp nhà gỗ ba gian và một hậu cung nhỏ, bên trong không có tượng Phật mà chỉ có một bát hương nhỏ, bát hương này chỉ được thắp hương vào ngày hội vật hàng năm.
Làng không phải là đã giầu, nhưng đã có nhiều ti vi, xe máy và máy điện thoại.
Và đường làng chắc sẽ còn rộng thêm ra để xe ô tô từ các nẻo đường đi về đây mà tham quan, nghiên cứu, khám phá mọi khía cạnh văn hóa của một làng cổ khá tiêu biểu của trung du Bắc Bộ.
Giáo sư Trần Quốc Vượng về làng nghiên cứu đã từng coi đây là “Một làng rất đáng được nghiên cứu, ít nhất cũng về phương diện lịch sử và bảo tàng học”. Thật vậy! Sau khi bạn bước chân vào con đường dẫn vào làng, bạn đã thấy được núi xa đồi gần rất hùng hậu mà thanh bình. Trên con đường vào làng bạn đã được thấy gốc đa kề sát cổng làng rất cổ kính, thấy mái đình nét cong duyên dáng. Và những ngôi nhà cổ vẫn còn đây. Bước qua lần cổng là gặp một sân lát gạch. Góc sân sẵn mấy chum tương – mà cái tương cà gia bản là cái sinh hoạt thường ngày của người nông dân xứ Bắc. Có chum tương nó biểu hiện như một cái gì đó nền nếp, căn bản của nền kinh tế nông nghiệp. Nhà lợp ngói mũi, cấu kiện tòa nhà đều bằng gỗ đã nâu một mầu thời gian. Bàn thờ ở gian giữa, một vị trí trang trọng nhất của một gia đình. Hoành phi câu đối nét vàng chói lọi ca ngợi tổ tiên, nêu cao nếp gia phong truyền đời. Nhà cổ ấm về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Cả không gian là một màu nâu; màu sẫm của ngói, gỗ, vật dụng tiện nghi, và cả màu nâu ngăm ngăm khuôn mặt chữ điền của chủ nhân. Nếu là người hay chuyện, ham học hỏi, bạn sẽ được chủ nhà giảng giải cho mọi điều về một ngôi nhà cổ. Nào là cửa gỗ bức bàn, nào là cái dại cửa, chồng giường, thượng thu hạ thách… gom góp lại, cùng với những gì đã đọc, nếu thông minh bạn cũng có thể hình dung được về kiến trúc nhà cửa ở nông thôn Việt Nam mấy trăm năm về trước, cũng như lịch trình của kiến trúc nhà ở nông thôn, nắm bắt được tâm tính và phong cách của người dân Việt ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam.
Khi đêm về, các ngõ lớn là nơi tụ tập của đám trai gái làng. Còn trong xóm nhỏ là nơi các bậc lão nông tri điền hội ẩm bên ấm nước chè xanh vừa hãm. Chuyện làng, chuyện nước, cả chuyện quốc tế nữa được đàm luận dõng dạc như các bậc lão thần bàn quốc sự. Gặp một hội uống chè như thế, bạn nên ngồi im mà nghe và cứ hãy tỏ ra là người ít nói, bạn sẽ được biết nhiều chuyện lắm đấy!
Các thế hệ cháu con họ Giang, họ Phan, họ Đỗ, họ Hà… ở Mông Phụ đều có thể tự hào về truyền thống của gia tộc, tự hào về công tích của cha ông tiền bối. Tên tuổi của các tiên liệt vẫn còn lưu trong sử vàng bia đá, và hành trang của các tiên liệt vẫn còn làm nên những huyền thoại trong dân gian xứ Đoài…
Họ Đỗ xưa nay vốn có tiếng là cao cờ. Xưa, nghe nơi nào có hội là người họ Đỗ lại rủ nhau đi giật giải chơi và lần nào cũng giật được giải. Có bao nhiêu hội lớn hội nhỏ ở cái tỉnh Đoài này, nếu họ Đỗ không đến thì thôi, chứ nếu đến là giải về tay họ Đỗ cả. Dân làng bảo “Cờ họ Đỗ, giỗ họ Giang” là vì thế! Tôi được nghe kể rằng, xưa có một vị họ này trên đường đi nhậm chức, hai cha con đi hai cái võng, cứ thế đánh với nhau cái ván cờ tưởng tượng trên suốt dặm đường mà không hề có quân đi, không có bàn bày chi tiết. Lại có người bảo, vị quan Đốc (học), người sở hữu viên đá cuội cứ bỏ vào bát nước lã là thành rượu thơm trong thiên truyện “Trên đỉnh non Tản” của cụ Nguyễn Tuân nửa hư nửa thực ấy chính là chuyện có thật của cụ Đỗ Doãn Chính, ông tổ của dòng họ Đỗ nổi tiếng hay chữ, Đốc học tỉnh Sơn Tây hồi xưa. Chuyện là thế, thực hư thế nào, xin chờ các bậc thức giả giúp hiểu biết sau vậy.
Nhưng tôi biết chắc rằng, cụ Đỗ Doãn Chính là Bang biện tỉnh vụ kiêm Đốc học Sơn Tây cùng với học trò là Giang Văn Sâm, là tác giả của hai bài văn bia “Vân Già Đông Chấn cung”, soạn năm Tự Đức 36 (1884); hiện bia còn đặt tại nhà Tiền tế đền Và, nơi thờ Tản Viên Sơn thần, một trong những đại danh thắng của xứ Đoài. Phòng sách của cụ có hoành phi đề ba chữ “Dưỡng tâm an”, nay hãy còn.
Con cháu của cụ Đốc học là cụ Đội Hớn, tức Đỗ Vân Hán là tác giả của một truyện thơ Nôm lục bát dài có nhan đề là Tản Viên Sơn sự tích để ca ngợi uy linh của Đệ nhất Phúc thần Tản Viên Sơn. Bản truyện này với thư pháp tuyệt đẹp là thủ bút của cụ nay con cháu vẫn giữ gìn cẩn thận.
Mông Phụ là đất văn vật. Tâm tính của người dân chất phác, phóng khoáng mà khảng khái. Xưa, làng có nhiều võ quan, hình quan tài đức, tiết tháo. Quan Án sát Nguyễn Khắc Nguyên thời gian nhậm chức ở Quảng Bình rất được nhân dân kính trọng. Ông cũng từng là thế lực đối lập với quan đại thần Trương Đăng Quế thời Tự Đức, nhà Nguyễn. Dân làng Mông Phụ khi làng cũng như ở nơi thiên hạ rất đoàn kết với nhau. Vào khoảng đời Thành Thái (1889-1907) có bọn giặc cướp quấy phá, dân làng đã hạ thủ được tướng cướp, triệt nọc được một băng cướp khét tiếng tỉnh Đoài. Vì thành tích ấy, làng được Công sứ đại thần, Tuần phủ Sơn Tây vâng mệnh vua ban tặng cho dân làng bức hoành phi “Dũng cảm khả tưởng” (Dũng cảm đáng khen) để biểu dương. Bức hoành phi này nay vẫn còn treo ở đình làng..
Mông Phụ là một làng nông nghiệp thuần túy. Nguồn sống chính của dân làng vẫn là từ nghề làm ruộng. Mông Phụ và Phụ Khang là hai làng chủ yếu của HTX Nông nghiệp Đường Lâm. Làng cổ, nghề xưa truyền đời nên người dân Mông Phụ có trình độ canh tác, kinh nghiệm cao. Họ thật sự là những lão nông tri điền. Họ có thể giảng giải cho chúng ta một cách tường tận về những trải nghiệm và hiểu biết của mình về đất, nước, cây con và thời tiết, mùa vụ như một chuyên gia thực thụ.
Xưa, ở đây có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng đã trở thành phương ngôn:
Dưa hấu, dưa gang là làng Mông Phụ
Nước giếng Giang, khoai lang Đồng Bường.
Đàn bà con gái Mông Phụ không có vẻ đẹp thanh thoát của phụ nữ liễu yếu đào tơ mà họ có khuôn hình chắc khỏe của người con gái trong tranh Tố nữ và trong tác phẩm điêu khắc cổ dân gian. Mặt to, đầy đặn, lông mày dày, ánh mắt hiền hậu, vai rộng, ngực nở và tiếng nói ấm trầm. Đấy là những gì có thể nói về người con gái làng Mông Phụ. Những bà già Mông Phụ mặt vuông chữ điền, mũi to và cao, khiến người ta phải nghĩ rằng đây chắc là vợ hay con gái một ông quan nào đó.
Hy sinh và chịu đựng, chịu thương, chịu khó, nhưng người đàn bà thôn quê này rất hiền hậu, thương chồng yêu con rất mực. Và mỗi người đều mang sẵn trong mình cái mơ ước được “võng anh đi trước, võng nàng đi sau” trở thành bà Thám, bà Nghè, bà Cử. Nhiều người trong số họ được đáp đền xứng đáng.
Đặc biệt làng Mông Phụ có một người phụ nữ được tôn vinh là Hậu thần, được phối thờ cùng Thành hoàng. Đó là bà Giang Thị Thắng, chị gái của sứ thần Giang Văn Minh, một người phụ nữ thông minh, tài đức đã từng được vua vời vào kinh để làm Nhũ mẫu. Bà cùng với chồng là Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn (người làng Cam Thịnh) được tôn vinh là Thánh ông và Thánh bà ở đình làng Cam Thịnh, cùng xã. Hiện nay, ở trong đình làng Cam Thịnh còn giữ được một tấm bia lớn “Hậu thần bi ký” dựng năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1712) đời Lê Dụ Tông để ghi nhớ việc ông bà đã cúng 400 quan tiền và 2 mẫu ruộng “thượng đẳng điền” cho làng.
Bà Phan Thị Biên là cháu dâu và các bà Giang Thị Phương, Giang Thị Thưởng là chắt của Thám hoa Giang Văn Minh là những người hưng công và có đóng góp lớn trong việc xây dựng giếng làng được ghi tên trong bia “Tu lý bi ký”.
Ai có về Mông Phụ hôm nay hẳn sẽ cảm thấy rất sung sướng vì được sống trong một không gian Việt trong lành, thuần phác. Không gian ấy là không gian hòa quyện giữa núi xa và đồi gần, giữa ruộng lúa nước và nương khoai đồi, giữa cái bình thản của thế đất và cái san sát của xóm làng, sự hòa quyện của cổ và kim trong kiến trúc, quy hoạch và lối sống cộng đồng. Không gian ấy đích thực là một không gian văn hóa nhiều chiều. Chúng ta sẽ gặp ở đây nét văn hóa của làng xưa chuộng lễ nghĩa, trọng học và sự tiến bộ. Từ xa xưa đến nay, Mông Phụ vẫn cứ là đất mến khách. Đến đây, bạn sẽ được thỏa ước nguyện tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá cho dù bạn là người khó tính hoặc cầu toàn nhất. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của làng Mông Phụ như mách bảo cho bạn biết rằng bạn đã đến một làng văn hóa thực thụ. Làng văn hóa này không phải của riêng Sơn Tây, hay tỉnh Hà Tây mà là của cả nước.
Về với Mông Phụ, cho dù bạn không phải là người con của quê hương ấy thì khi cất bước chân đi bạn cũng sẽ thấy đây là một quê hương của bạn rồi. Vì rằng Mông Phụ có tất cả vẻ đẹp cổ truyền và vẹn nguyên của một làng văn hiến mà hồn của muôn xưa vẫn còn hiện diện đâu đây, trong giọng nói tiếng cười, trong nếp sinh hoạt của người dân hôm nay.
Tháng 6/1997
N.X.D

Làng có 1 nhà thờ Công giáo với hơn hai mươi hộ dân. Nhà thờ không lớn, nhưng đẹp và tôn lên vẻ đẹp của làng cổ.

Vật liệu xây cất gồm: Đá ong và gạch mộc.

Cổng làng vừa mở ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai
(Bàng Bá Lân)

 Nhà ông Trưởng họ Nguyễn Văn Hùng – Nơi thờ tự các vị tổ tiên của họ Nguyễn chúng tôi. Nơi đây, hàng năm vào sáng 20 tháng Chạp, gia phả được mở ra để ghi tên những em bé trai được sinh ra trong một năm qua.
 Quán Giang, thuộc thôn Phụ Khang, là nơi quàn thi hài của Thám hoa Giang Văn Minh, Chánh sứ đi sứ Tàu về.
 Mộ Thám hoa Giang văn Minh ở Gò Đõng. Trên có chữ THIÊN CỔ ANH HÙNG, trích từ bài văn tế của vua Lê.
Hoành phi Dũng Cảm Khả Tưởng (Lòng Dũng cảm, đáng khen).

 

ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu
BVTV : Bảo vệ thực vật
CNC : Công nghệ cao
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNSH : Công nghệ sinh học
CSD : Chưa sử dụng
CNLN : Công nghiệp lâu năm
DN : Doanh nghiệp
DV : Dịch vụ
DT : Diện tích
DTGT : Diện tích gieo trồng
DTTN : Diện tích tự nhiên
DV : Dịch vụ
DVLN : Dịch vụ lâm nghiệp
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GT : Giá trị
GMO : Biến đổi gen
HTX : Hợp tác xã
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LN : Lâm nghiệp
MTV : Một thành viên
NN : Nông nghiệp
NLTS : Nông lâm thủy sản
NS : Nông sản
NSLĐ : Năng suất lao động
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PTNT : Phát triển nông thôn
QH : Quy hoạch
RCA : Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
TĐT : Tốc độ tăng
TS : Thủy sản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VQG : Vườn Quốc gia
VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

MỞ ĐẦU

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ với diện tích tự nhiên là: 13.125,37 km2, dân số hơn 1,83 triệu người gồm 47 dân tộc. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Hiện nay, đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng cùng với đường hàng không đã được nâng cấp nên Đắk Lắk là đầu mối giao lưu quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế lớn là thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

Đắk Lắk có thế mạnh về phát triển nông nghiệp với những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao như: cà phê trên 200 ngàn ha, cao su trên 39 ngàn ha, hồ tiêu gần 10 ngàn ha. Đắk Lắk cũng là tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển nhất trong số các tỉnh vùng Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp của tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong thời gian dài, sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, nông nghiệp của Đắk Lắk sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như: năng suất lao động thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao và có xu hướng chậm lại, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, ô nhiễm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp thấp, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống dân cư.

Những khó khăn, thách thức mà nông nghiệp Đắk Lắk đang đặt ra nhu cầu cấp thiết về thay đổi mô hình tăng trưởng cho ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm vượt qua được những giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện có, phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người của tỉnh, khắc phục được thách thức từ các biến động kinh tế, môi trường trên phạm vi cả nước, toàn cầu.

Những đòi hỏi từ thực tiễn và chủ trương lớn về phát triển kinh tế xã hội là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Đề án sẽ đề ra các nội dung tái cơ cấu về mô hình tăng trưởng nông nghiệp, song song với tái cấu trúc sản xuất, tổ chức chuỗi cung ứng theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu và sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường.

  1. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
  2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, số 26 NQ/TW ngày 05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
  3. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI.
  4. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
  5. Nghị quyết số 24/2010/NQ-CP ngày 24/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26 NQ/TW ngày 05/08/2008;
  6. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
  7. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
  8. Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 7/3/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016;
  9. Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011- 2015.
  10. Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;
  11. Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
  12. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn.
  13. Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020;
  14. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
  15. Kế hoạch số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ NN&PTNT về Chương trình hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013;
  16. Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ NN&PTNT về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững;

  1. Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ NN& PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
  2. Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
  3. Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
  4. Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ NN&PTNT về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
  5. Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/4/2014 của Bộ NN&PTNT về phê duyệt Đề án: “Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
  6. Thông báo số 4914/TB-BNN-VP ngày 23/10/2013 của Bộ NN&PTNT kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
  7. Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 25/2/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án phát triển chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
  8. Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch vùng trồng rau an toàn đến năm 2020;
  9. Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường của Công ty mía đường Ninh Hòa tại huyện M’Đrắk giai đoạn 2010 – 2020;
  10. Quyết định số1859/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
  11. Quyết định số 3473/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến 2020;
  12. Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020;
  13. Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Rà soát, lập Quy hoạch tổng thể cấp nước và VSMTNT tỉnh đến 2020;
  14. Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
  15. Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê

duyệt Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh ;

  1. Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án cơ giới hoá giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ;
  2. Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2011- 2020;
  3. Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Rà soát đánh giá Quy hoạch chăn nuôi 2005 – 2010, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2020 của tỉnh Đắk Lắk;
  4. Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến 2020;
  5. Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
  6. Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;
  7. Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá ngành NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk;
  8. Quyết định số 2726/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án khảo sát, đánh giá, tổng kết các mô hình trình diễn để có cơ sở nhân rộng các mô hình phù hợp với đặc thù của địa phương, hướng tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các huyện;
  9. Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho CTCP mía đường ĐăkNông đến năm 2020 (YaT’mốt, EaBung và CưM’lan, huyện EaSúp);
  10. Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 07/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho CTCP đường Biên Hòa đến năm 2020 (EaRốk, huyện EaSúp);
  11. Quyết định số 2456/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho CTCP đường Biên Hòa đến năm 2020 (EaRốk, huyện EaSúp);
  12. Công văn số 3661/UBND-NN&MT của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 30/5/2014 về việc Chủ trương lập Đề án và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
  13. Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề cương – Dự toán Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  14. Quyết định 297/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  15. Quyết định số 1200/QĐ-SNNNT ngày 31/12/2014 của Sở NN&PTNT về việc thành lập Tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu gói thầu lập Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
  16. Quyết định số 311/QĐ-SNN, ngày 03/02/2015 của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Hồ sơ mời thầu gói thầu: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
  17. Quyết định số 359/QĐ-SNNNT ngày 17/3/2015 của Sở NN&PTNT về việc Phê duyệt nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gói thầu tư vấn: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  18. Quyết định số 360/QĐ-SNN ngày 17/3/2015 của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  19. Căn cứ vào các quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.
  20. Căn cứ vào nhu cầu về phát triển của ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  21. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

3.1. Mục tiêu chung

Xác định cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở luận cứ khoa học, thực tiễn và thực tại để đề xuất các mô hình tăng trưởng nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao, hiệu quả và bền vững cho ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3.2. Mục tiêu cụ thể

– Đánh giá thực trạng tăng trưởng ngành nông nghiệp, những thành tựu cơ bản, những hạn chế, tồn tại chính trong cơ cấu của từng ngành trong nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014, đồng thời phân tích bối cảnh trong nước, quốc tế sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

– Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch các ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,… đã có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, xem xét, đối chiếu các chỉ tiêu hiện tại so với quy hoạch xem những chỉ tiêu nào đạt được, chỉ tiêu nào không đạt, những bất hợp lý cần điều chỉnh bổ sung.

– Đề xuất định hướng nội dung và các giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3.3. Yêu cầu của đề án

– Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cần tiếp thu tốt định hướng của đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2015 – 2020 của cả nước và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ NN&PTNT.

– Việc xây dựng đề án cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn thông qua rà soát, rút kinh nghiệm, kế thừa những kết quả quy hoạch có liên quan đến ngành nông nghiệp đã có, các phát kiến, mô hình thực tiễn thành công trong và ngoài tỉnh.

– Đề án đặt sự phát triển ngành nông nghiệp Đắk Lắk trong bối cảnh của xu hướng hội nhập quốc tế, trong phát triển của ngành nông nghiệp cả nước; trong mối liên kết vùng miền Trung – Tây Nguyên, nội vùng Tây Nguyên và phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh Đắk Lắk.

3.4. Đối tượng và phạm vi của đề án

3.4.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu chính của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tỷ trọng các thành phần trong nông nghiệp cấu tạo nên giá trị GDP của ngành nông nghiệp. Ngoài ra còn có các tác nhân gồm: nông dân, doanh nghiệp, cán bộ, tư thương, nhà khoa học, HTX, tổ nhóm nông dân, chính quyền địa phương, đoàn thể, ngân hàng… trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, môi trường và thể chế chính sách liên quan của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

3.4.2. Phạm vi

– Về nội dung:

+ Đề án này chỉ đề cập đến sự thay đổi cách thức vận hành của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Đó là: sự thay đổi về: mục tiêu, cơ cấu của từng lĩnh vực cụ thể (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp), nguồn lực phát triển, phương thức tổ chức sản xuất để tạo động lực cho các tác nhân.

+ Đề án chỉ tập trung vào việc phân tích và đề xuất các định hướng chính cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình hành động lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Đây là đề án khung, mở nên sẽ tiếp tục được cập nhật và để triển khai đề án cần tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể.

– Về không gian và thời gian: theo ranh giới hành chính tỉnh Đắk Lắk, số liệu hiện trạng thu thập, nghiên cứu, phân tích đánh giá cho giai đoạn 2005 – 2014; các thông tin, dự báo định hướng tái cơ cấu và bố trí quy hoạch nông, lâm, thủy sản được tính toán cho giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030.

3.5. Kết cấu của Đề án

Báo cáo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm những nội dung chủ yếu sau:

Mở đầu

– Phần thứ nhất: Khái quát về tái cơ cấu nông nghiệp và thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Việt Nam.

– Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng cơ cấu, tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp và nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk

– Phần thứ ba: Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

– Phần thứ tư: Các nhóm giải pháp thực hiện.

– Phần thứ năm: Hiệu quả kinh tế – xã hội của đề án

Kết luận, kiến nghị.

3.6. Sản phẩm của Đề án

3.6.1. Báo cáo

  1. Báo cáo tổng hợp đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
  2. Báo cáo tóm tắt đề án;
  3. Các báo cáo chuyên đề:
  4. Đĩa CD ghi tất cả các báo cáo, bảng biểu số liệu, phụ lục.

3.6.2. Bản đồ

1) Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2014 tỷ lệ 1/100.000;

2) Bản đồ quy hoạch nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến 2020 tỷ lệ 1/100.000;

3) Các bản đồ nhỏ khổ A3 đóng kèm trong báo cáo;

PHẦN THỨ NHẤT

KHÁI QUÁT VỀ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như:

– Nông nghiệp thuần gồm các tiểu ngành: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ;

– Lâm nghiệp gồm các tiểu ngành: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng.

– Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước.

1.1.1.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp

Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp.

Các chuyên ngành này được xem xét trên quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định.

1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập.

Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển

của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế, các địa phương; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các vùng sinh thái, các địa phương; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra.

Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ, về quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là quá trình thích ứng của sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ra trong từng giai đoạn phát triển.

1.1.1.4. Tái cơ cấu kinh tế

Tái cơ cấu kinh tế là quá trình tiếp tục cải cách kinh tế ở Việt Nam nhằm đưa tới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020. Ở đây vấn đề quan trọng của tái cơ cấu là cơ cấu kinh tế phải tạo ra mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, có hiệu quả cao hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020.

Đây là khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây trong đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 với các mục tiêu tổng quát và cụ thể:

– Tổng quát: Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

– Ba mục tiêu cụ thể gồm: a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh; b) Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực; c) Từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

1.1.1.5. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững.

Sau Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 phê duyệt đề án“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với các mục tiêu:

  1. a) Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% – 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015, từ 3,5 – 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
  2. b) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020;
  3. c) Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 – 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.

Theo QĐ 899/2013/QĐ-TTg, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được hiểu là phát triển nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2020 theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ từ 3,5 – 4,0%/năm giai đoạn 2016 – 2020; nâng cao mức sống của người dân nông thôn năm 2020 bằng 2,5 lần năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM là 50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.

1.1.2. Một số kinh nghiệm về tái cơ cấu nông nghiệp trên thế giới

1.1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Kinh nghiệm 80 năm qua trong lĩnh vực nông nghiệp của nước Mỹ có

nhiều mặt tích cực như: chính sách hỗ trợ nông dân, đổi mới tư duy quản lý đất đai, điều chỉnh chính sách, chuỗi giá trị nông nghiệp.

Chính sách nông nghiệp linh hoạt và thực dụng này đã giúp tăng thu nhập hộ nông dân, tăng tỉ lệ tập trung ruộng đất, tăng mức độ cơ giới hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền nông nghiệp Mỹ. Một hộ nông dân Mỹ có 7 – 10 lao động thành viên, làm chủ công nghệ và cơ giới hiện đại, canh tác vài trăm ha mà không cần đến “đội quân làm mướn”.

Các chính sách hỗ trợ nông dân trực tiếp đã đưa quy mô nông nghiệp Mỹ phát triển từ 34 tỉ USD (năm 1960) lên đến 395 tỉ USD (năm 2012). Theo đó, tổng số tiền hỗ trợ cũng tăng từ 702 triệu USD (1960) lên đỉnh điểm 24 tỉ USD (2005) và giảm dần về 10,6 tỉ USD (2012). Thu nhập bình quân hộ gia đình nông dân tăng từ 4.054 USD (1960) lên 108.844 USD (2012), tương đương 2,3 tỉ đồng/ năm/ hộ, tức là gấp 25 lần so với năm 1960.

Việc trưng cầu ý dân hằng năm về chính sách nông nghiệp thể hiện bản chất trợ giúp và phục vụ nông dân của chính quyền. Nông dân thật sự là đối tượng để chính sách phục vụ, điều tiết thu nhập cho họ là mục tiêu quan trọng nhất, chứ không phải các tổng công ty kinh doanh lương thực nhà nước chiếm vị trí chủ đạo trong tham mưu, hoạch định chính sách lẫn doanh thu và lợi nhuận.

1.1.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh với trình độ cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá và điện khí hoá vào hàng bậc nhất trên thế giới hiện nay Nhật Bản đã tiến hành đồng bộ các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

Một là, tăng cường đầu tư và tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học – công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong và ngoài nước.

Hai là, chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh cho các hợp tác xã, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Sự phát triển của các tổ chức hợp tác xã và hội nông dân giúp cho cộng đồng xã hội nông thôn phát triển hài hoà cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường với điều kiện hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.

Ba là, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi có thể tích

luỹ ruộng đất, phát triển quy mô sản xuất, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá lớn. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu KHCN và nắm bắt các yêu cầu của thị trường.

Bốn là, phát triển sản xuất các sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều và giảm sản xuất nông sản có sức tiêu thụ kém. Hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông hộ và HTX có năng lực quản lý kinh doanh và canh tác.

Năm là, thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn theo hướng đưa công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng về phân tán ở nông thôn; điều chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ở nông thôn; đồng thời, cải thiện hệ thống giao thông để cư dân nông thôn và đô thị có thể di chuyển thuận lợi. Điều này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực người dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.

1.1.2.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Là quốc gia đứng thứ hai thế giới về dân số, trong đó, nông dân chiếm tỷ lệ lớn, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đặt ra hết sức gay gắt đối với Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã ban hành và thực thi hệ thống các giải pháp để thưc hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp như:

– Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp: Ấn Độ được mệnh danh là cường quốc về công nghệ thông tin, vì thế họ đã tận dụng ngành khoa học này một cách triệt để vào việc phát triển nông nghiệp. Trang web của Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) là một bách khoa toàn thư trực tuyến đồ sộ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, dự báo thời tiết nông vụ chính xác, thị trường tiêu dùng nông sản toàn thế giới.

– Tạo giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt: Chọn tạo và quản lý giống đồng bộ và phù hợp, nhằm tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với các hệ sinh thái khác nhau, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cũng như phải đảm bảo được chất lượng, tạo ra những giống có chất lượng vượt trội, tạo thương hiệu riêng của Ấn Độ.

– Cải tạo và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả: Chính phủ đầu tư công nghệ để cải tạo đất và che phủ đất tại những vùng đất bạc màu; sử dụng phân bón một cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng, từng loại đất. Khuyến khích nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh cũng như thống nhất về hạn điền, thời hạn sử dụng đất, minh bạch, rõ ràng về quyền lợi của người nông dân khi sử dụng đất để tạo tâm lý yên tâm, tập trung đầu tư cải tạo đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

– Cải tạo hệ thống thủy lợi, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi, đặc biệt là các hệ thống tưới cho cây trồng cạn, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; hệ thống kiểm soát và xử lý nước thải ở các làng nghề, các khu dân cư tập trung; nâng cao vai trò của cộng đồng, xã hội hoá công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng giao cho nông dân quản lý các công trình thuỷ lợi trong thôn, xã.

– Giải quyết các vấn đề của người nông dân: Các chính sách của Chính phủ tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng, mở rộng các kênh tương tác giữa người nông dân và các thông tin về khoa học – công nghệ nông nghiệp để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình, chủ động trong việc tiếp cận khoa học – công nghệ mới, giống cây trồng vật nuôi, áp dụng đúng cách các biện pháp cải tạo, chăm sóc cây trồng. Nhà nước hỗ trợ đầu ra cho người nông dân, xây dựng thị trường tiêu thụ rộng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo được thu nhập của người lao động, góp phần tăng tích lũy.

1.1.2.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Từ một nước có nền nông nghiệp kém phát triển, trong thời gian không dài Hàn Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia có nền nông nghiệp tiến tiến, nông thôn phát triển hiện đại. Kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam:

– Thứ nhất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phong trào đổi mới nông thôn, trong 10 năm (1971 – 1980) triển khai thực hiện “Saemaulundong”, tổng kinh phí đầu tư là 3.425 tỷ won (tương đương khoảng 3 tỷ USD). Trong đó, đóng góp của người dân chiếm phần 49,4%; hỗ trợ của chính phủ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay của các tổ chức tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, đóng góp của người dân là 72,2%. Như vậy, sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn đầu rất quan trọng, nhưng sự đóng góp của người dân mới quyết định thành công của các dự án. Thành tích này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc.

– Thứ hai, hình thành các HTX nông nghiệp đa mục tiêu có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho nông dân; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (sản xuất, chế biến và tiêu thụ); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (kinh doanh tài chính, tín dụng và tiết kiệm của các HTX thành viên); dịch vụ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Tập trung vào sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh và khả năng thành công cao. Thủ tục tài chính được cải cách với hình thức thanh toán trực tiếp. Những nỗ lực này đã “vực” nền nông nghiệp Hàn Quốc với giá trị sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước.

– Thứ ba, chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin; ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên.

– Thứ tư, tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp vào việc tăng sản lượng lên mức tối đa từ diện tích đất trồng trọt có hạn của đất nước (vốn chỉ chiếm 19% tổng diện tích đất đai). Ngoài ra, những giống cây mới cho năng suất cao, có khả năng kháng sâu bọ và bệnh tật tốt hơn đang được phát triển. Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004 – 2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của nông dân…

1.1.2.5. Kinh nghiệm của Thái Lan

Một là, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đưa khoa học công nghệ thâm nhập sâu vào tất cả các quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, lưu thông.

Hai là, đẩy mạnh phát triển những loại nông sản có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp hóa nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Từ đó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Ba là, gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với giữ gìn tài nguyên, bảo vệ nguồn sống của nông dân. Lai tạo các giống cây trồng có khả năng thích ứng với vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn, sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học. Thông qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón và nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch.

Bốn là, mở rộng thị trường để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các kết cấu hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá, nghiên cứu và phát triển; xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm là, thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp dành cho tất cả nông dân và là bắt buộc đối với người vay vốn. Phạm vi bảo hiểm áp dụng cho cây lương thực, cây lấy dầu, cây vườn, cây thương mại hàng năm,… Mức bồi thường nhiều loại cây, con từ 60 – 90% của sản lượng trung bình trong những năm trước. Chính phủ Thái Lan hỗ trợ nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ trong những tình huống mùa màng thất bát, thiên tai.

1.2. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.2.1. Một số kết quả đạt được

Qua gần 2 năm triển khai thực hiện“Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn nhưng đã thực hiện các nội dung và giải pháp nên những nhiệm vụ và mục tiêu ban đầu về cơ bản đã đạt được. Đã cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu tổng thể thành các Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực chuyên ngành và các Kế hoạch chuyên đề. Từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thực hiện tái cơ cấu; làm rõ hơn định hướng phát triển nông nghiệp; tổng kết và nhân rộng một số hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả; điều chỉnh rõ rệt cơ cấu đầu tư công của Bộ theo hướng tập trung ưu tiên cho các nhiệm vụ tái cơ cấu, đầu tư các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và có khả năng cạnh tranh; điều chỉnh mạnh mẽ kế hoạch nghiên cứu khoa học và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế và nhu cầu thị trường.

Kết quả bước đầu về tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Năm 2014, sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao hơn (giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,9%, tốc độ tăng GDP ngành đạt 3,49%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là 3,27% và cao hơn nhiều so với năm 2013, tương ứng là 3,0% và 2,64%). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 63,9% năm 2012, 64,7% năm 2013 và 67,8% năm 2014. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và nguyên nhân

1.2.2.1. Hạn chế

Việc triển khai thực hiện Đề án chưa được đồng bộ. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, thậm chí còn lúng túng. Đến nay 13 tỉnh chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp.

Kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc (Quý I/2015, tăng trưởng ngành đạt thấp nhất trong Quý I của 3 năm gần đây).

Thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài (FDI) và các nguồn lực xã hội vào thực hiện tái cơ cấu còn hạn chế; tái cơ cấu đầu tư công mới được thực hiện đối với nguồn vốn ngân sách tập trung do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, chưa thể hiện rõ ở các địa phương và toàn ngành.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện theo Luật HTX; kinh tế hộ nhỏ lẻ, ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém; nông lâm trường quốc doanh đổi mới chậm.

Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số loại nông sản còn thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; tình trạng buôn bán vật tư giả, chất lượng kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất vẫn diễn ra phức tạp, ô nhiễm môi trường gia tăng ở nhiều nơi.

Thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn xảy ra.

1.2.2.2. Nguyên nhân

Nhận thức về tái cơ cấu ngành, cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi, tư duy cũ vẫn ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực của ngành.

Chưa nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về sản phẩm nông nghiệp thực tiễn và có dự đoán để tăng cường hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp.

Chưa có sự liên kết chặt chẽ trong tổ chức thực hiện giữa các đơn vị ban ngành liên quan trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp.

– Chưa tăng cường đẩy mạnh việc tuyên truyền cho nông dân và doanh nghiệp nắm bắt các luật về thương mại trong nước và nước ngoài tạo điều kiện cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trong thời kỳ hội nhập.

Tái cơ cấu là một quá trình dài, nhiều khó khăn, thách thức, thời gian thực hiện lại chưa nhiều, gần 2 năm qua chủ yếu là xây dựng định hướng và chính sách.

Ngân sách nhà nước có hạn; nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu hầu như chưa có; vốn đầu tư phát triển tập trung ở nguồn Trái phiếu Chính phủ, ODA đã được phê duyệt từ trước theo những yêu cầu về trình tự, thủ tục “cứng” nên những chủ trương, định hướng tái cơ cấu đầu tư chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ.

Đặc điểm của ngành có nhiều yếu tố rủi ro khách quan, kém hấp dẫn các nhà đầu tư, trong khi đó các chính sách và sự ưu tiên nguồn lực để thực hiện chính sách chưa cao.

Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức nhà nước hiệu quả chưa cao, trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp có quy mô và phạm vi lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều Bộ, ngành, địa phương. Trong khi đó, sự phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ, ngành, địa phương còn có lúc, có việc chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.

PHẦN THỨ HAI

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẮK LẮK

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1. Vị trí địa lý và hành chính

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su. Diện tích tự nhiên là: 13.125,37 km2, dân số gần 1,8 triệu người gồm 47 dân tộc anh em sinh sống. Các đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Soup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Krông Pak, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin. Toạ độ địa lý:

Từ 12o10’00” đến 13o24’59” Vĩ độ Bắc

Từ 107o20’03” đến 108o59’43” Kinh độ Đông

Vị trí địa lý của tỉnh Đắk Lắk được xác định như sau: phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Hiện nay, đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng cùng với đường hàng không đã được nâng cấp nên Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như: Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

2.1.2. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Khí hậu

Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M’Đrăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn.

Nhìn chung, thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lượng mưa chiếm 80 – 90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm,

gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.

  1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 – 800m dao động từ 22 – 23oC, vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,7oC, M’Drăk nhiệt độ 24oC. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao, ở độ cao oC, độ cao >800m có tổng nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7500 – 8000oC. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 20oC, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,4oC, ở M’Drăk 20oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột 26,2oC, ở Buôn Hồ 27,2oC.

  1. Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 -1.800 mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía Nam (1.950 – 2.000 mm); vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1.500 – 1.550mm). Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%, vùng Ea Sup lượng mưa mùa khô chiếm 10%, có năm không có mưa. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa còn chịu ảnh hưởng bởi bão. Mỗi năm trung bình có 2 cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết Đắk Lắk. Đáng chú ý là lượng mưa do bão gây ra khá lớn, trung bình mỗi cơn bão có thể mưa từ 40 – 60mm. Lượng mưa lớn nhất 1 đợt bão ở các vùng khác nhau dao động từ 150 – 500mm và lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ đạt 100 – 250mm. Mưa lớn trong điều kiện núi và địa hình của Đắk Lắk xen kẽ với các thung lũng dẫn đến tình trạng xói mòn đất nghiêm trọng và lũ lụt ở những vùng thấp. Các tháng mưa tập trung thường gây lũ lụt vùng Lăk – Krông Ana. Trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn từ 15 – 20 ngày gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

  1. Các yếu tố khí hậu khác

– Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.

– Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2, 3, 4 từ 150 – 200 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 1.300 – 1.500mm, bằng 70% lượng mưa năm.

– Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trong đó mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).

– Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn.

Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lượng mưa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.

2.1.2.2. Tài nguyên nước

  1. Nước mặt

* Sông suối

Tỉnh Đắk Lắk có nhiều kiểu địa hình khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sông suối, mật độ sông suối bình quân khoảng 0,8 km/km2. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh thuộc 2 lưu vực chính: sông Srêpôk, sông Ba và EaHleo:

– Hệ thống sông Srêpôk: chiều dài sông chính 315 km, diện tích lưu vực 30.100 km2 (trong phạm vi Đắk Lắk 4.200 km2) là sự hợp thành của hai con sông lớn: Krông Knô và Krông Ana:

+ Sông Krông Ana gồm các nhánh chính hợp thành: suối Krông Buk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, suối Krông Păk bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hoà và suối Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh. Sông chính chảy theo hướng Đông – Tây với chiều dài 215 km, diện tích lưu vực 3.960 km2. Dòng chảy bình quân 21 l/s/km2. Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn 4 – 5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk – Buôn Trăp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước.

+ Sông Krông Knô: Bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Jang Sin (2.442 m – có thể gọi là mái nhà của Tây Nguyên) chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, toàn bộ lưu vực của sông hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu. Tổng diện tích lưu vực sông là 3.920 km2 và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. Dòng chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2. Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông.

– Hệ thống sông Ba: Lưu vực sông Ba nằm về phía Đông Bắc tỉnh với diện tỉnh khoảng 2.824 km2 và có hai thuỷ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là: Ea Krông Hin và Ea Krông H’năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn và phong phú.

+ Sông Krông H’năng: bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1.200m, sông chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông sau đó chuyển hướng Nam – Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và Phú Yên có chiều dài 130km, diện tích lưu vực 1.840 km2. Dòng chảy phần lớn trong địa phận của Đắk Lắk với diện tích lưu vực 1.542 km2, chiều dài sông chính 130 km, độ dốc lòng sông 7,45% và mật độ lưới sông 0,54 km/km2.

+ Sông Krông Hin bắt nguồn từ dãy Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m, chiều dài sông chính 88 km, lưu vực 1.040 km2, sông có nhiều bậc thang, độ dốc lòng sông 15,5% và mật độ lưới sông 0,53km/km2. Do lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, theo vùng và địa hình chia cắt phức tạp nên mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ tại một số vùng ven sông: Krông Nô, Krông Ana và Krông Pach, mùa khô lại xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Hai dòng sông này có tiềm năng thuỷ điện, còn khả năng cấp nước cho sản xuất không nhiều do địa hình dốc và đất nông nghiệp ít.

– Hệ thống sông Ea H’Leo

Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã Dliê Ya huyện Krông Năng có chiều dài 143 km, chạy qua 2 huyện Ea Hleo và Ea Sup trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia khoảng 1km rồi đổ vào sông Srêpok trên đất Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của sông là 3.080km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối EaSup, diện tích lưu vực 994 km2 chiều dài 104 km. Trên dòng suối đã xây dựng 2 công trình thuỷ lợi lớn EaSup hạ và EaSup thượng để tưới cho vùng EaSup với diện tích trên 10.000 ha. Đây là 2 công trình quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân huyện EaSup. Đặc điểm nổi bật của thủy văn Đắk Lắk là: lượng nước mùa lũ chiếm từ 70 – 80% lượng nước cả năm; lượng nước tháng lớn nhất chiếm từ 20 – 29% lượng nước cả năm và lượng nước tháng kiệt nhất chiếm từ 2 – 2,5% lượng nước cả năm,vùng phía tả sông Srêpôk và Ea Sup nước không còn sau khi hết mưa.

* Hệ thống hồ đập:

Trên địa bàn tỉnh có 642 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25 m. Tổng dung tích các hồ chứa 650 triệu m3 nước. Đây có thể coi là kho chứa nước phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế: tưới tiêu, du lịch tham quan, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ môi trường. Tổng diện tích mặt nước, sông suối và hồ của Đắk Lắk có khả năng khai thác nuôi trồng thủy sản là 39.950 ha. Diện tích này đã được khai thác để nuôi trồng thủy sản khoảng 8.310 ha, chiếm 20,8% tổng diện tích sông suối, ao hồ của tỉnh.

  1. Nước ngầm

Theo tài liệu nghiên cứu thăm dò, đánh giá nước dưới đất của trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất Trường Đại học mỏ địa chất: nước dưới đất có trữ lượng và chất lượng tốt, thường tồn tại trong các khe nứt trong đá phun trào bazan. Đặc biệt ở đây có hiện tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới), trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ, trầm tích Neogen, trầm tích Jura có mức chứa nước từ nghèo đến trung bình, còn các tầng khác không đáng kể.

Chiều sâu nước thay đổi lớn, theo bề mặt địa hình và thế nằm của tầng, biến đổi từ 4 – 57 m ở Buôn Ma Thuột.

Nước ngầm trên địa bàn tỉnh tương đối phong phú nhưng chỉ tập trung ở khối bazan Buôn Ma Thuột – Krông Buk, các khối bazan khác có trữ lượng nước ngầm nhỏ hơn. Tại những khu vực này có thể khai thác nước để phục vụ sinh hoạt, kinh tế vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào, giếng khoan. Nhưng ở một số khu vực như M’Đrăk, Krông Bông, Ea Kar, phía Đông huyện Ea H’leo lượng nước ngầm rất kém, việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.

  1. Khả năng cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 737 công trình, gồm: 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm tưới và 01 hệ thống đê bao (chưa bao gồm các công trình có diện tích tưới không đáng kể); kiên cố hóa kênh mương các loại được 600 km/1.782,6 km (kênh chính 396,3 km, kênh nhánh 246,1 km). Các công trình thủy lợi đang tưới với tổng diện tích khoảng 230 nghìn ha, trong đó lúa Đông Xuân 30 nghìn ha, lúa vụ Mùa 53,4 nghìn ha, cà phê 132,3 nghìn ha, hoa màu và cây khác 14,6 nghìn ha và đáp ứng được gần 76% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. Tuy nhiên, nguồn nước từ công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác còn ở mức thấp. Kết quả quy hoạch thủy lợi cho tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 như sau: số công trình nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới là 536 công trình các loại để đảm bảo diện tích tưới tăng thêm 261,7 nghìn ha, trong đó tưới lúa 61,4 nghìn ha, màu và cây công nghiệp là 200,3 nghìn ha.

2.1.3. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất năm 2014 toàn tỉnh Đắk Lắk có 8 nhóm đất chính với 21 đơn vị phân loại đất. Trong đó:

– Nhóm đất phù sa (P): diện tích 56,4 nghìn ha, chiếm 4,3% diện tích tự nhiên (DTTN), đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông, suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô. Đây là nhóm đất tốt về tính chất hoá tính, lý tính; địa hình bằng phẳng.

– Nhóm đất lầy và than bùn (T): diện tích 1,3 nghìn ha, chiếm 0,1% DTTN, phân bố tập trung ở huyện Ea Kar và một diện tích nhỏ ở huyện Krông Pak, đất lầy có địa hình thấp trũng, thường xuyên ngập nước, lầy lội. Thành phần cơ giới đất thịt nặng, sét, giàu chất hữu cơ. Khả năng sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

– Nhóm đất xám và bạc màu (X): diện tích 148,4 nghìn ha, chiếm 11,31% DTTN, phân bố ở hầu hết các huyện trên nhiều dạng địa hình, tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Soup, Ea Kar, Ea H’Leo, M’Đrăc.

– Nhóm đất đen (R): diện tích là 27,5 nghìn ha, chiếm 2,1% DTTN, phân bố hầu hết các huyện trong tỉnh, trừ huyện Ea Soup và Lắk, tập trung nhiều ở huyện Cư M’gar, Krông Pak và TP.Buôn Ma Thuột.

– Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu – F): diện tích 944,9 nghìn ha, chiếm 72% DTTN, chia thành 6 đơn vị phân loại, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh ở vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ, trong đó đất phát triển trên đá bazan có diện tích 335,3 ha (25,5% DTTN). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, tơi xốp, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt… Rất thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hoá cao.

– Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (ký hiệu H): diện tích 63,1 nghìn ha

(chiếm 4,81% DTTN). Phân bố ở các vùng núi, thường trên các đới cao trên 1.000 m thuộc các huyện Kông Bông, Lắk, M’Đrăc. Nhóm đất này không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

– Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (ký hiệu D): diện tích 11,1 nghìn ha (chiếm 0,85% DTTN) phân bố rải rác trong các thung lũng vùng đồi núi, có ở hầu hết các huyện thị, trừ huyện Ea Sup. Hầu hết các diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu.

– Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (ký hiệu E): diện tích 28 nghìn ha, chiếm 2,13% DTTN, phân bố ở huyện Ea Sup, Ea H’leo và Buôn Đôn. Đất được hình thành do kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt hầu như không còn hoặc là những núi đá. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu để khai thác vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Như vậy, đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 944,9 ha, chiếm 72% DTTN, trong đó đất nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 309,3 ha (23,57% DTTN), đây là loại đất tốt, phần lớn có tầng dày và phân bố trên địa hình ít dốc, đất tơi, xốp, độ phì cao, thích nghi khá rộng với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

2.1.4. Môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên

Điều kiện sinh thái trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất đặc trưng cho vùng đất cao nguyên của Tây Nguyên, trong đó các tài nguyên động vật trên cạn và thủy sinh vật khá đa dạng. Môi trường đất như ở Đắk Lắk được đánh giá là thuận lợi, có tiềm năng khá lớn cho phát triển nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, cảnh quan của tỉnh là điều kiện thuận lợi cho phép hình thành và phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái vườn, đây cũng là thế mạnh trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng như đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ở nông thôn.

2.1.5. Điều kiện kinh tế – xã hội

2.1.5.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Giai đoạn 2005 – 2014, nền kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành chưa cao. Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 12,96% năm, cao hơn mục tiêu đề ra (kế hoạch tăng 11 – 12% năm).

Trong đó, tăng trưởng dịch vụ đạt 21,77%/năm (kế hoạch 18 – 19%/năm); công nghiệp – xây dựng đạt 17,91%/năm (kế hoạch 22 – 23%/năm); nông, lâm, thủy sản đạt 6,42%/năm (kế hoạch 5 – 6%/năm). Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng GDP chỉ đạt 4,72%/năm trong đó nông nghiệp tăng 3,13%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 7,52%/năm và dịch vụ, thương mại tăng 5,40%/năm.

Bảng 1. Giá trị GDP của tỉnh giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá so sánh 2010)

TT Hạng mục Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005 – 2010 2010 – 2014
I Tổng số 17.583 32.344 33.975 34.891 36.652 38.897 12,96 4,72
1 Nông, lâm, thủy sản 10.610 14.480 15.535 15.383 15.873 16.379 6,42 3,13
2 Công nghiệp-xây dựng 2.021 4.605 4.696 5.034 5.587 6.154 17,91 7,52
3 Dịch vụ, thương mại 4.952 13.259 13.744 14.474 15.192 16.364 21,77 5,40

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Quy mô nền kinh tế (GDP) năm 2014 gấp 1,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2005 đạt 10,6 triệu đồng, năm 2010 đạt 19,5 triệu đồng và năm 2014 đạt 23,5 triệu đồng. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 5 triệu đồng năm 2005 lên 16,8 triệu đồng/người năm 2010 và đạt 29,9 triệu đồng/người năm 2014.

Bảng 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2014 (giá hiện hành)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm Tổng số Nông, lâm, thủy sản Cơ cấu (%) Công nghiệp – Xây dựng Cơ cấu (%) Dịch vụ, thương mại Cơ cấu (%)
2005 8.294 4.743 57,2 1.425 17,2 2.126 25,6
2010 32.344 14.480 44,8 4.605 14,2 13.259 41,0
2011 43.787 22.376 51,1 5.826 13,3 15.585 35,6
2012 47.257 23.183 49,1 6.821 14,4 17.253 36,5
2013 52.182 24.067 46,1 7.675 14,7 20.440 39,2
2014 54.971 24.986 45,5 8.731 15,9 21.254 38,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Cơ cấu kinh tế duy trì xu hướng chuyển dịch tích cực, song cơ cấu công nghiệp – xây dựng chuyển dịch chậm, tính bền vững chưa cao. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm từ 57,2%, năm 2005 xuống còn 44,8% năm 2010 và 45,5% năm 2014; công nghiệp – xây dựng giảm từ 17,2% năm 2005 xuống còn 14,2% năm 2010 và 15,9% năm 2014; khu vực dịch vụ – thương mại tăng từ 25,6% năm 2005 lên 41,0% năm 2010 và 38,7% năm 2014.

2.1.5.2. Đặc điểm xã hội và nông thôn

Dân số của tỉnh năm 2014 là 1.833,2 nghìn người, gồm: dân số nam 922,5 nghìn người, chiếm 50,3% tổng dân số; dân số nữ 910,7 nghìn người, chiếm 49,7%. Trong đó, dân số thành thị 444,6 nghìn người, chiếm 24,3% tổng dân số;

dân số khu vực nông thôn 1.388,6 nghìn người, chiếm 75,7%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 – 2014 khoảng 1,1%/năm. Ngoài tăng dân số tự nhiên (khoảng 1%/năm), còn do tỉ lệ tăng dân số cơ học khá lớn (0,2 – 0,3%/năm). Đây cũng là tình trạng chung của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Bảng 3. Dân số của Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005-2010 2010-

2014

Tổng cộng 1.658,5 1.752,7 1.770,5 1.791,4 1.812,8 1.833,2 1,11 1,13
Phân theo giới tính
Nam (1000 người) 849,1 884,7 893,5 903,5 912,3 922,5 0,82 1,05
Tỷ lệ (%) 51,2 50,5 50,5 50,4 50,3 50,3
Nữ (1000 người) 809,4 868,0 877,0 887,9 900,5 910,7 1,41 1,21
Tỷ lệ (%) 48,8 49,5 49,5 49,6 49,7 49,7
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị (1000 người) 367,2 421,2 426,1 431,3 438,7 444,6 2,78 1,36
Tỷ lệ (%) 22,1 24,0 24,1 24,1 24,2 24,3
Nông thôn (1000 người) 1.291,3 1.331,5 1.344,4 1.360,1 1.374,1 1.388,6 0,62 1,06
Tỷ lệ (%) 77,9 76,0 75,9 75,9 75,8 75,7  

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Toàn tỉnh hiện có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 65%, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 31% dân số của tỉnh (dân tộc tại chỗ 20,4%, tín đồ các tôn giáo chiếm 26,8% dân số của tỉnh). Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Ê Ðê, kế đến là dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Gia Rai, dân tộc Mường. Đa số các hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực nông thôn, thuộc vùng sâu vùng xa, điều kiện sản xuất và sinh sống còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và chuyên môn hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Đây cũng là một trong những đặc điểm cần hết sức lưu ý trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đắk Lắk.

Bảng 4. Lao động của Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2015

Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005-

2010

2010-2014
TỔNG SỐ 820,8 962,6 1.002,8 1.033,1 1.077,6 1.092,8 3,24 3,22
Phân theo giới tính
Nam (1000 người) 440,4 505,6 515,0 535,3 556,7 564,0 2,80 2,77
Tỷ lệ (%) 53,7 52,5 51,4 51,8 51,7 51,6    
Nữ (1000 người) 380,4 457,0 487,8 497,8 520,9 528,8 3,74 3,72
Tỷ lệ (%) 46,3 47,5 48,6 48,2 48,3 48,4    
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị (1000 người) 174,3 208,2 224,7 242,4 252,2 262,1 3,62 5,92
Tỷ lệ (%) 21,2 21,6 22,4 23,5 23,4 24,0    
Nông thôn (1000 người) 646,5 754,4 778,1 790,7 825,4 830,7 3,14 2,44
Tỷ lệ (%) 78,8 78,4 77,6 76,5 76,6 76,0    

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 là 1.092,7 nghìn người, chiếm 59,6% dân số, trong đó lao động nam là 564 nghìn người chiếm 51,6%; lao động nữ là 528,8 nghìn người, chiếm 48,4%. Lực lượng lao động ở thành thị là 262,1 nghìn người, chiếm 24% và lao động ở nông thôn là 830,7 nghìn người, chiếm 76%. Tốc độ tăng của lực lượng lao động của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 là 3,24%/năm và giảm nhẹ xuống còn 3,22%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014.

Lao động ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 67,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 8,2%, dịch vụ-thương mại chiếm 24,2%. Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh giảm từ 79,8% năm 2005 xuống 71,3% năm 2010 và xuống 67,6% năm 2014; tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,6% năm 2005 lên 7,9% năm 2010 và 8,2% năm 2014, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ và thương mại tăng đáng kể, từ 14,5% năm 2005 lên 20,8% năm 2010 và 24,2% năm 2014.

Bảng 5. Lao động và cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk

Chỉ tiêu 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005- 2010 2010- 2014
1. Dân số toàn tỉnh 1.658,5 1.752,6 1.770,5 1.791,4 1.812,8 1.833,2 1,11 1,13
2. LĐ từ 15 tuổi trở lên 820,8 962,6 1002,7 1033,1 1077,5 1092,7 3,24 3,22
LĐ nông, lâm, thủy sản 655,3 686,3 716,9 728,3 741,3 738,6 0,93 1,85
– Tỉ lệ so với tổng số 79,8 71,3 71,5 70,5 68,8 67,6 -2,24 -1,32
LĐ công nghiệp và XD 46,3 76,0 78,2 90,9 85,1 89,6 10,42 4,20
– Tỉ lệ so với tổng số 5,6 7,9 7,8 8,8 7,9 8,2 6,96 0,95
LĐ dịch vụ, thương mại 119,2 200,3 207,6 213,9 251,1 264,5 10,94 7,20
– Tỉ lệ so với tổng số 14,5 20,8 20,7 20,7 23,3 24,2 7,46 3,85

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Mặc dù, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. So với tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước hiện nay (chiếm khoảng 52% tổng lao động) thì tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh còn đang ở mức cao, dẫn tới áp lực về tạo việc làm và tăng thu nhập còn lớn, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngay trong nội bộ ngành.

Trình độ chuyên môn của lao động của tỉnh nhìn chung còn thấp. Theo số liệu của Sở Lao động và TBXH tỉnh Đắk Lắk, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo của tỉnh giảm từ 87,4% năm 2005 xuống còn 86,9% năm 2010 và gần 64% năm 2014 và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng tương ứng từ 12,6% năm 2005 lên 13,1% năm 2010 và 36% năm 2014. Tuy nhiên, trong số lao động đã qua đào tạo thì chủ yếu là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp vẫn chiếm tới 25,1% và chỉ có 10,9% số lao động được đào tạo có bằng cấp.

Đối với lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo mới chiếm 8%, bao gồm: sơ cấp 1,64%, trung cấp 3,26%, cao đẳng 1,44% và đại học trở lên 1,65% và tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 92,0%. Đây là mức thấp so với nhiều tỉnh trong cả nước, nhất là các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.

Số lao động qua đào tạo ở Đắk Lắk cao nhất trong vùng Tây Nguyên (năm

2014 chiếm 36% tổng số lao động), nhưng còn thấp so với các thành phố khác trong cả nước. Với dân số khá dồi dào về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao (7% lao động trong độ tuổi), nếu được đào tạo liên tục trong 10 – 15 năm sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt cho sự nghiệp phát triển tỉnh. Lực lượng cán bộ như trên chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong hiện tại. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ cần phải nâng cao và phát triển về chất lượng cũng như số lượng để bảo đảm nhu cầu lao động phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 6. Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: người, %

TT Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014
  Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Chưa qua đào tạo 87,42 86,88 86,60 86,26 64,37 63,98
2 Đã qua đào tạo 12,58 13,12 13,40 13,74 35,63 36,02
2.1 Công nhân KT không bằng 2,99 2,97 2,94 3,13 24,18 25,09
2.2 Đào tạo dưới 3 tháng 0,32 0,33 0,33 0,34 0,34 0,34
2.3 Sơ cấp nghề 1,21 1,34 1,34 1,38 1,34 1,34
2.4 Có bằng nghề dài hạn 0,17 0,18 0,18 0,19 0,17 0,18
2.5 Trung cấp nghề 0,74 0,87 0,86 0,91 0,89 0,87
2.6 Trung học chuyên nghiệp 2,44 2,50 2,59 2,58 2,82 2,70
2.7 Cao đẳng nghề 0,11 0,12 0,13 0,13 0,16 0,14
2.8 Cao đẳng chuyên nghiệp 1,42 1,53 1,62 1,58 1,86 1,73
2.9 Đại học 3,13 3,23 3,35 3,44 3,80 3,58
2.10 Thạc sĩ 0,04 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05
2.11 Tiến sĩ 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

(Nguồn: Sở Lao động và Thương binh Xã hội, 2015)

2.2. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẮK LẮK

2.2.1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế

2.2.1.1. Vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp đối với KTXH của tỉnh

Nền kinh tế Đắk Lắk đ­ược tạo nên bởi nhiều ngành khác nhau trong đó có nông nghiệp. Nông nghiệp đóng góp phần lớn trong thu nhậpvà có tính quyết định lớn đến sự bình ổn của nền kinh tế bởi vì phần lớn dân số Đắk Lắk sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nền nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 phát triển ổn định, tăng trư­ởng đều với tốc độ 4,94%/năm. GDP ngành nông nghiệp năm 2005 đạt 10.640 tỷ đồng (chiếm 60,3% GDP toàn tỉnh); năm 2010 đạt 32.344 tỷ đồng (chiếm 44,8% GDP toàn tỉnh) và năm 2014 đạt 38.897 tỷ đồng (chiếm 42,1% GDP toàn tỉnh). Điều này đã góp phần phát triển ổn định, hướng tới bền vững của ngành và của toàn nền kinh tế.

Trong nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong tỉnh về lương thực, thực phẩm mà còn tham gia xuất khẩu, trong những năm qua xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản luôn giữ vị thế quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2005 đạt 283,3 triệu USD, chiếm 93,5%; năm 2010 đạt 619,9 triệu USD, chiếm 99,6% và đến năm 2014 giảm xuống còn 600,3 triệu USD, chiếm 95,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sản xuất lương thực phát triển mạnh, giai đoạn 2005 – 2014, sản lượng lúa tăng bình quân 10,4%/năm. Với sự tăng trưởng này, sản xuất lúa gạo không những bảo đảm an ninh lương thực trong tỉnh mà còn cung cấp lượng gạo cho các tỉnh lân cận. Thành tựu sản xuất lương thực của Đắk Lắk và những thành tựu khác trong nông nghiệp được đánh giá cao và là nhân tố quyết định đến sự ổn định, bền vững về chính trị, xã hội của tỉnh trong suốt những năm qua.

Các nông sản: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, sắn, mật ong… đóng góp đáng kể vào tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, năm 2014 sản lượng cà phê đạt 444,1 nghìn tấn (xuất khẩu 222,1 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu là 480,9 triệu USD); sản lượng sắn 614,6 nghìn tấn (xuất khẩu 107,6 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,1 triệu USD); sản lượng hồ tiêu 24,7 nghìn tấn (xuất khẩu 4,8 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu 35,3 triệu USD); sản lượng mật ong 6,5 nghìn tấn (xuất khẩu 10,1 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,5 triệu USD); sản lượng cao su 30,2 nghìn tấn (xuất khẩu 7,3 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,8 triệu USD); sản lượng điều 25,7 nghìn tấn (xuất khẩu 0,8 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 triệu USD); ngoài ra còn các sản phẩm khác như gỗ,… tạo ra khối lượng nông sản lớn cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu.

2.2.1.2. Mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp nông thôn với khu vực đô thị

Ngành nông nghiệp góp phần quan trọng vào thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của tỉnh.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng của chương trình XĐGN do phần lớn ng­ười nghèo ở nông thôn và thu nhập nông nghiệp đóng vai trò là nguồn thu chính của họ. Hầu hết các chương trình, dự án phát triển nông thôn đều coi phát triển nông nghiệp là hợp phần quan trọng. Tỷ lệ đói nghèo vùng nông thôn chiếm khoảng 90% tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Nhờ phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa ngành nghề mà thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn đã tăng đáng kể, tạo ra kết quả tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh từ 26,1% (năm 2005) xuống còn 21,9% (năm 2010) và 12,8% (năm 2014). Tỷ lệ này còn đư­ợc tiếp tục giảm mạnh trong những năm tới vì các chính sách đang h­ướng tới xã hội hoá công tác XĐGN và ngày càng theo chiều sâu.

Tạo việc làm cho dân cư nông thôn: Trong khi công nghiệp và dịch vụ còn đang lấy đà thì nông nghiệp vẫn là nơi tạo việc làm chính cho dân cư nông thôn. Trong giai đoạn 2005 – 2014, tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn vẫn còn cao (0,7%/năm) và dân số tăng thêm khoảng 10,8 nghìn người. Trong những năm qua nhờ thực hiện chính sách khuyến khích nông nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm và các chương trình XĐGN… đã giải quyết cơ bản việc làm cho lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn (tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn năm 2005 là 74,1%; năm 2010 là 80,6% và năm 2014 là 93,9%). Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 78,7% năm 20005; 77% năm 2010 và 67,6% tổng lao động toàn tỉnh năm 2014.

Môi trường sinh thái được cải thiện: trong những năm qua, nông nghiệp Đắk Lắk đã thành công trong việc khai hoang phục hoá để tăng diện tích đất nông nghiệp lên 58,4 nghìn ha (giai đoạn 2005 – 2014), chủ yếu diện tích tăng được bổ sung trồng cây lương thực (lúa và cây ngắn ngày khác) và trồng cây lâu năm (cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…).

2.2.2. Vai trò, vị trí và vị thế của nông nghiệp Đắk Lắk trong nông nghiệp Việt Nam và hội nhập, cạnh tranh

2.2.2.1. Một số chỉ tiêu chung

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 1.312,5 nghìn ha, lớn thứ 4 về diện tích sau: Nghệ An, Gia Lai và Sơn La. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,62 ha/người, gấp hơn 3 lần bình quân toàn quốc (0,2 ha/người).

Tỷ lệ lao động nông nghiệp so với số người trong độ tuổi lao động ở Đắk Lắk cao (66,1% năm 2014), so với 45,9% của cả nước. Xu thế chung của lao động nông nghiệp của Việt Nam trong gần thập niên qua giảm tương đối mạnh, do nhu cầu thu hút lao động nông nghiệp tới các khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, chính điều này đã tác động lên sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhưng đó cũng là nguyên nhân thu hẹp kinh tế nông nghiệp.

GDP nông nghiệp Đắk Lắk chiếm 47,1% so với GDP toàn tỉnh, tỷ lệ này cao gấp 2,68 lần so với bình quân chung cả nước 17,6%. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm thời kỳ 2005 – 2014 đạt 4,94%/năm, cao hơn tốc độ tăng GDP nông nghiệp cả nước 3,37%/năm.

2.2.2.2. So sánh chỉ tiêu một số sản phẩm cụ thể

  1. Lúa gạo

Diện tích lúa của Đắk Lắk đạt 94,3 nghìn ha, chiếm 39,6% diện tích lúa vùng Tây Nguyên (đứng thứ nhất trong vùng Tây Nguyên và thứ 24 cả nước). Năng suất lúa của Đắk Lắk năm 2014 là 61,3 tạ/ha ở mức cao so với năng suất lúa vùng Tây Nguyên (52,1 tạ/ha) và cao hơn năng suất lúa cả nước (57,6 tạ/ha).

Sản lượng lúa của Đắk Lắk tăng dần qua các năm (từ 236,3 nghìn tấn năm 2005 lên 450,8 nghìn tấn năm 2010 và 577,8 nghìn tấn năm 2014), đứng thứ nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên (chiếm 46,5% sản lượng vùng Tây Nguyên và 1,3% sản lượng lúa của toàn quốc).

Giá thành sản xuất lúa gạo ở Đắk Lắk tương đối thấp do giá nhân công thấp, theo tính toán kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp: giá thành sản xuất lúa gạo của Đắk Lắk khoảng 8 – 10 nghìn đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất gạo của Việt Nam từ 12 – 15%. Chất lượng gạo ngày càng được cải thiện do có tiến bộ kỹ thuật đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nên chất lượng gạo Đắk Lắk không thua kém so với các tỉnh khác.

Mặc dù chiếm 1,2% về diện tích và 1,3% về sản lượng so với toàn quốc nhưng sản xuất lúa gạo ở Đắk Lắk có vài trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống cho người dân trong tỉnh.

  1. Ngô: là tỉnh có diện tích ngô đứng thứ 2 cả nước sau Sơn La với 122,3 nghìn ha, chiếm 49,3% diện tích ngô vùng Tây Nguyên và 12,9% diện tích ngô cả nước. Nhưng do năng suất ngô của Đắk Lắk khá cao 54,9 tạ/ha (thấp hơn năng suất ĐăkNông 63,6 tạ/ha nhưng cao hơn năng suất bình quân vùng Tây Nguyên 53,1 tạ/ha và cả nước 44,1 tạ/ha) nên Đắk Lắk có sản lượng ngô cao nhất cả nước năm 2014 đạt 671,4 nghìn tấn, chiếm 50,9% sản lượng vùng Tây Nguyên và 12,9% sản lượng ngô cả nước. Tuy nhiên, do giá thành sản xuất ngô ở Đắk Lắk vẫn cao hơn mức giá nhập khẩu của các nước khác từ 10 – 15% nên là cản lực lớn nhất đối với nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất ngô.
  2. Cà phê

Sản xuất cà phê vối đứng đầu cả nước về khối lượng lớn, có tiềm lực dồi dào, cà phê Đắk Lắk đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 2014 cà phê Đắk Lắk xuất khẩu đạt 227,1 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu 480,9 triệu USD, đứng thứ nhất cả nước.

Diện tích cà phê năm 2014 đạt 203,7 nghìn ha, đứng thứ nhất. Năng suất cà phê Đắk Lắk thấp hơn, đứng thứ 4 trong 5 tỉnh Tây Nguyên sau Kon Tum 27,9 tạ/ha, Lâm Đồng 27,5 tạ/ha, Gia lai 25,7 tạ/ha và thấp hơn năng suất vùng Tây Nguyên 6,1% và thấp hơn năng suất cả nước 3,3%. Sản lượng cà phê Đắk Lắk năm 2014 đạt 444,1 nghìn tấn, đứng thứ nhất cả nước. Cà phê Đắk Lắk có những lợi thế cạnh tranh sau: là một tỉnh sản xuất cà phê vối đứng đầu cả nước với khối lượng lớn, có tiềm lực dồi dào. Do đó, cà phê Đắk Lắk đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Về chi phí sản xuất: điều tra gần đây cho thấy chi phí sản xuất – chế biến bình quân trên 1 tấn cà phê vối nhân khô ở Đắk Lắk khoảng 700 USD, trong khi đó chi phí ở tỉnh khác khoảng 800 USD.

  1. Hồ tiêu:

Năm 2014, Đắk Lắk vượt Gia Lai thành tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước với 16,1 nghìn ha, chiếm 36,7% diện tích vùng Tây Nguyên và 18,8% diện tích hồ tiêu cả nước. Do năng suất hồ tiêu đạt thấp 30,7 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất tiêu của Gia Lai (39,4 tạ/ha), thấp hơn năng suất bình quân vùng (31,4 tạ/ha) nên sản lượng tiêu đứng thứ 2 cả nước sau Gia Lai. Giá thành sản xuất tiêu của Đắk Lắk tương đối thấp so với các tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.

  1. Điều

Hiện nay, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng điều đứng thứ 3 cả nước với 20,5 nghìn ha (sau Bình Phước 134 nghìn ha và Đồng Nai 41 nghìn ha). Năng suất điều của Đắk Lắk tuy đạt 12,7 tạ/ha (cao hơn bình quân vùng Tây Nguyên 9,7 tạ/ha và cao hơn bình quân cả nước 12 tạ/ha) nhưng lại thấp hơn nhiều so với Tây Ninh 17,7 tạ/ha và Bình Phước 14,5tạ/ha.

Công nghệ chế biến hạt điều của Đắk Lắk đáp ứng lượng hạt điều thô hiện có. Việc áp dụng giống cây điều mới nhằm thay thế dần giống đã thoái hoá cũng như vườn cây cằn cỗi sẽ là một cơ hội tốt để Đắk Lắk nâng cấp chất lượng hạt điều chế biến so với các tỉnh. Đó là cơ hội tốt để hạ giá thành sản phẩm.

  1. Cao su

Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao trong 9 năm qua (tốc độ tăng bình quân 6,62%/năm về diện tích, 3,07%/năm năng suất và 4,63%/năm về sản lượng) nhưng so với các tỉnh trong vùng như Gia Lai, Kon Tum và trong cả nước như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Bình Thuận thì diện tích và sản lượng cao su Đắk Lắk còn rất thấp. Hiện nay, do những biến động của thị trường, lượng cao su xuất khẩu của Đắk Lắk giảm liên tục từ 2010 đến nay với tốc độ giảm bình quân 15,14%/năm về lượng và 24,84%/năm về giá trị.

Do hạn chế về năng lực sản xuất, Đắk Lắk vẫn chưa tạo dựng được thị trường tiêu thụ ổn định với dung lượng lớn, thường bị động vào thị trường tiểu ngạch mậu biên với Trung Quốc. Bên cạnh đó, do uy tín còn hạn chế và cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp nên giá xuất khẩu cao su của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng còn thấp hơn so với giá cao su trên thị trường thế giới. Cùng mặt hàng RSS1 nhưng giá cao su của Việt Nam bán cho bốn thị trường thì đều kém Malaysia, Singapore. Điều này cho thấy các cơ sở xuất khẩu cao su còn thiếu các thông tin cập nhập về giá cả, thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bán, trao đổi với nước ngoài. Hơn nữa khâu điều tiết xuất khẩu còn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, tạo ra sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bạn hàng ép giá.

  1. Sắn:

Diện tích sắn năm 2014 là 30,7 nghìn ha, đứng thứ 5 cả nước sau: Gia Lai, Tây Ninh, Kon Tum, Bình Thuận. Do sử dụng giống mới và quy trình canh tác nên năng suất sắn của Đắk Lắk đạt 191,2 tạ/ha (cao hơn so với bình quân vùng Tây Nguyên 176 tạ/ha và cả nước 185,5 tạ/ha) và sản lượng đạt 587,5 nghìn tấn. Xuất khẩu tinh bột sắn đạt 94 nghìn tấn, kim ngạch 37,1 triệu USD.

  1. Mật ong và các sản phẩm từ ong

Đắk Lắk là thị trường xuất khẩu mật ong đầy tiềm năng và hiện là tỉnh sản xuất và xuất khẩu mật ong lớn nhất Việt Nam với sản lượng 10,1 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 29,1 triệu USD, chiếm 21,7% sản lượng và 24,3% về giá trị xuất khẩu cả nước. Năm 2014, tổng đàn ong của Đắk Lắk là 182,9 nghìn đàn với sản lượng 6,5 nghìn tấn, chiếm 68,7% về số lượng đàn và 79% sản lượng mật so với vùng Tây Nguyên và chiếm 19% về số lượng đàn và 45,9% sản lượng mật so với cả nước.

  1. Các sản phẩm chăn nuôi

Đàn trâu: tổng đàn trâu đứng thứ nhất vùng Tây Nguyên và thứ 22 cả nước. Năm 2014 là 35,2 nghìn con, đàn trâu có xu hướng tăng nhẹ các năm qua.

Đàn bò của Đắk Lắk năm 2014 là 180,8 nghìn con (đứng thứ 2 vùng Tây Nguyên sau Gia Lai 9332,4 nghìn con và đứng thứ 9 cả nước). Trong những năm gần đây đàn bò tăng cả về số lượng và chất lượng đàn. Xu hướng tăng đàn bò chậm hơn so với cả nước.

Đàn lợn của Đắk Lắk năm 2014 đạt 725 nghìn con, đứng thứ nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên và đứng thứ 10 cả nước. Nhìn chung, qua các năm tỷ lệ tăng đàn lợn trong tỉnh là chậm và bấp bênh, điều đó chứng tỏ chăn nuôi lợn hiện nay chưa thực sự ổn định và phát triển.

Đàn gia cầm của Đắk Lắk năm 2014 là 9,6 triệu con, đứng thứ nhất vùng Tây Nguyên và thứ 8 cả nước. Những năm gần đây, đàn gia cầm tăng cả về số lượng và chất lượng đàn. Xu hướng tăng đàn gia cầm nhanh hơn so với cả nước.

Tương ứng với tổng đàn lợn và gia cầm, sản phẩm chăn nuôi của tỉnh cũng chiếm một tỷ trọng tương tự, tăng qua các năm, cao so với vùng Tây Nguyên nhưng chậm hơn so với cả nước.

2.3. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

2.3.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp

Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2014 thể hiện tính không ổn định. Giai đoạn 2005 – 2010, tăng trưởng nông nghiệp đạt 8,57%/năm, sau đó tăng lên vào năm 2011 (đạt 9,29%) và giảm mạnh còn -4,81% vào năm 2012, phục hồi vào các năm 2013, 2014 nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2014 chỉ đạt 3,65%/năm (bảng 7).

Bảng 7. Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 (Giá so sánh 2010)

Hạng mục Giá trị sản phẩm (tỷ.đ) TĐT (%/năm)
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005-2010 2010-2014
Tổng số 18.995,2 28656,0 31.301,7 29.853,5 31.967,1 33.075,2 8,57 3,65
1. Nông nghiệp 18.475,1 27.858,5 30.445,9 28.979,9 31.062,7 32.132,1 8,56 3,63
2. Lâm nghiệp 295,5 424,0 440,5 446,9 448,0 477,2 7,49 3,00
3.Thủy sản 224,6 373,5 415,4 426,7 456,4 466,0 10,71 5,69

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Xu thế biến đổi chung về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 là, sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với một số quốc gia thì tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã giảm đi do tác động tiêu cực của giá cả thị trường thế giới về vật tư và sản phẩm (giá vật tư tăng nhanh, trong khi giá nông sản không tăng hoặc giảm, tạo ra giá cánh kéo bất lợi cho sản xuất nông nghiệp) và gia tăng các rào cản thương mại về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước đối với nông sản xuất khẩu của Đắk Lắk.

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất

2.3.2.1. Chuyển dịch giữa ngành: nông, lâm nghiệp, thủy sản

Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị giữa 3 nhóm chuyên ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2005 – 2014 (bảng 8).

Bảng 8. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm GTSX nông, lâm, thủy sản GTSX

nông nghiệp

Cơ cấu (%) GTSX

lâm nghiệp

Cơ cấu (%) GTSX

thủy sản

Cơ cấu (%)
2005 9.201,7 8.908,9 96,8 194,5 2,1 98,3 1,1
2010 28.655,9 27.858,5 97,2 424,0 1,5 373,4 1,3
2011 44.777,4 43.821,5 97,9 463,7 1,0 492,2 1,1
2012 43.885,0 42.785,4 97,5 532,3 1,2 567,3 1,3
2013 47.026,1 45.840,7 97,5 560,2 1,2 625,2 1,3
2104 48.911,3 47.676,5 97,5 602,1 1,2 632,7 1,3

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

– Về giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giá thực tế đã tăng gấp 5,31 lần, từ 9.201,7 tỷ đồng năm 2005 lên 48.911,3 tỷ đồng năm 2014. Trong đó, nông nghiệp tăng 5,35 lần, từ 8.908,9 tỷ đồng lên 47.676,5 tỷ đồng; lâm nghiệp tăng 3,1 lần, từ 194,5 tỷ đồng lên 602,1 tỷ đồng; thủy sản tăng 6,44 lần, từ 98,3 tỷ đồng lên 632,7 tỷ đồng, phản ánh ngành nông nghiệp có giá trị sản xuất cao nhất và tăng mạnh nhất, sau đó đến thủy sản và chậm nhất là lâm nghiệp.

– Về cơ cấu, tỷ trọng nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng, năm 2005 chiếm 96,8%, tăng lên 97,2% năm 2010 và 97,5% vào năm 2014; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1 – 2,1%) và có xu hướng giảm (thấp nhất là 1% năm 2011); thủy sản chiếm tỷ trọng từ 1,1 – 1,3%, có xu hướng tăng nhưng không đáng kế, thấp nhất là năm 2005 (1,1%), tăng lên 1,3% năm 2010, giảm xuống 1,1% năm 2011 và tăng nhẹ lên 1,3% từ năm 2012 – 2014.

Như vậy, ngành nông nghiệp Đắk Lắk vẫn nặng về nông nghiệp thuần, chưa khai thác được lợi thế tự nhiên về rừng, mặt nước sông, hồ để phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản, đưa các ngành này trở thành sản xuất chính của nông nghiệp để tạo ra cơ cấu toàn ngành nông nghiệp hợp lý. Trong đó, ngành lâm nghiệp đang sử dụng quỹ đất lớn nhất, nhưng giá trị làm ra lại thấp nhất.

Hình 1. Tăng trưởng GDP ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2005 2014

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Giai đoạn 2005 – 2014, sản xuất nông nghiệp của tỉnh có những bước chuyển biến tích cực nhờ thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tập trung vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bảng 9. Giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2014 (Giá so sánh năm 2010)

Hạng mục Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005-2010 2010-2014
Tổng 18.475,1 27.858,5 30.445,9 28.979,9 31.062,7 32.132,1 8,56 3,63
1. Trồng trọt 15.107,8 21.313,7 23.869,0 22.268,1 24.341,1 24.726,1 7,13 3,78
2. Chăn nuôi 2.617,4 5.435,7 5.585,4 5.718,4 5.704,5 6.360,5 15,74 4,01
3. Dịch vụ 750,0 1.109,1 991,5 993,3 1.017,1 1.045,5 8,14 -1,47

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ( giá so sánh 2010) từ 18.475,1 tỷ đồng (năm 2005), tăng lên 27.858,5 tỷ đồng (năm 2010) và 32.132,1 tỷ đồng năm 2014. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 8,56%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 3,63%/năm. Trong đó, ngành trồng trọt có xu hướng tăng, từ 15.107,8 tỷ đồng (năm 2005) lên 21.313,7 tỷ đồng (năm 2010) và 24.726,1 tỷ đồng (năm 2014), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 7,13%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 giảm mạnh xuống còn 3,78%/năm. Chăn nuôi có tốc độ tăng giảm, giai đoạn 2005 – 2010 tăng 15,74%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 giảm còn 4,01%/năm. Tốc độ tăng của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt, nhưng do giá trị thấp nên chưa thay đổi được vị trí so với trồng trọt. Dịch vụ giai đoạn 2005 – 2010 tăng 8,14%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 giảm rất nhanh xuống -1,47%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, chiếm đến 78,42% giá trị sản xuất toàn ngành, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp còn ở mức thấp. Công tác quy hoạch, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa được chú trọng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; cơ sở sản xuất, chế biến quy mô còn nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chưa cao.

Bảng 10. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá hiện hành)

Năm GTSX

nông nghiệp

GTSX

trồng trọt

Cơ cấu (%) GTSX

chăn nuôi

Cơ cấu (%) GTSX

dịch vụ

Cơ cấu (%)
2005 8.908,9 7.113,4 79,85 1.354,9 15,21 440,6 4,95
2010 27.858,5 21.313,7 76,51 5.435,7 19,51 1.109,1 3,98
2011 43.821,5 35.316,1 80,59 7.497,2 17,11 1.008,2 2,30
2012 42.785,4 33.836,4 79,08 7.806,0 18,24 1.143,0 2,67
2013 45.840,7 36.833,1 80,35 7.823,8 17,07 1.183,8 2,58
2014 47.676,5 37.386,1 78,42 9.180,5 19,26 1.109,9 2,33

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

– Về giá trị sản xuất, giai đoạn 2005 – 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gần 5,35 lần, từ 8.908,9 tỷ đồng lên 47.676,5 tỷ đồng. Trong đó, trồng trọt tăng 5,26 lần, từ 7.113,4 tỷ đồng lên 37.386,1 tỷ đồng; chăn nuôi tăng 6,78 lần từ 1.354,9 tỷ đồng lên 9.180,5 tỷ đồng; dịch vụ tăng 2,52 lần, từ 440,6 tỷ đồng lên 1.109,9 tỷ đồng.

– Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ ngành nông nghiệp suốt giai đoạn 2005 – 2014 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy trì ở mức cao từ 76,5 – 80,6%, chăn nuôi từ 15,2 – 19,5% và dịch vụ rất thấp, từ 2,3 – 4,95%. Tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú y, tiếp thị, tín dụng… để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, nông nghiệp thuần của Đắk Lắk vẫn nặng về sản xuất cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ và cây lương thực khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng KHCN và sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên của tỉnh.

2.3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 2010) từ 295,5 tỷ đồng (năm 2005), tăng lên 424,0 tỷ đồng (năm 2010) và đến năm 2014 đạt 477,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 7,49%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 3,00%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất trồng và chăm sóc rừng vẫn có xu hướng tăng, từ 35,2 tỷ đồng (năm 2005) lên 51,4 tỷ đồng (năm 2010) và 122,1 tỷ đồng năm 2014, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 7,86%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 tăng mạnh lên 24,15%/năm. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tốc độ tăng khá trong giai đoạn 2005 – 2010 (tăng 7,73%/năm), nhưng lại giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2014 xuống còn -0,86%/năm. Thu nhập sản phẩm từ rừng không phải gỗ và dịch vụ lâm nghiệp có xu hướng giảm nên cả hai lĩnh vực này có tốc độ giảm -3,95 và -11,25 trong giai đoạn 2010 – 2014. Tuy tốc độ tăng của trồng và chăm sóc rừng cao hơn so với khai thác gỗ và lâm sản khác, nhưng do giá trị thấp nên chưa làm thay đổi được vị trí so với khai thác gỗ và lâm sản khác.

Bảng 11. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2014 (Giá so sánh năm 2010)

Hạng mục Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005- 2010 2010- 2014
GTSX Lâm nghiệp 295,5 424,0 440,5 446,9 448,0 477,2 7,49 3,00
1. Trồng và chăm sóc rừng 35,2 51,4 89,1 110,4 116,0 122,1 7,86 24,15
2. Khai thác gỗ và lâm sản khác 242,8 352,3 336,3 321,8 316,2 340,4 7,73 -0,86
3.Thu nhặt SP từ rừng không phải gỗ 9,4 9,4 7,4 7,1 9,0 8,0 0,07 -3,95
4. Dịch vụ lâm nghiệp 8,2 10,8 7,6 7,7 6,7 6,7 5,78 -11,25

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành lâm nghiệp còn chậm, khai thác vẫn là ngành sản xuất chính, chiếm đến 75,35% giá trị sản xuất toàn ngành, tỷ trọng các ngành còn ở mức thấp.

Bảng 12. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá hiện hành)

Năm GTSX

lâm nghiệp

Trồng và chăm sóc

rừng

Cơ cấu (%) Khai thác gỗ và lâm sản khác Cơ cấu (%) Thu nhập SP từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Cơ cấu (%) Dịch vụ lâm nghiệp Cơ cấu (%)
2005 194,5 21,2 10,90 161,6 83,08 4,2 2,16 7,5 3,86
2010 423,9 51,4 12,13 352,3 83,11 9,4 2,22 10,8 2,55
2011 463,6 92,6 19,97 355,9 76,77 7,5 1,62 7,6 1,64
2012 532,2 115,1 21,63 397,6 74,71 7,1 1,33 12,4 2,33
2013 560,2 120,7 21,55 416,8 74,40 10,2 1,82 12,5 2,23
2014 602,1 126,8 21,06 453,7 75,35 9,0 1,49 12,6 2,09

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

– Về giá trị, giai đoạn 2005 – 2014 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đã tăng gần 3,1 lần, từ 194,5 tỷ đồng lên 602,1 tỷ đồng. Trong đó, GTSX trồng rừng và khai thác gỗ tăng gần 6 lần từ 21,2 tỷ đồng lên 126,8 tỷ đồng; khai thác lâm sản ngoài gỗ tăng 2,8 lần, từ 161,6 tỷ đồng lên 453,7 tỷ đồng; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác tăng 2,14 lần, từ 4,2 tỷ đồng lên 9,0 tỷ đồng và dịch vụ lâm nghiệp tăng 1,68 lần, từ 7,5 tỷ đồng lên 12,6 tỷ đồng, cho thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng và chăm sóc rừng là cao nhất, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ đang thể hiện thế mạnh vượt trội trong so sánh với các ngành còn lại của ngành lâm nghiệp.

– Về cơ cấu, cơ cấu GTSX của ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng rừng và khai thác gỗ (từ 14,8% xuống 10,2%), tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ (từ 79,5% lên 84,5%), chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong ngành này; tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 5,7% xuống 5,3%, phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗ là thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú. Riêng dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, giảm dần là xu hướng không tích cực, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung của ngành.

2.3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản

Thủy sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010) từ 224,6 tỷ đồng (năm 2005), tăng lên 373,5 tỷ đồng (năm 2010) và đến năm 2014 đạt 466,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 10,71%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 5,69%/năm. Trong đó, nuôi trồng có xu hướng tăng, từ 156,2 tỷ đồng (năm 2005) lên 306,2 tỷ đồng (năm 2010) và 404,1 tỷ đồng (năm 2014), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 14,41%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 giảm xuống 7,18%/năm. Khai thác có tốc độ tăng trưởng âm trong suốt 15 năm, (giảm -0,34%/năm) giai đoạn 2005 – 2010 và giảm mạnh xuống còn -2,05%/năm giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 13. Giá trị sản xuất ngành thủy sản và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2014 (Giá so sánh năm 2010)

Hạng mục Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005 -2010 2010-2014
Tổng 224,6 373,5 415,4 426,7 456,4 466,0 10,71 5,69
1. Khai thác 68,4 67,3 69,7 57,9 60,4 61,9 -0,34 -2,05
2. Nuôi trồng 156,2 306,2 345,7 368,8 396,0 404,1 14,41 7,18

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

– Về giá trị, giai đoạn 2005 – 2014 tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản đã tăng 6,34 lần từ 98,3 tỷ đồng lên 632,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị nuôi trồng tăng gần 7 lần, từ 75,5 tỷ đồng lên 528,3 tỷ đồng; giá trị khai thác tăng 4,58 lần, từ 22,8 tỷ đồng lên 104,4 tỷ đồng. Trong điều kiện Đắk Lắk việc gia tăng khối lượng và giá trị nuôi trồng là đúng hướng, phát huy được các thế mạnh về mặt nước các sông, hồ. Khai thác nên tập trung vào đánh bắt có chọn lọc để hạn chế sụt giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, theo đó chính sách đầu tư cho nuôi trồng kỳ vọng sẽ đem lại sự thay đổi tích cực cho ngành thủy sản thời gian tới.

– Về cơ cấu, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao hơn khai thác, dao động trong khoảng từ 76,81 – 83,5% tổng giá trị của ngành, nhưng có xu hướng giảm. Khai thác chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có xu hướng tăng nhẹ từ 15,86% năm 2012 lên 16,5% năm 2014.

Bảng 14. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá hiện hành)

Năm GTSX thủy sản Khai thác Cơ cấu (%) Nuôi trồng Cơ cấu (%)
2005 98,3 22,8 23,19 75,5 76,81
2010 373,5 67,3 18,02 306,2 81,98
2011 492,2 85,2 17,31 407,0 82,69
2012 567,3 90,0 15,86 477,3 84,14
2013 625,1 99,7 15,95 525,4 84,05
2014 632,7 104,4 16,50 528,3 83,50

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

2.3.3.1. Nhân tố nguồn lực tự nhiên

Các nguồn lực tự nhiên như nguồn nước, khí hậu.., có ảnh hưởng mạnh tới hướng phát triển ngành nông lâm thủy sản ở từng vùng, tiểu vùng địa lý. Điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng, tiểu vùng đã tạo ra lợi thế so sánh và sức cạnh tranh riêng của ngành nông nghiệp ở từng vùng, tiểu vùng và là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển về ngành nông nghiệp.

Đắk Lắk là tỉnh có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên giữa các vùng, có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu rất khác nhau nên đã tạo ra các lợi thế và bất lợi thế ở từng vùng trong phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, hình thành nhân tố tự nhiên, ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp ở các tiểu vùng, tạo nên tính đa dạng về sản phẩm và sự khác biệt về cơ cấu ngành nông nghiệp theo tiểu vùng sinh thái.

Dưới tác động của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về hàng hóa nông sản trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã định ra được lợi thế riêng cho từng vùng để phát triển các sản phẩm cụ thể, tạo nên cơ cấu sản phẩm của từng vùng phù hợp với thị trường, khai thác có hiệu quả đất đai, nguồn nước và các nguồn lực khác ở từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp.

Tuy nhiên, phải thấy rằng, nhân tố nguồn lực tự nhiên không tự tạo ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới phát triển nông nghiệp và tạo dựng cơ cấu ngành nông nghiệp mà chính con người thông qua nhận thức của mình về những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực tự nhiên ở từng vùng mà quyết định phát triển hướng ngành nông nghiệp cho phù hợp. Như vậy, nhận thức đúng của con người về nguồn lực tự nhiên và quyết định phát triển nông nghiệp theo hướng nào cho phù hợp chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nông nghiệp.

Để nhận thức đúng về nguồn lực tự nhiên, ngày nay Đắk Lắk vẫn tiếp tục phải nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá để đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp hợp lý nhất so với nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra.

2.3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách

  1. a) Ảnh hưởng của chính sách đất đai

Chính sách đất đai là chính sách cơ bản đối với ngành nông nghiệp. Trong

những năm vừa qua đã đổi mới theo hướng giao đất không thu tiền sử dụng cho hộ nông dân theo quỹ đất ở từng địa phương và đảm bảo các quyền cho hộ nhận đất gồm: sử dụng có thời hạn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê và góp vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất… đã ảnh hưởng mạnh và tích cực tới động lực của người nông dân trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, đồng đã tạo ra điều kiện để nông dân lựa chọn hướng sản xuất phù hợp trên số diện tích được giao và tạo ra chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo lợi thế từng vùng và theo tín hiệu thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh tác động tích cực trên đây, chính sách đất đai thời gian qua đã tạo ra tính manh mún, chia cắt ruộng đất của các hộ nông dân do chia đất theo nguyên tắc bình quân về quy mô diện tích và bình quân về: chất lượng, vị trí, độ cao thấp và độ phì của đất mà không theo khả năng sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Đồng thời việc chia đất cho hộ với nhiều quyền như nói trên đã đưa tới tâm lý của hộ nông dân là được nhà nước chia tài sản, chứ không phải giao tư liệu để sản xuất nông nghiệp, dẫn tới việc sử dụng đất không tập trung và không theo định hướng chung của từng cách đồng, từng vùng nông nghiệp theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, nên đã không tạo ra động lực để cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và sản xuất hàng hóa. Kết quả là, các vùng sản xuất đã hình thành, nhưng tính hàng hóa thấp, phân tán, chất lượng không đồng đều, chủng loại và kiểu dáng, không hấp dẫn người tiêu dùng làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm thấp;

Mặt khác, chính sách giao đất không thu tiền sử dụng trong nhiều năm qua đã không thúc đẩy người nông dân sử dụng hiệu quả đất được giao và không hình thành thị trường chính thức về đất nông nghiệp, từ đó thúc đẩy một bộ phận nông dân không đủ điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp chuyển giao (bán lại) đất cho những người nông dân khác có khả năng sản xuất hàng hóa cao hơn và đi làm nghề khác, hậu quả người nông dân bị lệ thuộc vào đất đai, khó thoát nghèo và là rào cản của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

  1. b) Chính sách đầu tư cho nông nghiệp

Chính sách đầu tư có vai trò tạo ra kết cấu hạ tầng để phát triển ngành nông nghiệp, vì vậy luôn là điều kiện cần để cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng mà chính sách đầu tư được thực hiện. Kết cấu hạ tầng bao gồm hai loại, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cùng tạo điều kiện thúc và đẩy hình thành, phát triển các hoạt động kinh doanh mới theo tiềm năng của từng vùng. Kết cấu hạ tầng cứng gồm: hệ thống giao thông bộ, thủy, sắt, hàng không, hạ tầng logicstic và các hạ tầng khác; kết cấu hạ tầng mềm gồm: nguồn nhân lực, thông tin và nghiên cứu triển khai nông nghiệp. Phần lớn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng này do Nhà nước đảm nhiệm nên chính sách đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên các mặt sau:

+ Tạo thuận lợi cho sản xuất nông lâm thủy sản hàng hóa phát triển, đặc biệt là đối với sản xuất các loại nông sản xuất khẩu;

+ Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường và thông tin kinh tế quan trọng để quyết định đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo từng địa bàn và trên quy mô toàn tỉnh.

Thực tế cho thấy, những nơi có kết cấu hạ tầng đồng bộ đã thu hút được nhiều vốn đầu tư, sản xuất nông nghiệp phát triển và cơ cấu sản xuất thay đổi theo thị trường, nơi hạ tầng chưa phát triển rất khó thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp và người dân vào kinh doanh dẫn đến cơ cấu lạc hậu, chậm chuyển dịch.

Bảng 15. Tỷ trọng vốn đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá hiện hành)

Năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư cho nông lâm thủy sản
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
2005 2.586,7 1.239,7 47,93
2010 9.026,0 3.068,6 34,00
2011 10.365,4 3.574,1 34,48
2012 11.245,9 3.792,5 33,72
2013 12.639,4 4.067,7 32,18
2014 13.513,3 4.287,8 31,73

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” và Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP đã đưa các chính sách, biện pháp huy động nhiều nguồn vốn xã hội đầu tư vào kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó ngành nông nghiệp đã thay đổi hướng sản xuất theo định hướng thị trường và theo lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái.

Cụ thể, vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã tăng liên tục trong các năm vừa qua từ 1.239,7 tỷ đồng năm 2005 lên 3.068,6 tỷ đồng năm 2010 và 4.287,8 tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 19,87%/năm và giảm xuống 8,72%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014. So với tổng đầu tư xã hội vào nền kinh tế thì, tỷ trọng đầu tư xã hội vào ngành nông nghiệp cũng giảm từ 47,9% năm 2005 xuống 34% năm 2010 và 31,7% năm 2014 nên chưa tạo ra đủ năng lực mới về kết cấu hạ tầng theo yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo mục tiêu đề ra.

Như vậy, vốn đầu tư phát triển xã hội của toàn nền kinh tế đã tăng hơn 5,2 lần trong giai đoạn 2005 – 2014 (từ 2.586,7 tỷ đồng năm 2005 lên 13.513,3 tỷ đồng 2014). Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển xã hội vào ngành nông nghiệp chỉ tăng gần 3,5 lần (từ 1.239,7 tỷ đồng năm 2005 lên 4.287,8 tỷ đồng năm 2014), phản ánh tốc độ tăng đầu tư phát triển xã hội vào ngành nông nghiệp thấp xa so với tốc độ tăng đầu tư phát triển xã hội vào nền kinh tế. Vốn đầu tư xã hội nhỏ bé đang là vật cản quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay, tình trạng này ngày càng gia tăng sẽ càng làm cho ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ.

Bảng 16. Vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước vào nền kinh tế và đầu tư vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 (theo giá so sánh)

Năm Vốn Ngân sách đầu tư vào nền kinh tế

(Tỷ VNĐ)

Vốn Ngân sách đầu tư vào ngành nông nghiệp

(Tỷ VNĐ)

Tỷ trọng Vốn NS đầu tư vào NN so với tổng đầu tư NSNN vào nền kinh tế (%) Tỷ trọng vốn NS đầu tư vào NN so với đầu tư xã hội vào NN, NT (%)
2005 910 314 34,51 35,17
2006 975 329 33,74 29,69
2007 908 312 34,36 23,68
2008 958 304 31,73 17,84
2009 980 301 30,71 11,84
2010 1.305 425 32,57 14,45
2011 1.991 691 34,71 19,20
2012 1.927 581 30,15 17,13
2013 1.498 508 33,91 11,85
2014 1.649 563 34,14 12,20

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách đầu tư vào nền kinh tế tăng 1,8 lần, từ 910 tỷ đồng năm 2005 lên gần 1.305 tỷ đồng năm 2010 và 1.649 tỷ đồng năm 2014, trong khi đó vốn ngân sách đầu tư vào ngành nông nghiệp chỉ tăng 1,7 lần, từ 314 tỷ đồng năm 2005 lên 425 tỷ đồng năm 2010 và 563 tỷ đồng năm 2014. Thấp hơn so với tốc độ tăng đầu tư ngân sách vào nền kinh tế. Vì vậy, tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư vào ngành nông nghiệp/ tổng vốn ngân sách đầu tư vào nền kinh tế giảm từ 34,51% năm 2005 xuống 32,57% năm 2010 và 34,14% năm 2014 và tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư vào ngành nông nghiệp so với tổng đầu tư xã hội vào ngành này giảm từ 35,17% năm 2005 xuống 14,45% vào năm 2010 và 12,2% năm 2014.

Thực tế trên phản ánh sự quan tâm chưa đầy đủ của Nhà nước trong phân bổ vốn ngân sách đầu tư vào ngành nông nghiệp, làm cho tỷ trọng đầu tư phát triển xã hội vào ngành này giảm trong giai đoạn 2005 – 2014 và kết quả là kết cấu hạ tầng của ngành nông nghiệp rất nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng đủ điều kiện để ngành nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo mong muốn. Nói cách khác là chính sách đầu tư ngân sách của Nhà nước vào ngành nông nghiệp đã và đang là nhân tố ảnh hưởng xấu đến thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.

Mặt khác, cần thấy rằng hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua chưa cao, cụ thể là chỉ số ICOR nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2014 thể hiện tăng qua hình 3. Số liệu hình 3 cho thấy, chỉ số ICOR ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014 tăng từ 3,51 năm 2005 lên 5,44 vào năm 2010 và giảm còn 4,03; 5,07; 4,23 vào năm 2011 – 2013 và tăng lên 6,01 vào năm 2014, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong ngành nông nghiệp có sự tăng, giảm không liên tục trong những gần đây. Năm 2010, ICOR bình quân đạt 5,44 nghĩa là để có 1 đồng tăng trưởng nông nghiệp thì Đắk Lắk cần đầu tư 5,44 đồng vốn và đến năm 2014, ICOR bình quân là 6,01 nghĩa là để có 1 đồng tăng trưởng nông nghiệp thì Đắk Lắk cần đầu tư 6,01 đồng vốn.

Hình 2. Chỉ số ICOR nông nghiệp Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Vấn đề đặt ra là, ngành nông nghiệp muốn chuyển dịch cơ cấu thì cần tăng đầu tư, nhưng tăng đầu tư mà hiệu quả đầu tư giảm dần thì cần phải cân nhắc cẩn trọng khi quyết định tăng đầu tư. Vấn đề này cần được nghiên cứu sâu thêm về chính sách đầu tư.

2.3.3.3. Nhân tố phát triển doanh nghiệp, các tổ chức KD trong nông nghiệp

Các loại hình DN và tổ chức kinh doanh hoạt động trong ngành nông nghiệp chính là tác nhân tạo ra động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành. Do vậy, sự phát triển về lượng và chất các loại hình DN, tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp đóng vai trò là nhân tố chủ động thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.Thực tiễn giai đoạn 2005 – 2014, sự phát triển các DN và tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở Đắk Lắk như sau:

  1. a) Phát triển doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp

– Về số lượng: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Chi cục thống kê giai đoạn 2005 – 2014 cho biết, số doanh nghiệp hoạt động trong chuyên ngành nông, lâm nghiệp đã giảm từ 114 doanh nghiệp vào năm 2005 xuống còn 127 doanh nghiệp vào năm 2010, tăng lên 141 doanh nghiệp năm 2011, 177 doanh nghiệp năm 2012 và giảm xuống còn 172 doanh nghiệp năm 2013 và giảm mạnh còn 106 doanh nghiệp vào năm 2014 (giảm bình quân 1,4%/năm).

– Về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp: Mỗi năm các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp thủy sản giải quyết việc làm cho 24.928 lao động/năm giai đoạn 2010 – 2014, đưa tổng số lao động làm tại các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2014 là 18.414 người (giảm 13.027 người, tương ứng với giảm 41,4% so với năm 2010). Tính đến năm 2014, 71% doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản của tỉnh có quy mô nhỏ và siêu nhỏ về lao động và doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô vừa và lớn về sử dụng lao động chỉ chiếm 29%.

– Về vốn: Tổng số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản có quy mô nhỏ và siêu nhỏ và giảm dần từ 86,4% năm 2005 xuống 75,5% năm 2014. Doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp có quy mô vừa và lớn có xu hướng tăng từ 13,6% năm 2005 lên 24,5% năm 2014, cho thấy xu thế doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp đang tích tụ vốn để sản xuất hàng hóa lớn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Về đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp: Cùng với phát triển về số lượng, chất lượng, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đang được đổi mới, sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu của kinh doanh trong cơ chế thị trường, trước hết là các doanh nghiệp nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Theo tổng kết thực hiện NQ 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và NĐ 170/2004/NĐ-CP, NĐ 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh thì đến 31/12/2012 các nông lâm trường quốc doanh và các công ty nông, lâm nghiệp nhà nước đã chuyển đổi thành công ty TNHH MTV với 100% vốn nhà nước.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 25 công ty nông, lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý, quản lý 229,2 nghìn ha đất, quản lý 5.113 lao động với tổng số vốn điều lệ là 3.209,5 tỷ đồng. Trong đó:

+ 10 công ty nông nghiệp quản lý 23,7 nghìn ha đất (chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với cây trồng chính là cà phê, cao su, một số ít cây ăn quả, cây ngắn ngày và cây công nghiệp khác), quản lý 4.563 lao động với tổng số vốn điều lệ 2.863,5 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh sau sắp xếp đã có 9/10 công ty báo cáo có lãi vào năm 2012. Thu nhập của người lao động đạt 5 – 5,5 triệu đồng/tháng ở công ty cao su; 5,5 – 6 triệu đồng/tháng ở công ty cà phê.

+ 15 công ty lâm nghiệp quản lý 195,5 nghìn ha đất (chủ yếu là đất rừng tự nhiên nghèo), quản lý 550 lao động với tổng số vốn điều lệ gần 346 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh sau sắp xếp đã có 6/15 công ty báo cáo có lãi vào năm 2012. Sau khi sắp xếp lại, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp đã tăng lên. Thu nhập của người lao động đã được cải thiện, trung bình đạt 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Một số công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thu nhập của người lao động đạt 4-4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, tác động của các công ty nông lâm nghiệp đến phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn mờ nhạt, thiếu các công ty mạnh, đầu đàn, đủ sức lôi kéo và thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các địa bàn, tạo ra các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản mạnh

  1. b) Hợp tác và liên kết của nông dân với doanh nghiệp và tổ chức tiêu thụ

Tham gia sản xuất nông nghiệp gồm số đông các hộ nông dân quy mô nhỏ sử dụng phương thức sản xuất truyền thống, tự cung, tự cấp, tính thương mại thấp. Trong điều kiện đó thì phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân với nhau và giữa hộ nông dân với DN và các tổ chức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn theo định hướng chung của các vùng sản xuất, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên quy mô tỉnh. Các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:

– Liên kết ngang giữa các hộ nông dân cùng sản xuất một loại sản phẩm trên cơ sở cam kết tự nguyện về quyền lợi và trách nhiệm. Theo đó các hộ nông dân cùng sản xuất trên 1 địa bàn có quan hệ với nhau về cơ sở hạ tầng, về đầu vào của sản xuất và cùng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm làm ra sẽ liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện các hoạt động tập thể nhằm đạt mục đích đặt ra. Quá trình hợp tác, liên kết này sẽ hình thành nên các tổ chức của nông dân từ đơn giản đến phức tạp gồm: tổ đổi công, tổ hợp tác, nhóm sản xuất, hợp tác xã với một hoặc nhiều hoạt động tập thể trong cung cấp đầu vào, trong sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm đạt lợi ích lớn hơn so với sản xuất cá thể.

Thực tế ở Đắk Lắk trong những năm vừa qua đã hình thành nhiều loại hình tổ chức hợp tác của nông dân cùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản, nghề rừng… Các hình thức tổ chức hợp tác này đã hỗ trợ nông dân sử dụng tốt hơn đất đai, các nguồn lực tại chỗ và tiếp cận thị trường tốt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của các hình thức hợp tác của nông dân đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chưa nhiều, đang bị hạn chế bởi quy mô nhỏ bé của các hình thức hợp tác, chưa đủ sức hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa nông sản gắn kết từ sản xuất tới tiêu thụ trên quy mô lớn, vươn ra chiếm lĩnh thị trường để phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho nông dân.

– Liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản để tiếp nhận các loại vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm làm ra đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng” và thể hiện tính tất yếu của quy luật gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Nhưng trên thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn về: lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia, về tính pháp lý và tính tổ chức của quá trình liên kết dẫn tới liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, tiêu thụ nông sản chưa thành công, chưa trở thành lực lượng chủ đạo tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua.

– Liên kết giữa các tác nhân đầu đàn ở các vùng sản xuất. Là loại hình liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các trang trại sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, kinh doanh giỏi, có thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trong kinh doanh, có vị thế chi phối thị trường, thu hút nhiều bạn hàng bán buôn, bán lẻ và nông dân tham gia… Các liên kết này tạo ra các chuỗi giá trị có sức mạnh lớn, chi phối sản xuất nông sản hàng hóa và có ảnh hưởng mạnh tới chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Các hình thức liên kết này mang tính năng động cao, nhưng chưa hình thành các tổ chức chặt chẽ nên tính ổn định thấp, do đó chưa trở thành động lực bền vững thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

2.3.3.4. Nhân tố lao động nông nghiệp

Nhân tố này luôn bao gồm hai khía cạnh, đó là số lượng và chất lượng lao động. Cả hai khía cạnh này đều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Nếu lao động nông nghiệp có số lượng thích hợp, có chất lượng cao thì sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngược lại nếu lao động nông nghiệp thiếu hoặc đủ về số lượng so với yêu cầu của sản xuất, nhưng yếu kém về chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển và chuyển dịch ngành nông nghiệp, đồng thời khó đạt năng suất và hiệu quả lao động cao.

Thực trạng lực lượng lao động nông nghiệp của Đắk Lắk như sau: trong giai đoạn 2005 – 2014 số lượng lao động trong ngành nông nghiệp tăng từ 591,5 triệu người năm 2005 lên 680,2 triệu người năm 2010 và 722,4 triệu người năm 2014, bình quân tăng 14,5 nghìn người/năm (2,8%/năm) giai đoạn 2005 – 2010 và bình quân tăng 8,5 nghìn người/năm (1,5%/năm) giai đoạn 2010 – 2014. Đắk Lắk đã thành công trong việc giảm số lao động dư thừa so với diện tích đất nông nghiệp có thể sử dụng vào nông nghiệp tạo điều kiện cho việc tăng quy mô diện tích đất sản xuất của mỗi hộ nông dân và tăng nhanh năng suất lao động.

Bảng 17. Cơ cấu lao động và NSLĐ nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2014

Năm GDP nông nghiệp theo giá SS2010 (tỷ đồng) Lao động nông nghiệp (1000 người) Năng suất LĐ NN (triệu đồng/người)
2005 10.610,0 591,5 17,9
2006 10.535,0 651,6 16,2
2007 11.995,0 650,6 18,4
2008 12.633,0 650,3 19,4
2009 13.342,0 649,4 20,5
2010 13.906,0 680,2 20,4
2011 14.629,0 702,0 20,8
2012 15.201,0 709,8 21,4
2013 15.873,0 722,1 22,0
2014 16.379,0 722,4 22,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005 – 2014)

Thực tế về năng suất lao động nông nghiệp Đắk Lắk tính bằng tỷ lệ giữa GDP nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) và số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cho thấy: bình quân giai đoạn 2010 – 2014 năng suất lao động của 1 lao động nông nghiệp đạt 21,7 triệu đồng (cả nước 17,8 triệu đồng), cao hơn 1,15 lần so với giai đoạn 2005 – 2010 (18,8 triệu đồng). Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 2,7%/năm, cao hơn giai đoạn 2010 – 2014 (2,6%/năm). Như vậy, việc sử dụng lao động trong nông nghiệp đã có tiến bộ về năng suất và thu nhập, nhưng chưa đạt như mong muốn.

2.3.3.5. Tín dụng nông nghiệp

Tín dụng có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất: Đã hình thành mạng lưới các tổ chức tín dụng thượng mại rộng khắp các huyện trong nông thôn để cung ứng vốn cho người sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong nông thôn, trở thành nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp những năm vừa qua, vì đã cung ứng một lượng vốn tín dụng lớn để nông dân và người sản xuất nông nghiệp vay, đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp khác nhau và đầu tư vào các dự án mang tính chuyển đổi sản xuất, tạo ra chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bên cạnh Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank) đã nhiều năm cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp, gần đây nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đang chuyển vốn vay về nông nghiệp, nông thôn như: Ngân hàng CSXH, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương… Hai năm gần đây, các ngân hàng như: Techcombank, VIB, SHB… cũng đã tiên phong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với việc cung cấp các gói dịch vụ tín dụng cho xuất khẩu cà phê, thức ăn chăn nuôi, lương thực, thực phẩm…Ngoài ra, còn có các tổ chức NGOS trong nước và quốc tế đang thực hiện các dự án tài chính quy mô nhỏ ở nông thôn.

Tính đến hết tháng 5/2015, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 42% tổng dư nợ cho vay, trong đó tổng dư nợ cho vay xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 16 nghìn tỷ đồng, với gần 232 nghìn hộ và 244 doanh nghiệp được vay. Nguồn vốn thực hiện chương trình này chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh (trên 8 nghìn tỷ đồng), xây dựng nhà ở (gần 1500 tỷ đồng), cho vay hộ nghèo (hơn 900 tỷ đồng)…, qua đó đã giúp người nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề kinh doanh, góp phần chuyển dịch kinh tế địa phương theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Agribank Đắk Lắk là đơn vị dẫn đầu với tổng dư nợ trên 7 nghìn tỷ đồng, với gần 53 nghìn hộ dân và 107 doanh nghiệp. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 91% tổng dư nợ của ngân hàng này. Trong năm 2015, Agribank đã tăng vốn huy động tại địa phương để mở rộng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, và xuất khẩu nông sản, cân đối các nguồn vốn để đảm bảo cho các chương trình tín dụng lớn như cho vay sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, tái canh cà phê.

Thứ hai: Từng bước tạo ra thị trường vốn tín dụng tham gia trực tiếp vào phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn để các chủ thể sản xuất trong trong nông nghiệp, nông thôn lựa chọn tiếp cận các kênh chuyển tải vốn có lợi nhất theo tín hiệu thị trường, gắn thị trường vốn tín dụng với thị trường tiêu thụ nông sản để quyết định đầu tư sản xuất có hiệu quả và từ đó hình thành cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý, bền vững theo thị trường vốn và thị trường nông sản. Trong quá trình này, các ngân hàng và tổ chức tín dụng thương mại từng bước trở thành các nhà đầu tư vào ngành nông nghiệp, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của ngành này.

Thứ ba: Hình thành hệ thống tín dụng chính sách giành cho người nghèo, hộ nghèo vay để phát triển nông nghiệp và kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và tham gia vào phát triển sản xuất hàng hóa. Giảm sự cách biệt giữa các nhóm giàu và nghèo trong nông thôn và góp phần tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp hàm chứa lợi ích của cả người giàu và người nghèo trong nông thôn.

2.3.3.6. Nhân tố hợp tác công – tư (PPP) trong nông nghiệp

Nông nghiệp Đắk Lắk đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để có thể hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Sản xuất nông nghiệp đó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của khu vực Nhà nước và Tư nhân, chứ không chỉ các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Vì vậy, hợp tác công – tư giữa khu vực nhà nước và tư nhân (PPP) trong nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu ngành. Các lĩnh vực cần có sự tham gia của cả hai khu vực này là: nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp, hạ tầng, các dịch vụ nông nghiệp phù hợp với điều kiện Đắk Lắk hiện tại và trong những năm tới, như: sản xuất và cung ứng máy móc, thiết bị nông nghiệp, giống mới, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến…

Để hợp tác (PPP) trong ngành nông nghiệp hình thành, phát triển nhanh và có hiệu quả thì Nhà nước phải nắm vai trò chủ động và quan tâm đến doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hợp tác công tư trong nông nghiệp sẽ tạo ra các hình thức liên kết đa chiều giữa Nhà nước với tư nhân trong các lĩnh vực nói trên và sẽ huy động rộng rãi các nguồn lực của Nhà nước và khu vực tư nhân để đầu tư trực tiếp vào ngành nông nghiệp, từ đó sẽ ảnh hưởng (chi phối) nhanh và mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp những năm tới trên các mặt sau:

– Thúc đẩy hình thành các mô hình sản xuất khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Nông dân được ứng vốn, vật tư đầu vào, ổn định đầu ra, quy trình sản xuất được cải tiến và hoàn thiện hơn. Trong đó, DN chủ động toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dựa trên sự hợp tác với Nhà nước.

– Thúc đẩy hình thành mạng lưới sản xuất nông nghiệp theo quy mô huyện, liên huyện và cả tỉnh, khắc phục tình trạng manh mún và phương thức sản xuất tùy tiện của nông dân sản xuất nhỏ lẻ với chi phí lớn, chất lượng sản phẩm thấp.

– Tạo điều kiện để đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn “VietGap” và “Global Gap” để xuất khẩu nông sản thành công, bền vững.

2.3.3.7. Nhân tố năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Đắk Lắk có lợi thế lớn về cạnh tranh, về sự khác biệt của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để khai thác lợi thế trên, tránh nguy cơ bị ép giá, ngành cần hình thành chiến lược sản xuất và phân phối phù hợp với nhu cầu thị trường để đạt hiệu quả cao nhất. Các đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk là: Brazin, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ, Trung Quốc…

Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản là yếu tố quan trọng cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Nếu năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản thấp thì nó sẽ làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp không thể đạt tới mục tiêu đề ra hoặc đạt ở mức thấp và cơ cấu ngành vẫn không đem lại hiệu quả, làm kéo dài quá trình này và gây tốn kém, lãng phí các nguồn lực xã hội. Ảnh hưởng cụ thể của năng lực canh tranh sản phẩm tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau:

– Tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản hàng hóa, thị trường xuất hàng hóa nông lâm thủy sản mở rộng nhờ vào chất lượng hàng hóa tăng lên, giá thành sản xuất thấp, hệ thống quy trình sản xuất thực phẩm an toàn vệ sinh, xuất xứ nguồn gốc được hoàn thiện;

– Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường để ra quyết định đầu tư đúng, nâng cao giá trị, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bảng 18. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu – RCA hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đoạn 2005 – 2013

Năm Cao su Cà phê Hạt tiêu Điều
2005 2,88 19,18 42,74 8,77
2006 3,69 24,87 42,82 8,00
2007 3,26 30,83 40,20 8,46
2008 3,09 24,57 37,05 6,97
2009 2,70 18,77 38,84 7,15
2010 3,62 15,90 38,43 6,52
2011 3,18 14,22 41,49 5,41
2012 1,93 15,12 26,69 3,08
2013 1,80 14,21 28,69 3,72

(Nguồn: Trade statistics for international business development,www.Trade.map.org)

– Thực trạng năng lực cạnh tranh của một số nông sản Đắk Lắk thông qua vị trí thứ hạng.

+ Theo số liệu thông kê “Trade statistics for international business development”, các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều có năng lực cạnh tranh cao của Đắk Lắk về giá trị xuất khẩu. Từ năm 2007 đến nay, tổng giá trị xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Đến năm 2014, cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 1 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, vượt qua Brazil. Tuy nhiên, hầu hết cà phê xuất khẩu của Việt Nam (Đắk Lắk chiếm 13% sản lượng) có phẩm chất trung bình, giá luôn thấp hơn giá cà phê của Brazil cùng phẩm cấp. Giá trị xuất khẩu hạt điều mã 080132 đứng thứ nhất và hồ tiêu đứng thứ 2 thế giới.

+ Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Đắk Lắk gồm: cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu có chỉ số RCA ≥ 2,5 do đó các sản phẩm này có lợi thế so sánh cao hơn so với các nước khác trên thế giới, do vậy cơ hội mở rộng thị trường khi hội nhập lớn. Tuy nhiên, chỉ số RCA của các sản phẩm chủ lực trong 8 năm qua có xu hướng giảm, cho thấy sản phẩm nông sản của Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung đang bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới.

+ Xuất khẩu mật ong và sản phẩm từ ong: năm 2014, Đắk Lắk xuất khẩu 10,1 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch 26,5 triệu USD (chiếm 21,7% về lượng và 22,1% kim ngạch cả nước). Sản phẩm mật ong có mặt tại 3 thị trường lớn là: Mỹ, EU và Nhật Bản. Các đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm mật ong Đắk Lắk là: Trung Quốc, Achentina, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm mật ong của Đắk Lắk chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh, cộng với hàng rào tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm ở các nước nhập khẩu nên sản phẩm mật ong Đắk Lắk sẽ khó tiếp cận thị trường hơn.

2.4.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

2.4.1. Sử dụng đất nông nghiệp

Tỉnh Đắk Lắk có DTTN 1.312,5 nghìn ha, hiện nay đã đưa vào sử dụng cho nông nghiệp 1.139 nghìn ha (chiếm 86,8% DTTN). Trong đó, đất SXNN 539,1 nghìn ha (chiếm 41,1% DTTN, cao hơn so với toàn vùng 36,6%), đất lâm nghiệp 597,1 nghìn ha (45,5% DTTN, thấp hơn so với toàn vùng 51,5%) và nuôi trồng thuỷ sản 2,8 nghìn ha (0,2% DTTN, cao hơn so với toàn vùng 0,15%). Đất phi nông nghiệp 103,7 nghìn ha (7,9% DTTN, cao hơn so với toàn vùng 6,8%) và còn 68,9 nghìn ha đất CSD (5,3% DTTN, thấp hơn so với toàn vùng 5%). Trong đất SXNN, đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ lớn tới 321,3 nghìn ha (24,5% DTTN và 59,4% đất SXNN); đất trồng cây hàng năm khác là 155,2 nghìn ha (11,8% DTTN và 29,4% đất SXNN) và đất trồng lúa chỉ có 61,6 nghìn ha, chỉ chiếm 4,7% DTTN và 11,1% diện tích đất SXNN.

Qua 9 năm khai thác sử dụng (2005 – 2014), diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng, từ 1.080 nghìn ha năm 2005 lên 1.133,3 nghìn ha năm 2010 (tăng 52,7 nghìn ha so với năm 2005, bình quân tăng 10,5 nghìn ha/năm) và năm 2014 là 1.139 nghìn ha (tăng 5,7 nghìn ha so với năm 2010, bình quân tăng 1,4 nghìn ha/năm). Tốc độ tăng đất nông nghiệp bình quân 0,96%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010 và 0,13%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014. Đất nông nghiệp tăng do khai hoang mở rộng diện tích để trồng các cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây lương thực,…

– Tỷ trọng đất nông nghiệp tăng từ 82,3% (năm 2005) lên 86,3% (năm 2010) và 86,8% năm 2014). Trong đó, đất SXNN cũng có xu hướng tăng tỷ trọng từ 36,3% (năm 2005) lên 40,5% (năm 2010) và 41,1% (năm 2014).

– Đất lúa có xu hướng tăng, từ 54,2 nghìn ha năm 2005 lên 58,7 nghìn ha năm 2010 và 61,6% năm 2014. Diện tích đất trồng lúa gia tăng 7,4 nghìn ha do nhiều nguyên nhân: từ năm 2005 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã giao 2.025 ha đất để xây dựng mới, nâng cấp hơn 20 hồ chứa nước, trạm bơm và hệ thống kênh mương. Các công trình thuỷ lợi hoàn thành đã làm chuyển đổi từ đất hàng năm, đất lâm nghiệp, đất hoang hoá sang đất lúa. Đất phi nông nghiệp chuyển sang đất lúa gồm: đất quốc phòng tại huyện Cư M’gar, nâng cấp đắp đê ngăn hồ 721 thuộc Công ty cà phê 721 và cải tạo sình lầy huyện Krông Ana.

Bảng 19. Biến động tình hình sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk 2005 – 2014

Đơn vị tính: 1000 ha

Loại sử dụng đất 2005 2010 2014 Biến động (tăng+; giảm-) TĐT (%/năm)
2005/2010 2010/2014 2005/2010 2010/2014
TỔNG DTTN 1.312,5 1.312,5 1.312,5    
1. Đất nông nghiệp 1.080,6 1.133,3 1.139,0 52,7 5,7 0,96 0,13
Tỷ lệ % so với DTTN 82,3 86,3 86,8    
1.1. Đất SXNN 476,3 531,1 539,1 54,8 8,0 2,20 0,37
Tỷ lệ % so với DTTN 36,3 40,5 41,1    
– Đất cây hàng năm 207,7 216,2 217,8 8,5 1,6 0,81 0,18
+ Lúa 54,2 58,7 61,6 4,5 2,9 1,61 1,21
+ Cây ngắn ngày 150,3 156,3 155,2 6,0 -1,1 0,79 -0,18
+ Đất cỏ chăn nuôi 3,2 1,2 1,0 -2,0 -0,2 -17,81 -4,46
– Đất cây lâu năm 268,6 314,9 321,3 46,3 6,4 3,23 0,50
1.2. Đất lâm nghiệp 602,5 599,9 597,1 -2,6 -2,8 -0,09 -0,12
1.3. Mặt nước NTTS 1,8 2,3 2,8 0,5 0,5 5,02 5,04
2. Đất phi NN 95,5 101,8 103,7 6,3 1,9 1,29 0,46
3. Đất CSD 136,4 77,4 69,8 -59,0 -7,6 -10,71 -2,55

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2005, 2014)

– Đất trồng cây hàng năm khác lại có xu hướng giảm, do giảm diện tích trồng ngô. Trong cây ngắn ngày, cơ cấu cây trồng biến động nhiều, phụ thuộc vào biến động của giá cả, thị trường, kể cả các cây trồng được quy hoạch là vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Đắk Lắk là một trong tỉnh trồng ngô hàng hóa của Tây Nguyên nên ngô luôn chiếm tỷ trọng cao 49,3% (năm 2014), tiếp đến lúa, rau đậu, sắn và mía.

– Đắk Lắk có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất vùng Tây Nguyên. Diện tích cây lâu năm năm 2014 tăng gần gấp 1,2 lần so với năm 2005, từ 268,6 nghìn ha lên 314,9 nghìn ha năm 2010 và 321,3 nghìn ha năm 2014, chủ yếu do tăng diện tích trồng cà phê, cao su, hồ tiêu và điều.

– Tỷ trọng các loại cây trồng cũng thay đổi theo hướng phát triển mạnh các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững hơn. Tỷ trọng cây hàng năm từ còn 43,6% (năm 2005) và tiếp tục giảm xuống còn 40,7% (năm 2010) và 40,4% (năm 2014). Nền nông nghiệp đã chuyển sang sản xuất hàng hoá với các cây công nghiệp lâu năm phát huy được lợi thế về đất đai khí hậu của tỉnh.

– Về đất lâm nghiệp do mở rộng đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây lương thực nên diện tích rừng có xu hướng giảm nhẹ giảm, từ 602,5 nghìn ha năm 2005 xuống 599,9 nghìn ha năm 2010 và 597,1 nghìn ha năm 2014. Do diện tích rừng giảm nên tỷ lệ che phủ của Đắk Lắk hiện là 38,7% (năm 2014), thấp hơn so với tỷ lệ che phủ của cả nước (39,7%).

Đến năm 2014, DTTN của tỉnh là 1.312,5 nghìn ha. Hiện nay đã sử dụng khoảng 94,7% diện tích. Trong đó, đất nông nghiệp 1.139 nghìn ha, 107,3 nghìn ha đất phi nông nghiệp, còn 69,8 nghìn ha đất CSD bao gồm sông suối, núi đá, nương rẫy du canh, đất tầng mỏng. So với năm 2005, diện tích đất CSD đã giảm 66,6 nghìn ha (giảm 4,8 nghìn ha/năm). Quỹ đất có khả năng khai thác mở rộng để SXNN ở Đắk Lắk không còn để mở rộng thêm nữa. Vấn đề đặt ra là cần bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất sự mất đất.

2.4.2. Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

2.4.2.1. Ngành trồng trọt

  1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

– Tổng diện tích gieo trồng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2014: năm 2005 là 545,1 nghìn ha, tăng lên 571,6 nghìn ha năm 2010 (tăng 52,9 nghìn ha so với năn 2005) và 614,6 nghìn ha năm 2014 (tăng 99,6 nghìn ha so với năm 2005 và 46,6 nghìn ha so với năm 2010). Giai đoạn 2005 – 2010, diện tích gieo trồng tăng bình quân 10,6 nghìn ha/năm và tốc độ tăng trưởng 1,98%/năm. Đến giai đoạn 2010 – 2014, diện tích gieo trồng vẫn có xu hướng tăng với tốc độ cao hơn so với giai đoạn trước, tăng bình quân 11,7 nghìn ha/năm và tốc độ tăng trưởng 1,99%/năm. Trong đó, cây hàng năm tăng 22,3 nghìn ha, tăng bình quân 4,5 nghìn ha/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 1,57%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010 và tăng 23,3 nghìn ha, tăng bình quân 5,8 nghìn ha/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 1,89%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014; cây lâu năm năm tăng 30,6 nghìn ha, tăng bình quân 6,1 nghìn ha/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 2,44%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010 và tăng 23,4 nghìn ha, tăng bình quân 5,8 nghìn ha/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 2,1%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 20. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2005 – 2014

Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005 – 2010 2010 – 2014
Tổng DT gieo trồng 515,1 568,0 595,5 597,6 603,8 614,6 1,98 1,99
1. Cây hàng năm 276,1 298,4 311,6 310,8 316,2 321,7 1,57 1,89
% tổng DTGT 53,6 52,5 52,3 52,0 52,4 52,3    
1.1. Cây lương thực 183,9 195,7 200,4 207,0 213,3 216,6 1,26 2,57
% DT cây hàng năm 66,6 65,6 64,3 66,6 67,4 67,3    
1.2. Cây hàng năm khác 92,2 102,7 111,2 103,8 102,9 105,1 2,17 0,58
% DT cây hàng năm 33,4 34,4 35,7 33,4 32,6 32,7    
2. Cây lâu năm 239,0 269,6 283,9 286,8 287,6 292,9 2,44 2,10
% tổng DTGT 46,4 47,5 47,7 48,0 47,6 47,7    
2.1. Cây CNLN 233,0 261,9 276,0 278,0 279,5 284,2 2,37 2,07
% DT cây lâu năm 97,5 97,2 97,2 96,9 97,2 97,0    
2.2. Cây ăn quả 6,0 7,7 7,9 8,8 8,1 8,7 5,05 3,17
% DT cây lâu năm 2,5 2,8 2,8 3,1 2,8 3,0    

(Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk 2005, 2014)

Bảng 21. Kết quả sản xuất các cây trồng chính giai đoạn 2005 – 2014

Hạng mục Lúa Ngô Sắn Mía Rau đậu Cà phê Tiêu Cao su Điều CâyAQ
Năm 2005
– Diện tích 57,4 126,5 13,2 7,2 35,6 170,4 3,6 22,8 35,5 5,7
– Năng suất 41,2 40,3 224,4 490,7 15,1 18,5 11,2 3,4  
– Sản lượng 236,3 510,1 296,2 353,3 102,1 257,5 5,0 20,1 8,4
Năm 2010
– Diện tích 80,1 115,7 25,9 12,9 40,2 190,8 5,5 30,3 33,4 7,4
– Năng suất 56,3 53,6 185,7 604,7 22,4 27,2 16,0 9,5
– Sản lượng 450,8 620,2 479,0 780,1 168,8 399,1 12,8 29,7 25,2
Năm 2014
– DT Đắk Lắk 94,3 122,3 32,2 17,0 34,9 203,7 16,1 40,6 20,5 8,7
+ DT Tây Nguyên 238,4 248,2 152,2 58,3 145,3 573,1 43,9 259,6 69,0 13,3
+ Tỷ lệ (%) 39,6 49,3 21,2 29,2 24,0 35,5 36,7 15,6 29,7 65,5
+ DT toàn quốc 7.813,7 1.177,5 551,1 305,0 1.011,7 641,4 85,6 979,0 295,2 746,1
+ Tỷ lệ (%) 1,2 10,4 5,8 5,6 3,4 31,8 18,8 4,1 6,9 1,2
– NS Đắk Lắk 61,3 54,9 192,0 667,0 23,1 30,7 14,7 12,7
+ NS Tây Nguyên 52,1 53,1 176,0 599,0 24,6 31,4 14,5 9,7
+ Tỷ lệ (%) 117,7 103,4 109,1 111,4   93,9 97,8 101,4 130,9
+ NS toàn quốc 57,6 44,1 185,5 653,4 23,9 25,9 17,0 12,0
+ Tỷ lệ (%) 106,4 124,5 103,5 102,1   96,7 118,5 86,5 105,8
– SL Đắk Lắk 577,8 671,4 617,6 1.131,8 221,0 444,1 24,7 30,2 25,7
+ SL Tây Nguyên 1.241,8 1.318,5 2.679,2 3.491,9 2.449,7 1.308,0 83,1 170,0 64,9
+ Tỷ lệ (%) 46,5 50,9 23,1 32,4 9,0 34,0 29,7 17,8 39,6
+ SL toàn quốc 44.994,3 5.191,7 10.225,3 19.927,5 15.584,4 1.406,5 151,7 961,1 345,0
+ Tỷ lệ (%) 1,3 12,9 6,0 5,7 1,4 31,6 16,3 3,1 7,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk và toàn quốc 2005, 2014)

+ Trong cơ cấu cây trồng, năm 2005 cây hàng năm chiếm tỷ lệ 53,6% đến năm 2010 chiếm 52,5% và năm 2014 là 52,3%; năm 2005 cây lâu năm chiếm 46,4%, năm 2010 chiếm 47,5% và 2014 chiếm 47,7%. Đây là giai đoạn xuất hiện đa dạng các hình thức phát triển sản xuất, cùng với giá cả một số nông sản trên thị trường tương đối ổn định, có lợi cho người sản xuất là động lực thúc đẩy tăng nhanh diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, lúa, sắn, mía,…

+ Trong cây hàng năm, diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2005 là 183,9 nghìn ha, chiếm 66,6%; năm 2010 đạt 195,7 nghìn ha, chiếm 65,6% (tăng 11,9 nghìn ha so với năm 2005) và năm 2014 là 216,6 nghìn ha, chiếm 67,3% (20,9 nghìn ha so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2010 bình quân 1,26%/năm và có xu hướng tăng mạnh lên 2,57%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014; cây công nghiệp hàng năm năm 2005 là 92,2 nghìn ha, chiếm 33,4%, năm 2010 là 102,7 nghìn ha, chiếm 34,4% (tăng 10,5 nghìn ha so với năm 2005) và năm 2014 đạt 105,1 nghìn ha, chiếm 32,7% (tăng 2,4 nghìn ha so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 2,17%/năm và có xu hướng giảm mạnh xuống còn 0,58%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014. Cây lương thực chiếm ưu thế ở giai đoạn 2010 – 2014 là do tăng diện tích của sắn, ngô và lúa.

+ Trong nhóm cây lâu năm, diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm

năm 2005 là 233 nghìn ha, chiếm 97,5%; năm 2010 là 261,9 nghìn ha, chiếm 97,2% năm (tăng 28,9 nghìn ha so với năm 2005) và năm 2014 là 284,2 nghìn ha, chiếm 97% (tăng 22,3 nghìn ha so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2010 bình quân 2,37%/năm và có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 2,07%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014; cây ăn quả năm 2005 là 6 nghìn ha, chiếm 2,5%; năm 2010 là 7,7 nghìn ha, chiếm 2,8% (tăng 1,7 nghìn ha so với năm 2005) và năm 2014 là 8,7 nghìn ha, chiếm 3% năm (tăng 1,0 nghìn ha so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 5,05%/năm và có xu hướng giảm xuống còn 3,17%/năm ở giai đoạn 2010 – 2014. Cây công nghiệp lâu năm tăng chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, cao su và cây ăn quả tăng chủ yếu là bơ.

Bảng 22. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính ở Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Cây trồng Đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT(%/năm)
2005-2010 2010-2014
1. Lúa Diện tích 1000 ha 57,4 80,1 84,5 87,5 90,2 94,3 6,88 4,18
Năng suất Tạ/ha 41,2 56,3 56,1 56,1 56,1 61,3 6,45 2,12
Sản lượng 1000 tấn 236,3 450,8 474,2 490,6 514,0 577,8 13,79 6,40
2. Ngô Diện tích 1000 ha 126,5 115,7 115,9 119,6 123,0 122,3 -1,77 1,40
Năng suất Tạ/ha 40,3 53,6 55,4 51,8 53,7 54,9 5,86 0,60
Sản lượng 1000 tấn 510,1 620,2 642,3 619,5 660,5 671,4 3,98 2,00
3. Sắn Diện tích 1000 ha 13,2 25,9 31,3 25,7 29,3 32,2 14,42 5,60
Năng suất Tạ/ha 224,4 185,7 190,7 183,8 195,2 192,0 -3,72 0,85
Sản lượng 1000 tấn 296,2 479,0 610,0 472,8 571,3 617,6 10,09 6,56
4. Mía Diện tích 1000 ha 7,2 12,9 16,1 16,1 17,6 17,0 12,37 7,14
Năng suất Tạ/ha 490,7 604,7 624,7 592,6 658,2 667,0 4,27 2,48
Sản lượng 1000 tấn 353,3 780,1 1.005,7 954,1 1.158,4 1.131,8 17,17 9,75
5. Rau, đậu Diện tích 1000 ha 35,6 40,2 37,6 36,4 35,3 34,9 2,48 -3,49
Sản lượng 1000 tấn 102,1 168,8 179,4 177,6 207,5 221,0 10,57 6,98
6. Cây ăn quả Diện tích 1000 ha 5,7 7,4 8,3 8,8 8,1 8,7 5,36 4,13
7. Cà phê Diện tích 1000 ha 170,4 190,8 200,2 202,0 203,6 203,7 2,28 1,65
Năng suất Tạ/ha 15,1 22,4 25,4 22,3 24,3 23,1 8,35 0,77
Sản lượng 1000 tấn 257,5 399,1 484,1 412,2 462,4 444,1 9,16 2,71
8. Cao su Diện tích 1000 ha 22,8 30,3 34,1 37,2 40,0 40,6 5,85 7,59
Năng suất Tạ/ha 11,2 16,0 15,9 16,1 15,4 14,7 7,39 -2,10
Sản lượng 1000 tấn 20,1 29,7 31,4 32,2 31,4 30,2 8,12 0,42
9. Hồ tiêu Diện tích 1000 ha 3,6 5,5 6,9 8,1 11,1 16,1 8,85 30,80
Năng suất Tạ/ha 18,5 27,2 28,4 27,4 31,3 30,7 8,01 3,03
Sản lượng 1000 tấn 5,0 12,8 13,8 15,7 19,4 24,7 20,68 17,86
10. Điều Diện tích 1000 ha 35,5 33,4 33,3 28,3 23,4 20,5 -1,21 -11,49
Năng suất Tạ/ha 3,4 9,5 9,1 9,2 10,7 12,7 22,81 7,53
Sản lượng 1000 tấn 8,4 25,2 25,2 23,9 24,5 25,7 24,57 0,49

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2005, 2014)

– Diện tích, năng suất và sản lượng lương thực có hạt (lúa và ngô) luôn tăng từ năm 2005 – 2014. Năm 2005 là 435kg/người/năm, đến năm 2010 đạt 610 kg/người/năm (tăng 175kg/người/năm so với năm 2005) và năm 2014 tăng lên 681 kg/người/năm (tăng 246kg/người/năm so với năm 2005). Tốc độ tăng bình quân lương thực đầu người giai đoạn 2005 – 2010 là 7%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 2,8%/năm. Nhờ vậy, từ 2005 tỉnh đã tự cân đối được lương thực và còn dư để phục vụ cho phát triển chăn nuôi.

+ Sản xuất lúa: trong 9 năm qua (2005 – 2014), do khai hoang mở rộng diện tích nên diện tích đất lúa tăng đáng kể từ 57,4 nghìn ha năm 2005 lên 80,1 nghìn ha năm 2010 và 94,4 nghìn ha năm 2014. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về giống và đầu tư khá lớn về thuỷ lợi, nên năng suất lúa bình quân của Đắk Lắk hiện nay cao hơn bình quân của vùng Tây Nguyên 17,7% (52,1tạ/ha), và cao hơn bình quân chung cả nước 6,4% (57,6 tạ/ha). Năng suất lúa cả năm 2014 đạt mức 61,3 tạ/ha, tăng 20,1 tạ/ha so với năm 2005.

Do năng suất tăng nên sản lượng lúa giai đoạn 2005 – 2014 cũng tăng lên đáng kể, bình quân tăng 37,9 nghìn tấn/năm. Năm 2014 là năm đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay 577,8 nghìn tấn.

+ Sản xuất ngô: sau cây lúa, ngô là cây được tính vào cân đối nhu cầu lương thực, đang có yêu cầu lớn cho phát triển chăn nuôi. Trong thập niên vừa qua, nhiều giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao đã được mở rộng nhanh vào sản xuất, đưa tỷ lệ giống lai của tỉnh từ 45% năm 2005 lên trên 90% năm 2014, tạo điều kiện đưa năng suất ngô của tỉnh tăng liên tục và khá nhanh: năm 2014 đạt 54,9 tạ/ha, tăng 14,6 tạ/ha so với năm 2005, tăng 3,49%/năm. Năng suất ngô của Đắk Lắk hiện cao hơn so với vùng Tây Nguyên 3,4% (53,1 tạ/ha) và cao hơn năng suất bình quân chung toàn quốc tới 24,5% (44,1 tạ/ha).

Từ năm 2005 – 2014, mặc dù diện tích ngô giảm nhưng do năng suất ngô tăng nhanh nên sản lượng ngô tăng từ 510,1 nghìn tấn năm 2005 lên 620,2 nghìn tấn 2010 và 671,4 nghìn tấn năm 2014, đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm.

– Cây công nghiệp hàng năm là nhóm cây trồng hàng hoá rất quan trọng của ngành nông nghiệp, nó vừa là nguồn thực phẩm đồng thời cũng là nguồn hàng hoá nông sản của vùng, gồm: sắn, mía, rau đậu,…

+ Sản xuất rau đậu: Diện tích rau đậu ở Đắk Lắk tăng chậm từ 35,6 nghìn ha năm 2005 lên 40,2 nghìn ha năm 2010 và giảm xuống còn 34,9 nghìn ha năm 2014. Thị trường rau chính là các huyện thị trên địa bàn tỉnh. Rau là mặt hàng đang có xu hướng phát triển nhanh nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Doanh thu của các mô hình trồng rau đạt 100 – 200 triệu đồng/ha.

+ Sản xuất mía đường: Diện tích, năng suất và sản lượng mía tăng rất nhanh. Ở nhiều huyện, cây mía góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Trong 9 năm 2005 – 2014, cây mía có sự gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2005, toàn tỉnh có 7,2 nghìn ha mía, sản lượng 353,3 nghìn tấn, năm 2010 có 1.029 nghìn ha mía, sản lượng 604,7 nghìn tấn và năm 2014 có 17,0 nghìn ha mía, sản lượng 1.131,8 nghìn tấn.

Diện tích mía tăng do mở rộng diện tích và tăng năng suất mía. Năng suất mía năm 2005 là 490,7 tạ/ha, đến năm 2010 tăng lên 604,7 tạ/ha và đạt 667 tạ/ha năm 2014, tốc độ tăng trưởng đạt 3,47%/năm. Năng suất mía của Đắk Lắk hiện cao hơn năng suất bình quân chung của vùng Tây Nguyên 11,4% (599 tạ/ha) và cao hơn năng suất bình quân cả nước 2,1% (653,4 tạ/ha). Tuy nhiên, sản xuất mía cũng gặp phải khó khăn, một số vùng khi giá mua xuống thấp dưới 200 ngàn đồng/tấn mía cây thì cây mía khó cạnh tranh với cây sắn. Nâng cao năng suất mía bằng trồng giống mới và tưới cho mía là giải pháp quan trọng nhất để giảm giá thành sản xuất mía và cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy là nhiệm vụ cấp bách hiện nay ở Đắk Lắk.

+ Sản xuất sắn: Trồng và chế biến sắn công nghiệp được coi là một trong những chương trình lớn trong phát triển các cây trồng làm nguyên liệu sản xuất Etanol. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sắn đến năm 2020. Tuy nhiên, do giá sắn hiện nay đang cao và chi phí sản xuất sắn ở mức thấp và thị trường tiêu thụ ổn định nên cây sắn có sự gia tăng cả về diện tích và sản lượng. Năm 2005 diện tích sắn là 13,2 nghìn ha, sản lượng 296,2 nghìn tấn, đến năm 2010 diện tích là 25,9 nghìn ha, sản lượng 479 nghìn tấn và năm 2014 là 32,2 nghìn ha, sản lượng 617,6 nghìn tấn. Tuy nhiên, năng suất sắn lại có xu hướng giảm từ 224,4 tạ/ha năm 2005 xuống còn 185,7 tạ/ha năm 2010 (giảm 3,72%/năm) và 192 tạ/ha năm 2014 (tăng 0,85%/năm giai đoạn 2010 – 2014). Sắn là cây trồng có sự tranh chấp gay gắt với cây bông, mía và ngô ở Đắk Lắk.

– Sản xuất cà phê: Cà phê là cây quan trọng nhất trong các cây công nghiệp hàng hóa xuất khẩu của Đắk Lắk. Năm 2014, diện tích cà phê ở Đắk Lắk tới 203,7 nghìn ha, chiếm 35,5% diện tích và 34% về sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên. Trong đó, diện tích thu hoạch là 192,5 nghìn ha, tăng 33,3 nghìn ha so với năm 2005. Bình quân mỗi năm diện tích cà phê tăng 2,4 nghìn ha, tăng lớn nhất trong các cây công nghiệp của tỉnh. Diện tích cà phê chiếm tới 37,8% diện tích đất SXNN, cao nhất trong số các cây trồng hiện nay ở Đắk Lắk. Nếu so với năm 2005 thì đến năm 2014 diện tích cà phê tăng gần 1,2 lần, năng suất tăng 1,5 lần và sản lượng tăng gần 1,7 lần. Tuy nhiên, năng suất cà phê của tỉnh hiện đạt 23,1 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của vùng Tây Nguyên (24,6 tạ ha) và cả nước (23,9 tạ/ha). Vì vậy, vấn đề đặt ra cho tỉnh là phải sử dụng giống mới cùng với việc áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất cà phê trên các diện tích cần tái canh. Đồng thời phải kiên quyết chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả, không phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và điều kiện nguồn nước sang các cây trồng khác phù hợp hơn.

– Sản xuất cao su: Sau cà phê, cao su là cây công nghiệp quan trọng thứ 2. Diện tích cao su ở Đắk Lắk hiện nay là 40,6 nghìn ha, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005 (22,6 nghìn ha). Đất trồng cao su phần lớn là đất đỏ bazan tốt và cơ sở hạ tầng cho sản xuất cao su của tỉnh cũng được đầu tư tốt, lao động dồi dào nhưng do giá cao su xuống thấp nên ít đầu tư nên năng suất cao su hiện chỉ ở mức 14,7 tạ/ha, thấp hơn so với năm 2010 (16 tạ/ha). Năng suất này cao hơn so với năng suất cao su của vùng Tây Nguyên (14,5tạ/ha) nhưng thấp hơn so với cả nước (17 tạ/ha). Nếu tính giá cao su bình quân 5 năm (2010 – 2014) là 925 USD/tấn thì 1 ha cao su chỉ thu được khoảng 1.360 USD/năm tương đương với 29,7 triệu đồng (thu nhập từ mủ cao su), thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (34,4 triệu đồng/ha). Mặc dù có sự phát triển với tốc độ khá cao trong 5 năm qua – tăng 7,59%/năm về diện tích, nhưng vấn đề chính để cao su phát triển là tăng năng suất mủ cao su trên 1 ha bằng cách tổ chức lại sản xuất, đầu tư cho chế biến, đa dạng hoá sản phẩm của ngành cao su. Một số diện tích trồng cao su trên đất xấu, tầng mỏng và một số diện tích khi hết chu kỳ khai thác có thể tính hiệu quả kinh tế để chuyển sang trồng các cây khác.

– Sản xuất điều: Năm 2005 điều mới được trồng với diện tích 38,9 nghìn

ha, diện tích cho sản phẩm 10,2 nghìn ha, năng suất 3,4 tạ/ha và sản lượng hạt 8,4 nghìn tấn. Năm 2010, diện tích giảm xuống còn 33,4 nghìn ha, diện tích cho sản phẩm 26,4 nghìn ha, năng suất 9,5 tạ/ha và sản lượng 25,2 nghìn tấn. Năm 2014, diện tích điều tiếp tục giảm xuống còn 20,5 nghìn ha, năng suất vẫn ở mức thấp 12,7 tạ/ha và sản lượng 25,7 nghìn tấn. Mặc dù giá hạt điều xuất khẩu khá cao nhưng từ năm 2005 đến nay diện tích trồng điều ở Đắk Lắk có xu hướng giảm là do chất lượng giống điều kém nên bị thoái hóa nhanh dẫn đến năng suất giảm làm cho giá thành sản xuất điều ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng cao hơn so với vùng Đông Nam bộ. Vì vậy, việc áp dụng giống cây điều mới nhằm thay thế dần những giống đã thoái hoá cũng như vườn cây cằn cỗi sẽ là một cơ hội tốt để phát triển điều ở Đắk Lắk.

– Hồ tiêu: Năm 2005 diện tích là 3,6 nghìn ha và sản lượng đạt 5 nghìn tấn. Năm 2010 diện tích là 5,5 nghìn ha và sản lượng đạt 12,8 nghìn tấn. Năm 2014 với diện tích 16,1 nghìn ha, năng suất đạt 30,7 tạ/ha và sản lượng đạt 24,7 nghìn tấn. Khác với cây điều, cây hồ tiêu có xu hướng tăng cả về diện tích và năng suất. Nguyên nhân là do giá hạt tiêu xuất khẩu cao, từ năm 2005 – 2014 giá hạt tiêu ở mức 1.360 – 1.600 USD/tấn, đưa Tây Nguyên trở thành vùng xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 2 của Việt Nam. Nông dân ở vùng trồng tiêu có kinh nghiệm và kỹ thuật thâm canh nên năng suất hồ tiêu của Đắk Lắk chỉ thấp hơn không đáng kể so với năng suất bình quân chung vùng Tây Nguyên (31,4 tạ/ha). Do năng suất cao nên giá thành sản xuất hồ tiêu ở Đắk Lắk tương đối thấp so với các tỉnh khoảng 850 – 900 USD/tấn (chỉ sau Bình Phước 800 USD/tấn). Đây là yếu tố quan trọng để cây hồ tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập.

– Cây ăn quả: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cây lâu năm, năm 2005 diện tích cây ăn quả là 6,3 ha (chiếm 1,4%) đến năm 2010 diện tích tăng lên 7,4 ha và 2014 là 8,7 nghìn ha. Một số loại cây ăn quả như: Chuối, Sầu riêng, Mít, Xoài có sự tăng nhẹ. Riêng cây bơ do có thị trường tiêu thụ ổn định nên diện tích tăng nhanh từ 2,7 nghìn ha và sản lượng đạt trên 40 nghìn tấn năm 2012 lên 4,5 nghìn ha (chiếm 51,7% diện tích cây ăn quả) và sản lượng 90 nghìn tấn năm 2014.

  1. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển ngành trồng trọt

* Thuận lợi

– Người dân có kinh nghiệm trong canh tác nhiều loại cây trồng và đã hình thành tập quán sản xuất nông sản hàng hóa xuất khẩu.

– Địa hình đa dạng, khí hậu phù hợp với phát triển nhiều loại cây trồng hàng hóa, đặc biệt là một số cây công nghiệp lâu năm.

– Mạng lưới tiêu thụ nông sản khá phát triển (chợ đầu mối thu mua nông sản là một trong những trung tâm lớn về giao thương nông sản của các tỉnh Tây Nguyên), tạo thuận lợi cho thương mại các nông sản của tỉnh, kết nối sản phẩm của địa phương với vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.

– Vị trí địa lý gần các thị trường lớn như: Khánh Hòa, thành phố HCM nên thuận lợi về giao thương, vận chuyển.

– Một số mô hình sản xuất có chứng nhận, đặc biệt là sản xuất cà phê với kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường đã được đưa vào áp dụng trong sản xuất cả cây hàng năm và cây lâu năm.

– Nhu cầu về các sản phẩm an toàn của thị trường trong và ngoài nước ngày càng cao. Đã có sản phẩm có thương hiệu trên thị trường (cà phê, bơ).

– Nhu cầu thực phẩm nội tỉnh tăng do các dự án đầu tư các khu công nghiệp và các trường đại học.

– Xu hướng tăng cường đầu tư cho sản xuất nông sản an toàn (cà phê, hồ tiêu, điều) của các nhà đầu tư quốc tế và Việt Nam.

* Khó khăn

– Đất đai manh mún, quy mô nhỏ, khó khăn cho áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quỹ đất trồng trọt ngày càng giảm do quá trình phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa.

– Hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, nhất là phục vụ tưới còn yếu nên thường xảy ra hạn diện rộng trên địa bàn tỉnh.

– Năng suất thấp, chi phí sản xuất cao; chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đồng đều.

– Niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm trồng trọt thấp do hệ thống kiểm soát chất lượng kém.

– Giá cả thị trường biến động.

– Cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu

2.4.2.2. Chăn nuôi

  1. Kết quả sản xuất

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá ổn định, có lợi thế về điều kiện tự

nhiên (có diện tích trồng cỏ chăn nuôi) và nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Cơ cấu giống vật nuôi có sự chuyển biến từ giống truyền thống năng suất, chất lượng thấp sang giống mới năng suất và chất lượng tốt hơn. Giá sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng… đang ở mức cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện thuận lợi kích thích người chăn nuôi tiếp tục mở rộng quy mô đàn. Bên cạnh những thuận lợi, trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như giá thức ăn, thuốc thú y liên tục tăng cao. Chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do dịch bệnh Tai xanh trên đàn heo, dịch LMLM, dịch cúm gia cầm,… nên người nông dân chưa mạnh dạn, yên tâm đầu tư vào phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, chuyển đổi cơ cấu của ngành chăn nuôi cũng tăng đáng kể. Giá trị ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 2.617,4 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 5.435,7 tỷ đồng và năm 2014 đạt 6.360,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 15,74%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 4,01%/năm.

– Số lượng và cơ cấu đàn gia súc, gia cầm: đàn trâu năm 2005 có 21,6 nghìn con, năm 2010 có 33,2 nghìn con, đến năm 2014 tăng lên 35,2 nghìn con (giai đoạn 2005 – 2010 tăng 9,04%/năm, giai đoạn 2010 – 2014 tăng 1,45%/năm). Đàn bò năm 2005 là 162,2 nghìn con, năm 2010 tăng lên 191,1 nghìn con và giảm xuống còn 180,8 nghìn con năm 2014, tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 3,34%/năm và giảm bình quâm giai đoạn 2010 – 2014 là 1,38%/năm. Đàn lợn năm 2005 có 643,7 nghìn con, năm 2010 tăng lên 658 nghìn con và năm 2014 đạt 725 nghìn con (giai đoạn 2005 – 2010 tăng 0,44%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 tăng 2,45%/năm). Đàn gia cầm năm 2005 là 4.481,5 nghìn con, năm 2010 tăng lên 7.169,5 nghìn con và đến năm 2014 đạt 9.596,1 nghìn con. Chăn nuôi gia cầm ở Đắk Lắk mấy năm gần đây có tốc độ tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2005 – 2010 tăng 9,85%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 đạt 7,56%/năm.

Bảng 23. Kết quả ngành chăn nuôi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Hạng mục Đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT(%/năm)
2005 – 2010 2010 – 2014
I. Chăn nuôi                  
1. Đàn trâu 103con 21,6 33,2 31,7 32,1 33,8 35,2 9,04 1,45
SL trâu hơi XC 103tấn 0,9 1,8 2,2 1,4 1,6 1,9 14,87 1,36
2. Đàn bò 103con 162,2 191,1 181,0 158,5 165,7 180,8 3,34 -1,38
SL bò hơi XC 103tấn 6,1 12,7 12,0 12,5 7,8 8,5 15,80 -9,55
3. Đàn lợn 103con 643,7 658,0 705,4 701,5 731,8 725,0 0,44 2,45
SL lợn hơi XC 103tấn 48,6 102,3 113,3 95,3 94,4 112,5 16,05 2,38
4. Đàn gia cầm 103con 4.481,5 7.169,5 7.718,7 8.027,8 8.622,8 9.596,1 9,85 7,56
Sản lượng gia cầm 103tấn 4,5 19,2 19,3 26,3 20,2 27,4 33,67 9,30
Sản lượng trứng 106quả 57,8 168,6 164,2 147,4 90,6 200,5 23,87 4,42
5. Đàn ong 103đàn 156,5 156,1 174,4 155,7 62,5 182,9 -0,05 4,04
Sản lượng mật ong 103tấn 4,6 4,0 4,5 4,6 4,4 6,5 -2,76 12,91
6. GTSX (SS 2010) Tỷ đ 2.617,4 5.435,7 5.585,4 5.718,4 5.823,2 6.360,5 15,74 4,01

(Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk, 2005 – 2015)

– Sản lượng thịt hơi các loại: năm 2005 (60,1 nghìn tấn), năm 2010 tăng lên 136 nghìn tấn và đến năm 2014 tăng lên 150,2 nghìn tấn. Trong đó, thịt lợn năm 2005 (48,6 nghìn tấn), năm 2010 (102,3 nghìn tấn) và năm 2014 (112,5 nghìn tấn); thịt (trâu, bò) tăng qua các năm (năm 2005: 0,9 và 6,1 nghìn tấn, năm 2010: 1,8 và 12,7 nghìn tấn và năm 2014 sản lượng thịt trâu tăng nhẹ lên 1,9 nghìn tấn nhưng thịt bò lại giảm xuống còn 8,5 nghìn tấn (tốc độ giảm 9,55%/năm giai đoạn 2010 – 2014); thịt gia cầm tăng qua các năm (năm 2005: 4,5 nghìn tấn, năm 2010: 19,2 nghìn tấn và năm 2014 đạt 27,4 nghìn tấn). Tốc độ tăng sản lượng thịt gia cầm 33,67%/năm giai đoạn 2005 – 2010 và 93%/năm giai đoạn 2010 – 2014. Sản lượng trứng năm 2005 có 57,8 triệu quả, năm 2010 tăng lên 168,8 triệu quả (tốc độ tăng 23,87%/năm giai đoạn 2005 – 2010) và năm 2014 tăng lên 200,5 triệu quả (tốc độ tăng 4,42%/năm giai đoạn 2010 – 2014).

– Những năm gần đây nghề nuôi ong mật phát triển mạnh ở Đắk Lắk, đặc biệt sau khi thành lập Công ty ong mật đã tạo ra động lực mới thúc đẩy ngành nuôi ong phát triển theo hướng công nghiệp. Nông dân, các chủ cơ sở sản xuất biết đóng thùng, làm từng nhân tạo, quay từng lấy mật, luân chuyển đàn ong theo mùa vụ cũng như biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt đã đưa giống ong Ý vào nuôi thành công ở Đắk Lắk, góp phần nâng cao năng suất ong mật lên 25 – 30%/đàn. Đến năm 2014 ong mật ở Đắk Lắk phát triển cả về số lượng với trên 182,9 nghìn đàn (tăng 26,4 nghìn đàn so với năm 2005 và 26,8 nghìn đàn so với năm 2010) và sản lượng mật ong có sự gia tăng đáng kể, từ 4,6 nghìn tấn năm 2005 giảm nhẹ xuống còn 4 nghìn tấn năm 2010 và 6,5 nghìn tấn năm 2014. Đặc biệt sản phẩm mật ong được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Pháp với số lượng ngày càng nhiều từ 3,4 nghìn tấn năm 2005 lên 10,1 nghìn tấn năm 2014.

Đàn ong tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar, Krông Buk, Krông Ana, Ea H’leo…

  1. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi

* Thuận lợi

– Công tác thú y được đầu tư, thực hiện tốt, không xảy ra dịch bệnh trong những năm qua. Các cơ sở chăn nuôi có ý thức trong việc quản lý vệ sinh dịch bệnh tại cơ sở chăn nuôi. Chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình giảm mạnh càng tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý dịch bệnh.

– Chất lượng đàn giống khá tốt, có cơ sở cung cấp giống lợn, gà đạt chất lượng. Đàn bò thịt, lợn thịt có chất lượng con giống tốt, được thừa nhận.

– Có địa bàn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hạn chế chi phí xử lý môi trường (đồng cỏ cao nguyên).

– Có mạng lưới tư nhân buôn bán sản phẩm chăn nuôi đi các địa phương giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

– Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung hàng hóa (vùng trọng điểm, xã trọng điểm) về bò thịt, lợn, gà. Thuận lợi để mở rộng và phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

– Chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại phát triển mạnh những năm qua.

– Đã có mô hình công nghệ cao đã được áp dụng và xu hướng sử dụng ngày càng tăng trong chăn nuôi lợn và gà: chuồng kín, giống ngoại, thức ăn công nghiệp, thụ tinh nhân tạo.

– Người chăn nuôi có kinh nghiệm

– Một số sản phẩm chăn nuôi có uy tín, được thị trường thừa nhận: lợn con giống, lợn thịt, giống ong.

– Nhiều công nghệ mới cho phép xử lý các hạn chế của chăn nuôi (xử lý ô nhiễm môi trường, thức ăn công nghiệp, chuồng kín,…).

– Lãnh đạo tỉnh có quyết tâm cao trong đầu tư cho phát triển chăn nuôi.

– Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.

* Khó khăn

– Mặc dù quản lý dịch bệnh tốt, nhưng chưa xây dựng được vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn.

– Phần lớn chăn nuôi vẫn ở quy mô nhỏ, tính cạnh tranh không cao và khó quản lý vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

– Chăn nuôi đa số trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường sống, khó mở rộng sản xuất.

– Chăn nuôi bò thịt, bò sữa chưa phát triển.

– Sản phẩm của nuôi ong có thị trường tiêu thụ nhưng chưa được quản lý chặt chẽ nên vẫn để xảy ra tình trạng tồn dư hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu.

– Ít cơ sở áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các cơ sở chăn nuôi chưa áp dụng hệ thống quản trị tốt: Chất lượng sản phẩm, tài chính, lao động.

– Trình độ, kỹ năng của người chăn nuôi còn hạn chế, kể cả chủ trang trại.

– Chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất sạch từ sản xuất đến tiêu dùng, thiếu liên kết với doanh nghiệp nên thị trường tiêu thụ không ổn định.

– Thiếu quy hoạch đất dành cho chăn nuôi.

– Cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng cao.

2.4.3. Ngành lâm nghiệp

2.4.3.1. Kết quả sản xuất

  1. Diện tích và trữ lượng rừng

Theo tài liệu Thống kê, diện tích rừng năm 2005 đạt 611,5 nghìn ha, trong

đó rừng tự nhiên 592,8 nghìn ha, rừng trồng 18,7 nghìn ha; năm 2010 diện tích rừng giảm xuống 610,9 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên 568,3 nghìn ha, rừng trồng 42,6 nghìn ha; đến năm 2014 diện tích rừng giảm xuống còn 507,5 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên 475,9 nghìn ha, rừng trồng 31,6 nghìn ha.

Bảng 24. Kết quả ngành lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT(%/năm)
2005-2010 2010-2014
I. Diện tích rừng (1000ha) 611,5 610,9 609,3 609,1 601,1 507,5 -0,02 -4,53
1. Rừng tự nhiên 592,8 568,3 562,8 560,9 550,5 475,9 -0,84 -4,34
2. Rừng trồng 18,7 42,6 46,6 48,2 50,6 31,6 17,94 -7,19
II. DT trồng mới (1000ha) 2,7 6,7 2,9 2,8 3,8 4,2 19,81 -11,15
1. Rừng sản xuất 2,1 6,2 2,8 2,7 3,7 4,1 23,99 -9,57
2. Rừng phòng hộ 0,62 0,55 0,10 0,12 0,15 0,06 -2,21 -42,06
III. Độ che phủ rừng (%) 46,6 46,5 46,4 46,4 45,8 38,7 -0,02 -4,53
IV. SL gỗ khai thác (1000m3) 79,9 137,6 147,6 146,8 144,9 184,0 11,48 7,53

(Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk, 2005 – 2015)

Diện tích rừng giảm bình quân 2,05%/năm thời kỳ 2005 – 2014 (giai đoạn 2005 – 2010 giảm 0,02%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 giảm 4,53%/năm). Tỷ lệ che phủ rừng cũng giảm từ 46,6% năm 2005 xuống còn 46,5% năm 2010 và 38,7% năm 2014 (thấp hơn so với bình quân của vùng Tây Nguyên 51,6% và bình quân chung cả nước 39,7%).

Bảng 25. Diện tích rừng tỉnh Đắk Lắk đến ngày 31/12/2014

Phân loại rừng Tổng diện tích Diện tích trong QH Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Rừng ngoài đất QHLN
Đất có rừng 507,5 498,7 215,5 72,8 210,4 8,8
1. Rừng tự nhiên 475,9 470,4 214,8 70,2 185,4 5,5
1.1. Rừng gỗ 461,0 455,9 204,8 68,8 182,3 5,0
– Rừng gỗ lá rộng TX, nửa rụng lá 251,4 249,1 97,9 59,0 92,2 2,3
– Rừng gỗ lá rộng rụng lá 200,3 197,6 98,9 9,2 89,5 2,7
– Rừng gỗ lá kim 8,5 8,5 7,5 0,4 0,6
– Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 0,7 0,7 0,5 0,2 0,06
1.2. Rừng tre nứa 5,2 4,7 2,8 0,7 1,3 0,4
– Nứa 0,04 0,04 0,04
– Lồ ô 3,2 3,0 1,6 0,6 0,7 0,2
– Các loài khác 1,9 1,7 1,2 0,04 0,5 0,2
1.3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 9,8 9,7 7,2 0,7 1,8 0,06
– Gỗ là chính 9,7 9,6 7,1 0,7 1,8 0,06
– Tre nứa là chính 0,1 0,1 0,1 0,01 0,02
2. Rừng trồng 31,6 28,3 0,7 2,6 25,1 3,3
2.1.Trồng mới trên đất chưa có rừng 24,4 21,5 0,7 2,3 18,6 2,8
2.2. Trồng lại trên đất đã có rừng 7,2 6,7 0,3 6,5 0,5
Trong đó:rừng trồng cao su, đặc sản 11,4 9,6 0,1 9,4 1,8
– Rừng trồng cao su 5,1 4,3 4,3 0,8
– Rừng trồng cây đặc sản 6,3 5,3 0,1 5,1 1,0

(Nguồn: Sở NN&PTNT, 2015)

Theo công bố của UBND tỉnh Đắk Lắk tại QĐ số 255/QĐ-UBND ngày 27/01/2015, tính đến ngày 31/12/2014, diện tích rừng toàn tỉnh là 507,5 nghìn ha, (độ che phủ rừng 38,7%). Trong đó, 475,9 nghìn ha rừng tự nhiên, chiếm 93,8% diện tích rừng (rừng gỗ 461 nghìn ha, rừng tre nứa 5,2 nghìn ha và rừng hỗn giao tre nứa 9,8 nghìn ha) và 31,6 nghìn ha rừng trồng, chiếm 6,2% (rừng gỗ trồng 20,2 nghìn ha, rừng trồng cao su và cây đặc sản 11,4 nghìn ha).

Bảng 26. Diện tích rừng tỉnh Đắk Lắk phân theo trữ lượng

Đơn vị tính: 1000 ha

Phân loại rừng Tổng diện tích Diện tích trong QH Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Rừng ngoài đất QHLN
Tổng diện tích rừng gỗ 461,0 455,9 204,8 68,8 182,3 5,0
1. Rừng giàu 99,7 99,7 56,1 23,4 20,2 0,02
2. Rừng trung bình 127,8 127,0 66,1 23,4 37,4 0,9
3. Rừng nghèo 161,4 158,6 66,8 17,9 73,9 2,7
4. Rừng nghèo kiệt 72,1 70,7 15,9 4,0 50,7 1,4

(Nguồn: Sở NN&PTNT, 2015)

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 507,5 nghìn ha được phân bố như sau: rừng đặc dụng 215,5 nghìn ha, chiếm 42,5%, rừng phòng hộ 72,8 nghìn ha chiếm 14,3%, rừng sản xuất 210,4 nghìn ha chiếm 41,5% và diện tích rừng ngoài diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 8,8 nghìn ha (bao gồm rừng công viên, rừng thuộc các khu bảo vệ môi trường công nghiệp, khu đô thị), chiếm 1,7%.

Trong 461 nghìn ha rừng tự nhiên hiện có, rừng giàu chỉ còn 99,7 nghìn ha chiếm 21,6%, rừng trung bình 127,8 nghìn ha, chiếm 27,7%, còn lại là rừng nghèo và rừng non 233,5 nghìn ha, chiếm 50,6% (phần lớn là rừng tự nhiên tái sinh, phục hồi sau khai thác kiệt hoặc là sau canh tác nương rẫy).

Từ năm 2005 – 2014, toàn tỉnh đã trồng mới 22,6 nghìn ha rừng (2005 – 2010 trồng mới 7,3 nghìn ha và giai đoạn 2010 – 2014 trồng mới 15,3 nghìn ha).

Về mặt giá trị tuyệt đối (tổng trữ lượng rừng) thì trữ lượng rừng tăng liên tục từ năm 2005 đến nay nhưng trữ lượng tương đối (bình quân/ha) thì không tăng. Trữ lượng tăng do diện tích rừng tăng lên bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Phần tăng của diện tích rừng tự nhiên là do quá trình phục hồi tự nhiên từ đất chưa có rừng thành rừng phục hồi. Đối tượng này có trữ lượng bình quân thấp, mặc dù góp thêm làm tăng tổng sinh khối nhưng lại hạ thấp trữ lượng bình quân/ha của rừng tự nhiên. Vì vậy, sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh qua các năm, năm 2005 đạt 79,9 nghìn m3, năm 2010 tăng lên 137,6 nghìn m3, đạt tốc độ tăng bình quân 11,48%/năm giai đoạn 2005 – 2010 và đến năm 2014 tăng lên 184 nghìn m3, đạt tốc độ tăng trưởng 7,48%/năm giai đoạn 2010 – 2014.

Những năm gần đây, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã huy động được nguồn tài chính đáng kể và bền vững cho công tác bảo vệ rừng góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, nhất là những hộ đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. Nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện hằng năm đạt khoảng 40 tỷ đồng và được tái đầu tư cho các chủ rừng đang quản lý bảo vệ được 221,6 nghìn ha, chiếm 37% diện tích rừng toàn tỉnh. Đây có thể xem là nguồn thu gia tăng cho công tác bảo vệ rừng tại địa phương, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi ngân sách Trung ương cũng như của tỉnh chi cho công tác bảo vệ rừng ngày càng hạn chế đã giải quyết được phần nào khó khăn về kinh phí cho các chủ rừng, nhất là các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp.

Nhìn chung, phát triển rừng chưa đạt theo kế hoạch hàng năm, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp khó khăn vốn nói chung và vướng mắc trong giải ngân vốn ngân sách cho nhiệm vụ trồng rừng của các Công ty lâm nghiệp. Các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp hầu hết đang trong tình trạng khó khăn do thiếu vốn đầu tư, nguồn lực hạn chế, trong khi được giao diện tích rừng và đất rừng lớn, chịu áp lực từ nhiều phía. Việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng để vay vốn phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, một số chưa phù hợp với thực tế. Chưa chủ động được việc khai thác gỗ rừng tự nhiên theo phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án điều chế rừng nên chưa tạo được nguồn vốn tích luỹ để chủ động triển khai phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị (năm 2011 không công ty nào được khai thác gỗ, năm 2012 chỉ có 2 Công ty là M’Đrăk và Krông Bông có phương án quản lý rừng bền vững được khai thác).

  1. Công tác quản lý bảo vệ rừng

Về số lượng các đơn vị quản lý lâm nghiệp hiện nay là 93 tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có: 02 Vườn Quốc gia, 07 Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, 15 Công ty Lâm nghiệp, 70 tổ chức, doanh nghiệp tham gia triển khai các dự án trên đất lâm nghiệp. Ngoài ra còn có 17 cộng đồng, 04 nhóm hộ, 5.213 hộ gia đình tham gia quản lý rừng.

Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Vườn quốc gia, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp đã triển khai thực hiện phương án quản lý, bảo vệ phát triển rừng, PCCCR của đơn vị, nhìn chung đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ở một số đơn vị còn hạn chế, các vụ xâm hại rừng (khai thác gỗ, khai thác trụ tiêu, lấn chiếm đất rừng trái phép, chống đối người thi hành công vụ…) xảy ra tại nhiều đơn vị, địa phương, đặc biệt là các vụ chặt phá, chiếm đất rừng nghiêm trọng xảy ra ở huyện Ea H’leo, Krông Năng, EaSup, Buôn Đôn, M’Đrắk, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, VQG Yôk Đôn v.v…

Trong năm 2014, tập trung thực hiện quyết liệt Chỉ thị 1685/TTg, Chỉ thị 03/CT-UBND và thực hiện các giải pháp đồng bộ, tập trung mở các đợt tấn công, truy quét quyết liệt tại các khu vực điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng và xử lý kịp thời số vụ vi phạm về chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép nên số vụ vi phạm năm sau giảm hơn năm trước (số vụ khởi tố hình sự cũng giảm) và cơ bản xoá bỏ hầu hết các tụ điểm nóng, xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn trước đây thường xảy ra. Tổng số vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý 2.318 vụ (giảm 2,4% vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó 27 vụ phá rừng: 112 ha; 1.508 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; 26 vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển động vật rừng; 93 vụ khai thác lâm sản trái phép; 664 vụ là các hành vi vi phạm khác. Tuy nhiên, thực trạng rừng, đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép đang là một tồn tại lớn, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết.

2.4.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển của ngành lâm nghiệp

  1. Thuận lợi

– Đất trồng rừng khó chuyển sang trồng cây trồng khác.

– Các cơ sở chế biến gỗ ở gần những khu rừng sản xuất.

– Nhu cầu gỗ cho làm ván dăm, ván bóc cao (xuất khẩu sang Trung Quốc).

– Tỉnh quan tâm để phát triển kinh tế địa bàn khó khăn.

– Công nghệ chế biến sản xuất có giá trị gia tăng cao (than hoạt tính)

  1. Khó khăn

– Rừng ngày càng suy giảm cả về diện tích và chất lượng do chặt phá rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng quá mức.

– Tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại do các hành vi phá rừng, đất bị lấn chiếm rừng trái pháp luật; do khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép; do tình trạng săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã, nhất là động vật quý hiếm mà chưa có biện pháp xử lý triệt để.

– Việc tổ chức quản lý, sử dụng kinh doanh rừng kém hiệu quả, chưa được chủ động trong quản lý rừng, sử dụng rừng theo quy chế 3 loại rừng, nhất là việc tổ chức kinh doanh sử dụng rừng sản xuất còn bị ràng buộc bởi cơ chế “xin cho” dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp; chưa phát huy hiệu quả của việc quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trong kinh doanh du lịch, nghiên cứu tạo nguồn gien đa dang sinh học, lợi ích của môi trường v.v…;

– Việc sử dụng đất lâm nghiệp không có rừng của hầu hết các chủ rừng thiếu hiệu quả, nhiều năm xây dựng được mô hình phát triển nông lâm nghiệp và mô hình kết hợp có hiệu quả.

– Công tác phát triển rừng đạt hiệu quả chưa cao, trồng rừng nhiều năm chưa đạt kế hoạch giao, chất lượng cây giống; chưa thâm canh rừng trồng nên trữ lượng rừng trồng đạt thấp; rừng tự nhiên nghèo chiếm diện tích khá lớn, tiềm năng dồi dào nhưng chưa được đầu tư, phát triển mang lại hiệu quả.

– Công nghệ chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh còn lạc hậu, chủ yếu chế biến thô; cơ sở chế biến tinh còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân và thị trường; chưa có nguồn lực để đưa các cơ sở chế biến vào khu công nghiệp theo quy hoạch; số lượng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến tại chỗ nên đã đánh mất lợi thế cạnh tranh về giá gỗ rừng trồng khi phải khai thác, vận chuyển, chế biến ở nơi khác.

– Việc thống kê, đánh giá tiềm lực của ngành lâm nghiệp cho kinh tế xã hội hàng năm chưa được đánh giá xác thực như tiềm lực về đất đai, về nhu cầu gỗ củi, về giá trị môi trường dẫn đế hiệu quả nguồn lực đầu tư lại cho ngành đạt tỷ lệ quá thấp so với các ngành nghề khác;

– Hiện nay mâu thuẫn lớn đang đặt ra cần được giải quyết giữa việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo vai trò tác dụng của rừng với việc mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, nông thôn; thực trạng này cần có chiến lược nghiên cứu, từ đó có quy hoạch, cơ chế chính sách cụ thể giải quyết hài hoà mâu thuẩn nêu trên.

Tóm lại, lâm nghiệp của Đắk Lắk vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất quảng canh và bán thâm canh, năng suất thấp, chu kỳ sản xuất bị cắt ngắn khiến chất lượng gỗ chưa cao, giá bán thấp, chưa có tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ, cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông phục vụ sản xuất còn nhiều bất cập. Do đó trong những năm tới, lâm nghiệp chưa phải là ngành có lợi thế nếu chỉ phát triển theo hướng trồng và khai thác rừng.

2.4.4. Thuỷ sản

2.4.4.1. Kết quả sản xuất

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản được khuyến khích phát triển trên địa bàn tỉnh, thời tiết thuận lợi để người nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở giống thuỷ sản đẩy mạnh sản xuất, do đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều qua các năm, năm 2005 (5.011,1 ha), năm 2010 (7.343 ha), đến năm 2014 tăng lên 8.091 ha. Tuy nhiên, từ năm 2010 do tình hình khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực thuỷ sản nên diện tích nuôi trồng mở rộng không nhiều nên tốc độ mở rộng diện tích giai đoạn 2005 đạt 7,94%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 chỉ đạt 2,45%/năm.

Bảng 27. Kết quả ngành thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị tính: ha, tấn, tỷ đồng  

Hạng mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005 – 2010 2010 – 2014
1. Mặt nước nuôi trồng 5.011,1 7.343,0 7.744,0 7.772,0 7.847,0 8.091,0 7,94 2,45
2. Sản lượng thủy sản 7.443,3 11.017,2 14.717,0 15.335,0 15.804,0 16.168,0 8,16 10,06
3. Giá trị SX (SS 2010) 224,6 373,5 415,4 426,7 456,4 466,0 10,71 5,69

(Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk, 2005 – 2015)

Mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản mở rộng không nhiều nhưng được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về nâng cao chất lượng giống thủy sản nên sản lượng thủy sản có sự gia tăng cao, năm 2005 đạt 7.443,3 tấn, năm 2010 đạt 11.017,2 tấn, đến năm 2014 đạt 16.168 tấn. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao, đạt 8,16%/năm (giai đoạn 2005 – 2010) và 10,06%/năm (giai đoạn 2010 – 2014).

Sản xuất cá bột của tỉnh vẫn giữ ổn định từ 8 – 9 cơ sở sản xuất giống thủy sản, sản lượng cá sản xuất bình quân năm trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 950 – 970 triệu cá bột và 40 – 45 triệu con cá giống các loại (cá truyền thống và cá chim trắng), đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu giống thủy sản của tỉnh.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ các Doanh nghiệp (Công ty cổ phần cá tầm Việt Nam, Công ty cổ phần Yang Hanh) tại 02 huyện Lắk và Krông Bông. Đến năm 2014, các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh tiến hành thả nuôi được 60 lồng với tổng số cá thả 28.637 con cá tầm và 3.000 con cá hồi vân. Cơ sở nuôi cá tầm tại hồ thủy điện Buôn Tua Srah đang tiến hành khảo sát để mở rộng vùng nuôi tại hồ thủy điện Srêpốk 3 và hồ thủy điện Buôn Kuốp.

Nghề cá hồ chứa: sản lượng cá hồ chứa của các chủ hồ khai thác mạnh, sản lượng cá giai đoạn 2010 – 2014 đạt bình quân 2 nghìn tấn/năm, tập trung chủ yếu tại một số hồ chứa như hồ Ea Kao, Tp Buôn Ma Thuột; hồ Ea Súp Thượng, Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp; hồ Ea Kar, huyện Ea Kar; hồ Buôn Triết, huyện Lắk; hồ Buôn Jong, huyện Cư M’gar.

2.4.4.2. Thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản

  1. Thuận lợi

– Sản xuất con giống có uy tín do tỉnh có Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, cung cấp giống chất lượng tốt.

– Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất cá giống.

– Tỉnh quan tâm, coi trọng tới việc phát triển sản xuất giống thủy sản.

– Nguồn cung cá thịt và cá giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

– Có dự án cải tạo, bổ sung thay thế đàn cá bố mẹ.

  1. Khó khăn

– Diện tích thủy sản còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, quy mô nhỏ.

– Diện tích nuôi thâm canh còn ít, chưa chủ động được nguồn nước.

– Hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng còn kém.

– Chưa có các cơ sở sản xuất tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP.

– Chưa có chứng nhận giống thủy sản.

– Quỹ đất nông nghiệp có hạn nên diện tích nuôi thủy sản không có khả năng mở rộng thêm.

Nói chung, Đắk Lắk không có lợi thế về sản xuất cá thịt do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ (0,2ha/hộ); thói quen nuôi quảng canh, năng suất thấp, chất lượng cá nhỏ, giá bán thấp, chất lượng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước kém. Tuy vậy, Đắk Lắk có cơ hội và tiềm năng sản xuất cá giống do có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tốt, chi phí sản xuất thấp. Một số khó khăn cần giải quyết là quản lý dịch bệnh, quy mô hộ nhỏ (0,5 – 1 ha/hộ), cơ sở hạ tầng sản xuất cá giống xuống cấp, chưa có chứng nhận chất lượng, chưa có thương hiệu sản phẩm.

2.4.5. Đánh giá tình hình nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Từ năm 2005 đến nay, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và nhờ sự công tác, phối hợp có hiệu quả của các Viện nghiên cứu – Trường Đại học (như Viện KHKTNLN Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất phân bón và Môi trường Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên,…) trên địa bàn, công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

2.4.5.1. Thực trạng tình hình ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp

  1. Thực trạng nhân lực hoạt động KH&CN

Hiện toàn ngành có 1.192 cán bộ công nhân viên; trong đó, 13 cán bộ trình độ thạc sỹ, trình độ đại học 310 người, trình độ cao đẳng 7 người, trung cấp 276 người còn lại là lao động ở các doanh nghiệp. Với 20 đơn vị có hoạt động sự nghiệp trực thuộc hoạt động tương đối có hiệu quả, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí hoạt động được tăng cường, nhất là các đơn vị như: Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông.

  1. Thực trạng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, KH&CN

* Trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản

– Cây cà phê: Viện KHKTNLN Tây Nguyên đã nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn được bộ giống hoàn chỉnh gồm các dòng cà phê vối vô tính, cao sản: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, đã được Bộ NN&PTNT công nhận và các dòng TR9,TR11, TR12, TR13 được công nhận tạm thời. Các dòng vô tính nêu trên có năng suất cao từ 4 – trên 6 tấn nhân/ha, chất lượng tốt, có cỡ hạt loại R1 trên 80%, có khả năng kháng cao với bệnh gỉ sắt, chín tập trung, thuận lợi cho thu hái, chế biến và thích ứng tốt với điều kiện của tỉnh, đồng thời nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc được các dòng cà phê vối chín muộn; 2/1, 12/1, 11/12… chuyển dần thời vụ thu hoạch cà phê vào đúng mùa khô, thuận lợi cho thu hái, phơi sấy, đảm bảo chất lượng và giảm lượng nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Đối với cà phê chè đã nghiên cứu, lai tạo được các giống lai TN1, TN2, TN3,… TN10, chất lượng tốt, năng suất cao từ 3 – 5 tấn nhân/ha, kháng bệnh gỉ sắt, thích ứng rộng, đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu.

– Cây cao su: Hệ thống nhân và cung ứng giống cao su tập trung chủ yếu ở các công ty cao su. Các công ty này cung ứng đủ giống tốt cho các đơn vị trực thuộc và hộ nông dân liên kết trồng mở rộng hoặc tái canh diện tích cao su hiện có. Về cơ cấu giống cao su: hiện nay giống cao su được trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại giống GT1, PB235 và VM515. Một số giống cao su trồng ở các hộ tiểu điền hầu như không xác định được nguồn gốc và chủng loại giống.

– Cây ca cao: phần lớn diện tích mới trồng trên địa bàn tỉnh đều là giống ca cao ghép nhập nội như: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14, TC5, TC7, TC11, TC12, TC13 thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương, ít sâu bệnh, có kích cỡ hạt lớn được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Các ngành chức năng cũng đã hướng dẫn các nông hộ, các doanh nghiệp trồng ca cao tham gia tập huấn thực hành sản xuất tốt theo Chương trình UTZ Certified.

– Cây rau

+ Giống nhập ngoại: Hiện nay nông dân chủ yếu sử dụng là giống nhập khẩu, nguồn chính từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ… Việc nhập và phân phối do các Công ty, doanh nghiệp đảm nhiệm thông qua các đại lý, cửa hàng giống. Nguồn giống này được người trồng rau chuyên canh sử dụng nhiều hơn do chất lượng tốt, phong phú về chủng loại.

+ Giống do nông dân tự sản xuất: Một số vùng nông dân tự để giống rau sản xuất, tập trung vào các giống rau mang tính truyền thống như: mồng tơi, rau muống, rau ngót, cải cúc, cải củ, đậu, bí, mướp, rau gia vị… do để giống theo kinh nghiệm, trồng tự nhiên, không có biện pháp cách ly nên chất lượng giống không ổn định, dễ chứa các mầm bệnh nên năng suất, sản lượng thấp.

– Lúa: Trung tâm sản xuất giống lúa lai F1 huyện Ea Kar đã sản xuất hạt giống lúa lai F1. Các đơn vị: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Công ty CP Giống cây trồng TW, Cty CP giống cây trồng miền Nam, Cty CP Giống cây trồng miền Bắc, Cty Cường Tân, Cty Bioseed, Cty giống cây trồng Lào Cai đã hợp tác, liên kết với các công ty: 720; 721; 716; 719 (Tổng công ty cà phê Việt Nam) tổ chức sản xuất các tổ hợp lúa lai F1 hệ 2 dòng và 3 dòng vụ đông xuân 2010 – 2011 sản xuất 550 ha giống lúa lai F1 hệ 2 dòng và 3 dòng, gồm các giống Bắc ưu 903, Nhị ưu 838, Bio 404, TH 3-3, LC 25, HYT 100, HYT 108… Trung tâm Giống cây trồng Vật nuôi liên kết với các Công ty 716, Công ty 719, (Tổng công ty cà phê Việt Nam) xã Điện Bàn (huyện Krông Ana) sản xuất 200 ha giống lúa: VNĐ 95-20, IR64; sản lượng 1.410 tấn hạt giống lúa xác nhận cung cấp cho nông dân.

Cây lúa tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật chiếm 70,2% vụ Đông Xuân, 56% vụ Hè Thu và lúa lai mới chiếm tỷ lệ 22,54%, một số huyện tỷ lệ lúa lai cao là Ea Kar, Cư M’gar, Krông Năng và Krông Buk.

– Ngô: Hiện nay, có rất nhiều giống ngô lai trong sản xuất như: LVN10, CP888, C919, G49, B9698, DK171, Dk414, NK46, NK54, NK66, V98-1, V98-2, VN25-99, VN112… vào gieo trồng đại trà, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc đúng thời vụ…để đạt năng suất, sản lượng cao.

– Cây ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc và đậu xanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt 54-66%. Cây công nghiệp dài ngày tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật thấp vì chủ yếu giống mới được sử dụng cho diện tích trồng mới những năm gần đây: cây cà phê chiếm 10,5%, cây cao su chiếm 23,1%, cây điều chiếm 33,2% và cây ăn quả chiếm 43,1%.

– Cây lâm nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 đơn vị sản xuất cây giống lâm nghiệp, tổng diện tích vườn ươm 90.000 m2, trong đó có 04 đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT (Công ty lâm nghiệp Ma Đ’răk, Công ty lâm nghiệp Eakar, Công ty lâm nghiệp Krông Bông, Công ty lâm nghiệp EaWi) và Công ty cổ phần nông lâm công nghiệp Trường An liên kết Công ty lâm nghiệp Phước An. Vườn ươm cây giống của Công ty cổ phần nông lâm công nghiệp Trường An đang xây dựng, đã có 90.000 cây đầu dòng, trên diện tích vườn 27.000 m2. Hiện nay, năng lực sản xuất từ 4,5 – 7,5 triệu cây giống/năm, trong đó cây keo lai giâm hom chiếm tỷ lệ lớn (50 – 80%), tuy nhiên mới đáp ứng được 40 – 50% nhu cầu giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng mới rừng hàng năm của tỉnh.

– Giống vật nuôi

+ Giống heo: Ngoài việc mở rộng hình thức nuôi lợn nái ngoại thuần, hàng năm còn cung ứng hàng ngàn liều tinh lợn ngoại, chất lượng tốt để thụ tinh nhân tạo cho đàn nái địa phương, tạo ra đàn lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao. Mặt khác, tăng cường hướng dẫn hộ chăn nuôi sử dụng giống lợn ngoại như lợn Landrace, Yorkshire… vào sản xuất, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá, để tăng sản lượng và chất lượng thịt, nhiều hộ đã sử dụng nái lai F1, F2 hoặc nái ngoại.

Trung tâm giống cây trồng vật nuôi hiện quản lý trại heo giống cấp ông bà 61 nái, 3 con đực giống, hàng năm sản xuất 500 – 550 con giống bố mẹ.

+ Giống bò: Giai đoạn 2005 – 2014, tổng số bò cái được thụ tinh 21.678 con (thụ tinh nhân tạo 11.678 con), tổng số bê lai lũy tiến đến năm 2010 đạt 46.960 con, tỷ lệ bê lai chất lượng cao đạt 27,5%, trong đó bò sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo chiếm 53,76%, sử dụng công thức lai trực tiếp bằng bò đực chất lượng cao như: Charoline, Druoghtmaster, Avơt, Limucince, Abondance…, Hiện nay tỷ lệ đàn bò lai toàn tỉnh đã đạt khoảng 30%, con lai có tầm vóc tốt, phát triển nhanh khỏe mạnh, hay ăn, trọng lượng xuất chuồng tăng từ 200 – 300 kg/con tăng lên 300 – 400kg/con.

Kết quả của chương trình trồng cỏ thâm canh vỗ béo bò, tại các huyện: EaKar, Krông Pách, Krông Ana, TP Buôn Ma Thuột là những địa phương đã phát triển nhanh mô hình chăn nuôi mới này, có thể mở ra một triển vọng hình thành các vùng chuyên chăn nuôi bò vỗ béo theo phương pháp công nghệ, kỹ thuật cao làm tăng hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.

+ Giống gia cầm: Hiện tại có 01 cơ sở gà giống bố mẹ quy mô 240 gà mái, 25 gà trống, của Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, hàng năm xuất cho thị trường 7.400 – 7.500 con giống, 36 cơ sở ấp trứng trên địa bàn các huyện, thành phố, hàng năm cũng chỉ đáp ứng 13 – 15% nhu cầu trên địa bàn.

Các giống gà nội như gà Ri, gà H’Mông,… chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, trong các hộ gia đình, nhưng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đàn gà, tại

khu vực này con giống do các hộ gia đình tự cung cấp trao đổi với nhau, không thể kiểm soát được chất lượng.

– Giống thủy sản: trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện có 09 cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản được cấp phép, 200 cơ sở ương cá giống, 37 trang trại nuôi cá, năng lực sản xuất 1,4 – 1,5 tỷ cá bột/ năm, trung bình một năm sản xuất 900 – 950 triệu con cá bột và 30 – 40 triệu cá hương, đáp ứng 40% nhu cầu giống cho nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất giống nhân tạo theo công nghệ Trung Quốc.

* Trong chăm sóc, phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thủy sản

– Cây cà phê: Kết quả nghiên cứu của Viện KHKTNLN Tây nguyên cho mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê từ năm 2010 ở Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm soát độ ẩm đất, năng suất tăng từ 1,6 tấn/ha năm 2009 lên 2,6 tấn/ha năm 2010 và 4 tấn/ha năm 2011, giảm 20 công lao động/năm và tiết kiệm 40% lượng nước tưới. Ứng dụng thành công chế phẩm phân bón lá NUCAFE tăng năng suất 5 – 30% và tỷ lệ hạt loại 1 tăng từ 5 – 10%.

– Cây cao su: Đối với cao su tiểu điền, hầu hết người trồng cao su chưa chú trọng đến việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật đối với vườn cây cao su. Qua khảo sát một số hộ trồng cao su ở huyện EaSup cho thấy: có tới 35% số hộ trồng cao su vào nửa cuối mùa mưa, 67% hộ sử dụng phương pháp trồng bầu để tiết kiệm chi phí giống và 91% số hộ không bón lót phân hữu cơ khi trồng.

– Cây hồ tiêu: sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn 4 đúng là: đúng liều lượng, đúng thời gian phun, đúng thời điểm phun và đúng đối tượng gây hại vẫn còn hạn chế do nông dân ít nắm thông tin về các loại thuốc phòng trị cũng như phân biệt được các đối tượng gây hại. Tập quán trồng dày như hiện nay, ít tỉa cành tạo tán cũng làm cho việc phòng trừ bằng thuốc hóa học gặp trở ngại và tăng chi phí phòng trừ. Vì vậy, cần sớm có các điểm trình diễn cũng như mô hình điểm về bảo vệ thực vật để khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn nhà vườn thực hiện.

– Cây điều: Phần lớn các hộ gia đình sản xuất điều trên địa bàn tỉnh đều sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại. Tuy nhiên, việc xác định các đối tượng gây hại trên cây trồng của các hộ thường bị nhầm lẫn, đôi khi nhầm lẫn giữa sâu và bệnh hại… đã dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng đối tượng gây hại nên hiệu quả phòng trị kém. Mặt khác, việc canh tác với mật độ dày và ít tạo tán, tỉa cành cũng làm phát sinh sâu bệnh hại. Việc sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cũng ít được biết đến và sử dụng phổ biến.

– Cây rau: Theo thống kê hàng năm của Chi cục BVTV, để phòng trừ dịch bệnh cây trồng ở Đắk Lắk đã sử dụng 500 – 700 tấn hóa chất BVTV với 95 chủng loại, trong đó có những hóa chất có độc tính cao đã bị hạn chế sử dụng và một phần trong đó được sử dụng cho rau. Theo số liệu điều tra tại một số hộ trồng rau cho thấy, trong chu kỳ rau ăn lá thời gian sinh trưởng 30 – 35 ngày thường phun 1 – 2 lần, nếu rau có thời gian sinh trưởng dài từ 80 – 90 ngày có thể phun 4 – 5 lần với các loại thuốc khác nhau để phòng trừ các loại sâu bệnh. Hơn nữa, thời gian cách ly an toàn từ khi phun đến khi thu hoạch sản phẩm chưa được người dân quan tâm, phổ biến từ 3 – 4 ngày không phân biệt loại thuốc. Một số hộ trồng rau đã ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã sử dụng thuốc có nguồn ngốc sinh học, thảo mộc. Tuy nhiên, hiệu quả diệt sâu thường chậm và hạn chế hơn các thuốc khác, nên tỷ lệ sử dụng còn thấp, thường cho rau ăn lá và rau gia vị.

– Gia súc: Dịch bệnh trên đàn bò chủ yếu là bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, trong đó mấy năm gần đây xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân làm dịch lở mồm long móng ở trâu bò lây lan nhanh là do hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán với tập quán chăn nuôi thả rông, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số. Do vậy, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn, hơn nữa việc mua bán vận chuyển gia súc còn tùy tiện, không tuân thủ quy định. Công tác giám sát dịch tại một số địa phương thực hiện chưa tốt, phát hiện dịch chậm.

– Gia cầm: nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự hợp tác của người dân nên dịch cúm gia cầm đã được khống chế, không để lây lan trên diện rộng.

Để hạn chế sự phát sinh và lây lan, khống chế và dập tắt dịch bệnh giảm thiệt hại cho người chăn nuôi khi dịch bệnh xảy ra, ngành thú y đã triển khai tiêm vắc xin phòng chống các bệnh chủ yếu như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn… hai đợt trong năm. Tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc và phòng chống các dịch bệnh thường gặp để người chăn nuôi chủ động khi bệnh dịch xảy ra.

– Thủy sản: Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Trong những năm qua, tỉnh đã đưa một loạt các giống thuỷ sản mới như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá chim trắng nước ngọt… vào sản xuất. Ngoài ra, còn thử nghiệm, phát triển mạnh các loại cá khác như: cá Hồi, cá Tầm,… kết quả khá tốt, làm cơ sở cho việc bổ sung đối tượng nuôi mới cho nghề cá. Đồng thời, nhiều TBKT mới được áp dụng trong sản xuất giống như hệ thống gia nhiệt mở sớm thời vụ cho cá đẻ, áp dụng phương thức nuôi công nghiệp, quạt nước, máy bắn thức ăn… Đặc biệt là, chủ trương đầu tư cải tạo vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản được đánh giá cao và khuyến cáo mở rộng.

2.4.5.2. Thực trạng nghiên cứu ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, điển hình như:

– Dự án cạnh tranh nông nghiệp do ngân hàng thế giới tài trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2009 – 2012 gồm các nghiên cứu:

+ Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phụ phế phẩm nông nghiệp ở qui mô hộ gia đình. Công nghệ đã giúp người dân tận dụng tốt nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn phân hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng cải tạo đất, nâng cao độ phì, giảm chi phí phân bón góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tránh ô nhiễm môi trường. Đã đào tạo 196 người trong đó có 100 người đã áp dụng công nghệ mới, diện tích áp dụng 120 ha, tăng giá trị 600% và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường và sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại huyện Ea Kar, Krông Pac và TP. Buôn Ma Thuột. Việc sử dụng probiotics trong thức ăn chăn nuôi làm tăng sức khỏe đường tiêu hóa của lợn, từ đó làm tăng sức đề kháng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm là hướng đi đúng.

+ Nghiên cứu chuyển giao mô hình sản xuất rau trong nhà lưới tại huyện Ea Kar đã đào tạo 320 người, có 20 người áp dụng và diện tích mở rộng 5ha, năng suất tăng 39% và giá trị sản phẩm tăng 127%.

+ Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tưới phun sương và cung cấp thiết bị tưới tiết kiệm cho rau, hoa tại huyện Cư Mgar đã đào tạo 320 người, có 100 người áp dụng, diện tích áp dụng 20 ha, tăng năng suất 17,9%, tăng giá trị sản phẩm 45% và 1.000m2 giảm được 0,5 công lao động/ngày; một vụ rau ăn lá tiết kiệm được trung bình 18 – 20 công tưới/vụ, tương đương 1.500.000 đồng/vụ rau. Giảm 35% so với tưới truyền thống 70 công.

+ Chuyển giao công nghệ ghép chồi cà phê vối nhằm phổ biến bộ giống tốt ra sản xuất, phục vụ phát triển sản xuất cà phê vối theo hướng bền vững. Đã hoàn thành tốt việc đào tạo tập huấn, tổ chức 07 lớp với 285 nông dân nắm vững quy trình công nghệ ghép chồi cà phê (đạt 102% so mục tiêu), đặc biệt trong đó có 15 người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã nắm vững quy trình và thực hành công nghệ ghép tốt.

+ Nghiên cứu chuyển giao quy trình vỗ béo bò nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm Bò thịt cho người chăn nuôi bò tỉnh Đắk Lắk. Đây là một trong những mô hình thành công nhất, được người dân đánh giá cao. Có tổng số 446 nông dân được tham gia tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò thịt tuy nhiên mới chỉ có 20 nông dân áp dụng trong thực tế và diện tích chăn thả và trồng cỏ cho bò ăn là 60 ha. Năng suất chăn nuôi bò thịt tăng 37,5 % với hộ không áp dụng kỹ thuật vỗ béo và giá trị sản phẩm tăng 35%.

+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ chức năng để phòng trừ sâu hại rễ cà phê. Đã chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng phân hữu cơ chức năng (nấm, men) để phòng trừ sâu hại rễ cây cà phê cho các nông hộ đã làm giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, hạn chế thoái hoá đất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất cà phê trên địa bàn, đảm bảo môi trường bền vững. Đã đào tạo 507 người, xây dựng 9 mô hình áp dụng công nghệ cho 22 ha cà phê. Kết quả cho thấy: Phân hữu cơ chức năng và men chức năng được sử dụng trong phòng trừ sâu hại rễ cà phê đạt khá cao (82 – 93%), năng suất cà phê tăng khoảng 13,66%; giảm 50% lượng thuốc BVTV và tiến đến không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại rễ cây cà phê; giảm lượng phân bón hóa học khoảng 30 – 40%.

+ Ngoài ra còn các mô hình chuyển giao công nghệ trồng sắn trên đất dốc bền vững, mô hình nuôi cá Chẽm, cá Lăng Nha; xây dựng các liên minh sản xuất cà phê, tiêu, bơ sáp theo hướng bền vững,….

– Xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa cho huyện EaSup do Viện KHKTNN miền Nam thực hiện năm 2008 – 2009.

– Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chọn tạo giống cây trồng cạn (ngô, lạc, đậu tương, đậu xanh, sắn) phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện EaSup đạt hiệu quả kinh tế cao do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện KHKTNN miền Nam thực hiện năm 2010 – 2012.

– Quy trình trồng và chăm sóc cà phê vối theo hướng sản xuất bền vững do Sở NN&PTNT thực hiện từ năm 2008.

– Chương trình hợp tác công tư, liên kết với Nestlé Việt Nam được triển khai từ năm 2011 đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê. Ngoài việc tập huấn cho nông dân về canh tác bền vững, bảo đảm năng suất thì đối tác này đã hỗ trợ WASI trong hàng loạt các công việc khác. Chẳng hạn như nâng cấp phòng thí nghiệm, tài trợ các thiết bị nhân giống cấy mô, xây dựng khu vực thí nghiệm trồng cây cà phê kháng tuyến trùng; tài trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Chương trình này cũng đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới với năng suất lên đến 7 tấn/ha, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay.

– Chương trình sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C được Trung tâm Khuyến nông phối hợp với công ty Nestlé, Viện KHKTNLN Tây Nguyên phối hợp triển khai từ năm 2011 ở xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột. Đến cuối năm 2014, đã có 422 hộ trồng cà phê với 530 ha được cấp chứng chỉ 4C.

– Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước cho cà phê ở Đắk Lắk do Viện KHKTNLN Tây Nguyên thực hiện năm 2010 – 2011.

– Ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nhanh phế thải rắn chăn nuôi gà do Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2009 – 2010.

– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo tại Đắk Lắk do Trường Đại học Tây Nguyên thực hiện năm 2010 – 2011.

– Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) tại xã CưDrăm, huyện Krông Bông do Công ty Cổ phần Yang Hanh thực hiện từ 2010 – 2012.

– Nghiên cứu nuôi thử nghiệm và sản xuất giống cá Tầm Sterlet Acipencer ruthenus (Linnaeus, 1758) trong ao nước chảy và nuôi lồng bè trên hồ tại xã CưDrăm và xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông do Công ty Cổ phần Yang Hanh thực hiện từ 2011 – 2013.

– Xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp và phát triển rừng

+ Nghiên cứu triển khai mô hình trồng xen Tếch và nuôi lơn rừng lai trong rừng khộp tại huyện Ea Súp; Mô hình trồng xen Mít nghệ và Tre lấy măng tại huyện Krông Bông do Trường Đại học Tây Nguyên và Chi cục Kiểm lâm thực hiện.

+ Nghiên cứu làm giàu rừng khộp bằng cây Tếch (Tectona grandis) của PGS.TS Bảo Huy (Đại học Tây Nguyên).

+ Nghiên cứu trồng thử nghiệp cây Thông nước ghép”; Viện khoa học Lâm nghiệp chi nhánh Gia Lai nghiên cứu đề tài xúc tiến tái sinh rễ thở từ cây Thông nước.

Riêng đối với cà phê, hiện đã có các chứng nhận sản xuất bền vững gồm:

– Sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide: đã được các DN trong nước triển khai từ tháng 9/2001 và sản phẩm được chứng nhận đầu tiên vào tháng 12/2002 là 4.600 tấn, tại 3 công ty: Thắng Lợi, Ea Pôk và Krông Ana. Sau khi UTZ Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2006, mức độ phát triển đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2014, tổng lượng cà phê được chứng nhận UTZ tại Đắk Lắk hơn 45.000 tấn.

– Sản xuất cà phê theo 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê): cà phê chứng nhận sản xuất theo quy trình 4C tuy xuất hiện tại Việt Nam sau UTZ do các công ty liên doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vào năm 2007. Cho đến nay, tại Đắk Lắk, sản lượng cà phê được xác nhận đã lên đến hơn 192.000 tấn, chiếm khoảng 45% tổng lượng cà phê được xác nhận 4C ở Việt Nam với gần 35.000 nông dân tham gia và diện tích hơn 52.000 ha.

– Đối với chứng nhận RFA (Rừng nhiệt đới) ở Đắk Lắk được tiếp cận đầu tiên bởi Công ty TNHH Dak Man Việt Nam. Đến nay, trong số 6 đơn vị được chứng nhận thì có đến 5 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2012, lượng cà phê được chứng nhận RFA ở Đắk Lắk khoảng 26.000 tấn (gần 80% lượng cà phê có chứng nhận RFA cả nước) với gần 3.200 thành viên và gần 7.400 ha.

– Sản xuất cà phê theo chứng nhận Fairtrade (FT – Thương mại công bằng): đơn vị đầu tiên được cấp là 2 tổ hợp tác (nay đã phát triển thành HTX) tại xã EaKiết và CưDliêM’nông, do Công ty TNHH Dak Man Việt Nam hỗ trợ triển khai. Lượng cà phê được chứng nhận FT của Đắk Lắk đạt hơn 1.600 tấn, chiếm 50% của cả nước với diện tích hơn 400 ha và số nông dân tham gia hơn 210 hộ.

Ngoài sản xuất cà phê bền vững theo các chứng nhận trên, tỉnh đang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2013 – 2016 nhằm giúp nông dân sản xuất cà phê tiếp cận việc ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế việc chênh lệch năng suất giữa các vườn cà phê, tăng chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu. Chương trình này do UBND thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp với Viện KHKTNLN Tây Nguyên, công ty TNHH Đăk Man Việt Nam, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Chi cục Bảo vệ thực vật Đắk Lắk tiến hành triển khai thực hiện trên diện tích 38,6 ha với 59 hộ dân tham gia. Tổng kinh phí dự toán cho toàn bộ chương trình là 4.370.500.000 đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 263.100.000 đồng, công ty TNHH Đăk Man Việt Nam hỗ trợ 99.700.000 đồng, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ 133.200.000 đồng, còn lại 3.874.500.000 đồng là do nhân dân tham gia.

Mặc dù có những khác nhau song việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác nhận đã và đang mang lại cho người sản xuất, doanh nghiệp và cộng đồng nhiều lợi ích. Chẳng hạn, về mặt kinh tế, việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các loại hình cà phê có chứng nhận đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, người nông dân được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm và giá bán cao hơn, đặc biệt đối với cà phê được chứng nhận RFA và FT. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bán được sản phẩm giá cao, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt Nam. Về mặt xã hội, điều lớn nhất có thể kể đến là chương trình đã kết nối thành công 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Đối với vấn đề môi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận, xác nhận đã ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất; dần dần bỏ thói quen canh tác cực đoan, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Về nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: nhờ phối hợp với các nghiên cứu về giống cây trồng và vật nuôi của các Viện, trường, đồng thời ưu tiên tập trung vào công tác địa phương hóa vào sản xuất giống mới, lượng giống do Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi trực thuộc Sở và các cơ sở sản xuất giống ở các huyện/thị đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu giống cho các vụ sản xuất của tỉnh.

Về chuyển giao kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: Các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của tỉnh đã mở hàng ngàn lớp tập huấn, các điểm trình diễn, các buổi tham quan hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật,… nên sự hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất của nông dân có hiệu quả hơn. Đến nay, đã có 70% diện tích canh tác lúa sử dụng giống xác nhận. Ban hành quy trình trồng và chăm sóc cà phê vối theo hướng sản xuất bền vững và chuyển giao cho các hộ nông dân.

Ngoài ra, để hỗ trợ công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh cũng đã tiến hành nhiều biện pháp như: thực hiện chính sách trợ giá giống cây trồng vật nuôi; đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch; tập trung triển khai các công trình thuỷ lợi bức xúc phục vụ phát triển nuôi thủy sản, trồng rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… Tuy nhiên, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và của thị trường tiêu thụ nông sản. Những hạn chế chính là thiếu vốn đầu tư, thiếu cơ sở vật chất và không đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật để có thể triển khai đầy đủ, kịp thời các nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật-công nghệ. Bên cạnh đó, sự liên kết và phối hợp giữa các Viện – Trường và ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk trong công tác nghiên cứu – ứng dụng – triển khai các kỹ thuật – công nghệ vẫn còn lỏng lẻo, thiếu tính kết dính do sự hạn chế trong hoạt động của cả 2 phía.

2.4.6. Đánh giá thực trạng chế biến nông lâm sản

Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phát triển khá mạnh với hàng trăm cơ sở hoạt động trên nhiều lĩnh vực như chế biến cà phê, chế biến mủ cao su, chế biến đường, hạt điều, chế biến tinh bột sắn, lương thực, thực phẩm,… có một số sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 cơ sở chế biến nông lâm sản đang hoạt động. Trong đó có 219 cơ sở chế biến nông sản (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mật ong, sắn, rau quả) và 81 cơ sở chế biến lâm sản. Qua các đợt kiểm tra, rà soát hầu hết các cơ sở chế biến đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định. Một số doanh nghiệp đang trong quá trình khắc phục, bổ sung để đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động.

Tuy nhiên, chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém như chưa thực sự gắn nhà máy với vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến quy mô nhỏ, thiết bị và công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Hàng hóa chưa đa dạng, chất lượng thấp, giá thành cao và hầu hết sản phẩm chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh hạn chế.

2.4.6.1. Chế biến cà phê

Toàn tỉnh hiện có 23 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng công suất 475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế biến ướt công suất trên 64.000 tấn/năm, 47 doanh nghiệp chế biến cà phê bột, tổng công suất 32.067 tấn/năm và 1 doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan, công suất 1.000 tấn/năm.

Các dây chuyền chế biến cà phê chủ yếu được sản xuất trong nước do Công ty cổ phần cơ khí Vina Nha Trang thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam chế tạo. Một số ít dây chuyền đã qua sử dụng của Brazil, Ấn Độ, Malaysia được một số doanh nghiệp đầu tư lắp đặt, còn lại hầu hết là cơ sở quy mô nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu. Mặt khác, việc thu hái không đạt yêu cầu về độ chín, công nghệ sau thu hoạch chưa được quan tâm, phơi sấy không đảm bảo, vì thế chất lượng cà phê thấp không đồng đều về giá trị xuất khẩu thường thấp hơn các nước trong khu vực 80 – 110 USD/năm.

Công nghệ chế biến cà phê nhân theo công nghệ khô dùng để chế biến cà phê Robusta. Chế biến khô đơn giản, có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng cao nếu sản phẩm đầu vào đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào thời tiết, yêu cầu diện tích sân phơi lớn. Hiện tỉnh có 21 dây chuyền chế biến khô với tổng công suất thiết kế là 218.000 tấn/năm.

Công nghệ ướt dùng để chế biến cà phê nhân nguyên liệu cà phê tươi. Chế biến ướt đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, nước thải gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. Nhưng ưu điểm là tiết kiệm được diện tích sân phơi, rút ngắn thời gian phơi sấy, dây chuyền chế biến loại bỏ được quả xanh, quả khô, do đó sản phẩm thường đạt chất lượng cao hơn so với chế biến khô 100 USD/tấn.

Bảng 28. Các cơ sở chế biến cà phê chủ yếu tỉnh Đắk Lắk

Hạng mục Số cơ sở Công suất TK (tấn/năm) CS thực tế năm 2014 (tấn) Tỷ lệ

(%)

Chế biến theo công nghệ khô 23 475.030 276.981 58,3
Chế biến theo công nghệ ướt 16 64.000 50.300 78,6
Chế biến cà phê bột 47 32.067 19.247 60,0
Chế biến cà phê hòa tan 1 1.000 1.000 100,0
Tổng số 87 572.097 347.528 60,7

(Nguồn: Sở Công thương, 2015)

Ngoài hai phương pháp chế biến trên, một số hộ sử dụng thiết bị xát giập quả cà phê tươi, không cần nước, hỗn hợp đem phơi gồm vỏ quả, cà phê thóc, cà phê nhân, quả cà phê xanh bị tách đôi. Hình thức này rút ngắn được thời gian phơi, song không khuyến khích vì sản phẩm đạt chất lượng không cao, nhiễm nấm mốc, nhiều nhân bị đen nhất là khi gặp mưa lâu ngày hoặc sương mù nhiều.

– Chế biến cà phê bột có 47 doanh nghiệp. Một số cơ sở có công suất lớn, dây chuyền công nghệ đồng bộ từ sấy, làm sạch, đánh bóng, phân loại theo kích thước, màu sắc, đấu trộn, đóng bao chiếm được thị phần cao ở trong nước và đã tham gia xuất khẩu như: Trung Nguyên, An Thái, Tây Nguyên.

– Chế biến cà phê hòa tan: Chế biến cà phê hòa tan đem lại một giá trị lợi nhuận hấp dẫn với thị trường rộng ở Châu Âu và các nước phát triển, tuy nhiên vốn đầu tư khá cao, đồng thời đòi hỏi khá chặt chẽ về mặt công nghệ và kỹ thuật. Hiện có 1 nhà máy của Công ty An Thái, công suất 1.000 tấn/năm đang hoạt động, ngoài ra 1 nhà máy khác của Công ty cà phê ngon của Ấn Độ với công suất tối đa 30 nghìn tấn/năm trên địa bàn huyện Cư Kuin đã đi vào hoạt động vào cuối quý IV năm 2011 với công suất ban đầu 10 nghìn tấn/năm.

– Chế biến phân vi sinh và thức ăn gia súc từ phụ phẩm của chế biến cà phê: lượng phế phẩm nông nghiệp hàng năm chiếm một lượng rất lớn khoảng 100 nghìn tấn/năm. Những năm trước đây, lượng phế phẩm này chưa được tận dụng, gây nên sự lãng phí lớn. Những năm gần đây, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng nhanh chóng: phân bón, thức ăn gia súc. Điều này kích thích việc tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp nhằm giảm tối thiểu chi phí sản xuất. Chưa có đánh giá chính xác về lượng phụ phẩm được tái sử dụng hàng năm, tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ của các nhà quản lý tại địa phương thì có khoảng 70% phụ phẩm đã được sử dụng, trong đó chế biến phân vi sinh chiếm khoảng 70%.

Hình 3. Các giai đoạn chế biến cà phê

Theo hình 3, chế biến cà phê được phân ra làm 2 công đoạn chính:

+ Công đoạn 1: Hoạt động tạo ra nguyên liệu đầu vào.

+ Công đoạn 2: Sản xuất chế biến ra các sản phẩm.

Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của thế giới cho thấy, bình quân giá cà phê nhân trong gần bốn thập kỷ trước chỉ bằng 29,3% giá cà phê hòa tan, thì trong thập kỷ vừa qua tỷ lệ này cũng chỉ là 29%. Qua đó ta thấy sản phẩm càng đi vào chế biến sâu càng đem lại lợi nhuận cao. Tuy khối lượng xuất khẩu thì khổng lồ, nhưng giá trị gia tăng thấp, cho nên chúng ta không thể với tới phần giá trị gia tăng lớn hơn rất nhiều do các công đoạn chế biến sau tạo ra.

2.4.6.2. Chế biến Cao su

Đắk Lắk hiện có 5 nhà máy chế biến mủ cao su, gồm 4 doanh nghiệp nhà nước và 1 công ty TNHH tổng công suất thiết kế 33.000 tấn/năm, trong đó sản phẩm mủ cốm gần 80%, mủ latex trên 20%… thiết bị các nhà máy chế biến nhập từ Malaysia, được đánh giá ở mức trung bình tiên tiến. Riêng dây chuyền mủ Latex khá hiện đại. Năm 2014 các nhà máy chế biến 20.700 tấn, trong đó mủ kem 3.550 tấn, còn lại là mủ cốm 17.150 tấn. Chế biến cao su Đắk Lắk chủ yếu chế biến mủ khô, công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su chiếm tỷ trọng nhỏ, mặt hàng còn nhiều hạn chế.

Về chất lượng sản phẩm cao su của các nhà máy ở Đắk Lắk không thua kém nhiều so với sản phẩm của tổng công ty cao su ở các tỉnh Đông Nam Bộ và của các nước trong khu vực. Tuy vậy, do sản lượng ít, chất lượng thiếu ổn định, chủng loại không nhiều nên phần lớn cao su của tỉnh chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thấp hơn nhiều so với xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ, Nhật.

Bảng 29. Các nhà máy chế biến mủ cao su

Nhà máy Địa điểm CS TK (Tấn/năm) CS thực tế

2014 (tấn)

Tỷ lệ (%)
1. Công ty cao su Đắk Lắk Cư M’Gar 18.000 11.850 65,8
Trong đó: sản phẩm mủ cốm Cư M’Gar 10.500 8.300 79,0
Sản phẩm mủ Latex Cư M’Gar 7.500 3.550 47,3
2. Công ty cao su Krông Buk Krông Năng 6.000 3.700 61,7
3. Công ty cao su Ea H’Leo Ea H’Leo 8.000 4.200 52,5
4. Công ty TNHH Định Gia 1.000 950 95,0
Tổng cộng   51.000 32.550 63,8

(Nguồn: Sở Công thương, 2015)

Sơ chế mủ cao su: sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk chủ yếu là mủ cao su sau sơ chế, trong đó các sản phẩm mũi nhọn là: SVR3L, SVR 20, Latex, HA, LA đang được thị trường rất ưa chuộng.

Hình 4. Chuỗi giá trị trong chế biến cao su

Các doanh nghiệp: công ty cao su Đắk Lắk, công ty cao su Ea H’leo, công ty cao su Krông Buk hiện là các doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su trên địa bàn tỉnh. Thiết bị chủ yếu nhập từ Malaixia, được đánh giá ở mức tiên tiến, đặc biệt đã có dây chuyền mủ Latex hiện đại, công suất chế biến của các nhà máy chế biến dao động từ 5 – 20 tấn/năm. Quy trình chế biến đều áp dụng tiêu chuẩn quốc gia để cho ra sản phẩm đạt chất lượng ISO 9001:2000. Chất lượng sản phẩm không thua kém so với mủ cao su ở Đông Nam bộ và các nước trong khu vực.

Các sản phẩm tinh chế từ mủ cao su chủ yếu là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, công nghiệp chế biến sâu mủ cao su tại Đắk Lắk chưa phát triển. Các mặt hàng đơn giản nhất dùng cho sinh hoạt hàng ngày cho đến các sản phẩm có trình độ công nghệ cao đều được nhập từ các tỉnh khác Đắk Lắk, một phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may đã tiến hành lắp ráp và chạy khoảng 4.000 tấn/năm. Đây là nhà máy đầu tiên chế biến sâu sản phẩm mủ trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch sẽ tiếp tục xây dựng một nhà máy thứ 2 sản xuất chỉ thun trong giai đoạn 2010 – 2015.

Mủ cao su có thể chế biến ra rất nhiều sản phẩm, từ những sản phẩm thông dụng với đời sống hàng ngày: găng tay, ủng, lốp, ruột xe,… đến những sản phẩm có giá trị rất lớn như lốp xe máy bay, các linh kiện điện tử, phụ kiện hỗ trợ cho công nghiệp chế tạo máy móc,…Điều đó cho thấy giá trị to lớn của cao su trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Giai đoạn canh tác nông nghiệp thường chỉ là lao động thủ công, sử dụng cơ bắp là chính nên giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với công đoạn chế biến thành phẩm. Lợi nhuận ròng của 1 ha cao su khoảng 50 – 80 triệu đồng/năm, tức khoảng 8 triệu đồng/tấn mủ. Sau khi sơ chế, giá trị của sản phẩm tăng lên gấp 1,5 – 2 lần so với cao su thô. Nếu bán cao su thô chỉ thu được 1, nhưng nếu chế biến thành săm lốp giá trị sẽ tăng gấp 8 – 10 lần; còn nếu chế tạo thành các sản phẩm cao su kỹ thuật có thể tăng 18 – 20 lần. Hơn nữa, việc tập trung chế biến cao su cũng giúp nền kinh tế giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu linh kiện cho các ngành công nghiệp, trị giá hàng chục triệu đến hàng trăm triệu USD mỗi năm.

2.4.6.3. Chế biến điều

Những năm trước ở Đắk Lắk có 5 doanh nghiệp chế biến hạt điều thành điều nhân xuất khẩu. Hiện nay, chỉ còn 3 cơ sở hoạt động song cũng không thường xuyên với tổng công suất thiết kế là 11.000 tấn nguyên liệu (tương đương 2.600 – 2.750 tấn nhân/năm). Năm 2014 chế biến 3.400 tấn hạt tương đương khoảng 850 tấn nhân. Hình thức chế biến đơn giản là điều nhân, chủ yếu sử dụng công nghệ chao dầu, sản xuất kết hợp giữa cơ giới và thủ công, song chủ yếu sử dụng lao động thủ công trình độ thấp và lao động thời vụ tại chỗ.

Bảng 30. Các cơ sở chế biến hạt điều ở Đắk Lắk

Nhà máy Địa điểm CS TK (Tấn/năm) CS thực tế

2014 (tấn)

Tỷ lệ (%)
Cty Mía Đường 333 H.EaKar 4.000 1.000 25,0
Cty TNHH Đức Thịnh H.EaKar 4.000 1.400 35,0
Cty Tuyền Sen H.Ea Sup 3.000 1.000 33,3
Tổng cộng 11.000 3.400 30,9

(Nguồn: Sở Công thương, 2015)

Các thiết bị chế biến đều tự thiết kế, chế tạo trong nước, kết hợp giữa cơ giới và thủ công. Mô hình sản xuất này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, sử dụng nhiều lao động nông nhàn. Tuy năng suất thấp nhưng chất lượng sản phẩm tốt, tỷ lệ nhân nguyên đạt 90 đến 95%. Giá thành sản phẩm thấp tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Về chất lượng điều nhân Việt Nam được khách hàng quốc tế công nhận là đứng đầu thế giới: hạt to, trắng, hương vị đặc biệt, tỷ lệ tạp chất ít. Hiệp hội các ngành công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFT) khuyến cáo Việt Nam nên dùng khí CO2 bảo quản điều thay vì nitơ như hiện nay.

Về sản phẩm ở Đắk Lắk các cơ sở chế biến chỉ mới làm điều nhân, phần quả giả chiếm 90% khối lượng quả điều bị vứt bỏ, cho gia súc ăn hoặc làm phân bón hữu cơ. Vỏ hạt điều khoảng 10% làm chất đốt trong quá trình chế biến.

2.4.6.4. Chế biến hạt tiêu

Chủ yếu theo phương pháp thủ công, sản phẩm có 2 loại là tiêu trắng (tiêu sọ) và tiêu đen. Cơ sở chế biến công nghiệp phục vụ xuất khẩu còn ít, tập trung chính ở thành phố Buôn Ma Thuột. Sản phẩm chế biến khá đa dạng, gồm tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột.

2.4.6.5. Chế biến tinh bột sắn

Trên địa bàn tỉnh có 4 nhà máy đang hoạt động: Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty vật tư lương thực nông nghiệp ở huyện Ea Kar công suất 18.000 tấn/năm. Thiết bị toàn bộ nhập từ Thái Lan. Công nghệ sản xuất hiện đại, tỷ lệ thu hồi sản phẩm: 3,6 kg sắn hàm lượng bột 30% cho 1 kg bột. Nhà máy chế biến thuộc công ty TNHH Đức Lộc công suất 18.500 tấn/năm ở huyện Krông Bông máy móc do các nhà máy cơ khí trong nước sản xuất, một số thiết bị quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm như bộ phận ly tách bột và bã nhập của Trung Quốc. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm là 1kg tinh bột trên 4kg sắn củ có hàm lượng tinh bột 30%. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các sản phẩm chế biến từ sắn trên địa bàn tỉnh chủ yếu dừng lại ở khâu sản xuất tinh bột để xuất khẩu ra nước ngoài và tương lai gần sẽ là cồn Etanol.

Hình 5. Quy trình chế biến tinh bột sắn

   – Tinh bột sắn: được chế biến từ củ sắn tươi qua quá trình nghiền, lọc, lắng… tinh bột sắn là nguyên liệu đầu vào hoặc làm phụ liệu cho chủ yếu cho các ngành công nghiệp khác.

– Cồn Etanol: được chế biến chủ yếu từ tinh bột sắn, vì củ sắn đáp ứng được 2 yêu cầu: giá cả rẻ và hàm lượng tinh bột cao. Etanol hay rượu ethyl, một loại nhiên liệu sinh học thay thế được trộn với xăng để thu được một sản phẩm gọi là xăng pha cồn, có thể sản xuất từ các nguyên liệu có chứa hydratcabon qua quá trình lên men bằng nấm men. Để sản xuất 1 lit Etanol cần khoảng 6kg củ tươi (có 25% hàm lượng tinh bột) hoặc 2,5 kg lát sấy khô (có 65% hàm lượng tinh bột); tuy nhiên tỉ lệ này có thể thay đổi phụ thuộc vào hiệu suất của quá trình chế biến.

Nhà máy sản xuất cồn Etanol được khởi công xây dựng, có công suất 70 triệu lít/năm tại khu công nghiệp Hòa Phú theo công nghê Nhật Bản là hướng đi mới trong ngành công nghiệp chế biến sắn của tỉnh..

Sắn là cây trồng phổ biến thứ 3 sau cà phê và cao su. Nếu như trước đây, củ sắn chỉ được sử dụng để làm thực phẩm hàng ngày thì ngày nay, với giá trị lợi nhuận cao, diện tích cây sắn đã phát triển nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ngày nay các sản phẩm chế biến từ cây sắn khá đa dạng và cần thiết trong đời sống và sản xuất: rượu, cồn, mạch nha, men thức ăn gia súc… Ngoài ra, tinh bột sắn biến tính làm phụ liệu cho công nghiệp chế biến giấy, nilông tự hoại, mỹ phẩm, chất độn giữ ẩm cho đất.

2.4.6.6. Chế biến ngô

Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng ngô và sản lượng ngô lớn nhất của cả nước. Trồng ngô ở Đắk Lắk cho thu nhập cao hơn so với một số cây trồng khác, năng suất bình quân 1 vụ từ 4 – 5 tấn/ha. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất một cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất 20.000 tấn/năm, đó là công ty TNHH Thái Bình ở huyện Ea Kar, còn lại hầu hết ngô của Đắk Lắk bán cho các cơ sở chế biến ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

2.4.6.7. Chế biến cây ăn trái

Cây ăn trái trên địa bàn tỉnh trồng tự phát, phân tán, diện tích nhỏ lẻ chủ yếu trong đất vườn của các hộ gia đình, không được đầu tư và chăm sóc. Công ty Donateco và Vinamit,… đã đầu tư giống, vật tư, chuyển giao công nghệ cho một số địa phương trồng thử nghiệm các giống cây trồng như sầu riêng hạt lép, mít nghệ,… nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Hiện tại cả tỉnh chỉ có một xưởng chế biến mít thuộc công ty vinamit ở huyện Krông Buk, công suất của xưởng 5.000 tấn/năm. Nhìn chung tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến cây ăn trái của tỉnh là rất lớn nhưng vẫn chưa được phát huy.

2.4.6.8. Công nghệ và quy trình sản xuất của công nghiệp chế biến gỗ

Vốn đầu tư chế biến ngành gỗ còn rất thấp và có xu hướng giảm trong

những năm qua, bình quân giai đoạn 2010 – 2014 khoảng 100 tỷ đồng/năm. Tổng tài sản bình quân cho 1 cơ sở hoạt động ở quy mô trung bình là 7 tỷ đồng, trong đó máy móc thiết bị chiếm khoảng 11,6%.

Nhìn chung, ngành chế biến gỗ do đóng cửa rừng, nguồn khai thác đã cạn kiệt, các đơn vị sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng và nguồn nguyên liệu chính là nhập khẩu từ nước ngoài; ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn sản xuất ổn định và một số sản phẩm chế biến gỗ,… nhưng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, không ổn định về giá cũng như số lượng.

Hình 6. Quy trình sản xuất gỗ sơ chế

2.4.6.9. Chế biến mật ong và các sản phẩm từ ong

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp chế biến mật ong và các sản phẩm từ ong (mật ong, sáp ong và sữa ong chúa). Quá trình chế biến mật ong trải qua 05 giai đoạn gồm: (1). Chế biến tinh lọc, (2). Nhập kho, (3). Bảo quản trong các bồn chứa, (4). Mật ong thành phẩm, (5). Đóng gói theo tiêu chuẩn.

Nhìn chung, các sản phẩm chế biến hàng năm đều tăng về số lượng và chất lượng. Đã hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại với các sản phẩm như: hạt điều, cà phê, cao su. Công nghiệp chế biến nông sản trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu và làm tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ các sản phẩm nông sản đã qua chế biến. Chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng nông sản đã dần từng bước được nâng cao giá trị của sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu giá trị sản phẩm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, công nghiệp chế biến nông sản vẫn phổ biến là sơ chế, hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm công nghiệp thấp, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất chế biến còn hạn chế, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao. Tỷ lệ thất thoát ở các khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn lớn, chất lượng nguyên liệu đầu vào còn thấp, chất lượng nông sản qua chế biến chưa cao, mặt hàng đơn điệu, tính cạnh tranh kém. Các sản phẩm truyền thống như: cà phê, cao su, chưa thực sự ổn định và bền vững, khi các mặt hàng này bị mất giá trị trên thị trường sẽ ảnh hưởng xấu tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Dịch vụ và ngành nghề nông thôn phát triển tự phát, chưa có sự tác động hay hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước nên hầu hết ngành nghề nông thôn thiếu vốn, cơ sở sản xuất nhỏ bé và kỹ thuật thô sơ lạc hậu.

2.4.7. Thực trạng tiêu thụ nông sản

2.4.7.1. Tiêu thụ nông sản

Tính đến hết 31/12/2014, trên địa bàn tỉnh hiện có 47 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Số doanh nghiệp do Trung ương quản lý là 22 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh cà phê (17 doanh nghiệp, 77,3% số doanh nghiệp); trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh cà phê và lúa (3 doanh nghiệp) và trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh cao su (2 doanh nghiệp). Số doanh nghiệp do địa phương quản lý là 25 doanh nghiệp. Trong đó, 15 doanh nghiệp hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và khai thác gỗ; 8 doanh nghiệp trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh cà phê, 1 doanh nghiệp trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh cao su và 1 doanh nghiệp quản lý, khai thác và nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích bao tiêu nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã được các doanh nghiệp bao tiêu góp phần tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu hiện nay của việc tiêu thụ hàng nông thủy sản là: chất lượng không đồng đều, sản phẩm chưa tuân thủ theo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, không có mặt hàng nào có thể cung ứng liên tục với số lượng lớn ổn định theo nhu cầu thị trường. Do đó, thị trường nông sản vẫn tiểm ẩn nhiều rủi ro và bấp bênh, đây là tính chất thị trường của nền sản xuất nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp.

Trên cơ sở tiếp cập lý thuyết chuỗi giá trị, đối với sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu thì giá trị chủ yếu chính là việc khai thác và sử dụng cà phê nhân, mủ cao su và hạt tiêu nên chuỗi giá trị sản phẩm là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm các tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào, tác nhân sản xuất, tác nhân chế biến, tác nhân thương mại và tác nhân tiêu thụ. Xuất phát từ cách tiếp cận này và thực tiễn khảo sát đặc điểm sản xuất kinh doanh 3 sản phẩm chính là: cà phê, hồ tiêu và cao su.

  1. Tiêu thụ cà phê

Khoảng 85 – 90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10 – 15% còn lại do các nông trường Nhà nước khai thác.

Hiện tại, ngành xuất khẩu cà phê Đắk Lắk có trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu là Tổng công ty Cà phê Việt Nam, công ty Cà phê 2/9, Công ty XNK Intimex, tập đoàn Thái Hòa. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam.

Trong chuỗi giá trị của ngành chế biến cà phê, nông dân và công ty TNHH MTV là đối tượng cung cấp đầu vào trực tiếp. Công việc của họ là trồng, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, xay xát để có sản phẩm cuối cùng là cà phê nhân xô. Người nông dân thường thu hoạch thủ công và sử dụng công nghệ rất đơn giản như phơi/sấy và xay xát để có được sản phẩm cà phê nhân xô. Sau công đoạn này, một phần nhỏ cà phê được bán để tiêu thụ trong nước, phần còn lại phần lớn được bán cho thương lái. Thương lái mua hàng của nông dân và bán lại cho các đơn vị chế biến và xuất khẩu. Người nông dân bán cà phê cho thương lái thường bị ép giá thấp và trực tiếp chịu tác động biến động giá xuất khẩu.

Hình 7. Chuỗi giá trị trong sản xuất cà phê ở Đắk Lắk

Các đối tượng: tư thương, đại lý, công ty thu mua cấp xã, huyện là những đối tượng mua nhỏ lẻ. Vốn đầu tư không nhiều, nên đối tượng này thường rất ít khi tích trữ cà phê với số lượng lớn. Lợi nhuận thu được của các đối tượng này chủ yếu từ chênh lệch giá khi thu mua với giá bán lại cho các công ty thu mua lớn. Hoạt động chủ yếu của các đối tượng này là thu mua, phân loại và vận chuyển để bán cho các đầu mối lớn hơn.

Công ty xuất khẩu nông sản chỉ thu mua nguyên liệu từ các công ty nhỏ hơn, thường thì họ không thu mua lẻ. Sau khi thu mua có thể đối tượng này có thể phân loại, sơ chế đánh bóng, rang xay để chuẩn bị cho xuất khẩu. Nhiệm vụ chính của các công ty này là tìm kiếm thị trường, khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Để hoạt động các công ty này cần phải có nguồn vốn lớn. Lợi nhuận cũng thu từ chênh lệch giá. Hiện nay, các công ty xuất khẩu nông sản lớn của tỉnh Đắk Lắk gồm: công ty XNK 2-9, công ty cà phê Đăk Man… đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Hàng năm, khoảng 90% tổng sản lượng cà phê nhân của tỉnh được xuất khẩu.

Những công ty và đơn vị chế biến sâu cà phê, hàng năm sử dụng phần sản lượng cà phê nhân còn lại để sản xuất cà phê tinh chế. Đắk Lắkhiện có một số thương hiệu mạnh về sản phẩm bột và cà phê hòa tan: Trung Nguyên, An Thái, Mehyco,.. Các công ty này đã xây dựng được một mạng lưới phân phối trên toàn quốc, riêng Trung Nguyên đã có mạng lưới phân phối trên thế giới. Nguyên liệu để sản xuất chủ yếu thu mua trong nội tỉnh.

  1. Tiêu thụ hồ tiêu

Cũng như hầu hết các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam, hộ nông dân trồng tiêu ở Đắk Lắk thường không bán thẳng sản phẩm hồ tiêu cho đại lý thu mua, nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu mà phần lớn bán cho thương lái (hộ thu gom). Có bốn thành phần chính tham gia trong kênh thương mại sản phẩm hồ tiêu từ khi thu hoạch cho đến khi xuống tàu tại cảng xuất, gồm: hộ thu gom (thương lái), đại lý thu mua, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu. Số lượng, chất lượng, dạng sản phẩm, giá trị gia tăng, thời gian sản phẩm nằm lại tại mỗi khâu tương tự nhau ở hầu hết các vùng sản xuất, tuy có một vài khác biệt tùy theo điều kiện sản xuất và thị trường của từng vùng.

Hình 8. Chuỗi giá trị trong sản xuất hồ tiêu ở Đắk Lắk

Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được 10 – 50 tấn tiêu, có phương tiện vận chuyển hoặc hợp đồng phương tiện vận chuyển thường xuyên để chở tiêu đến bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh – xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu thu mua từ thương lái hoặc nông hộ, đại lý xử lý theo hai hướng: hoặc bán thẳng cho doanh nghiệp/nhà máy chế biến, hoặc tiến hành sơ chế lại sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt ẩm độ dưới 14% và làm sạch tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp. Một ít đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt bằng, thay vì chỉ kinh doanh tiêu đen còn tổ chức chế biến tiêu sọ/tiêu trắng, số lượng tiêu sọ/tiêu trắng chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn đề có nhà máy chế biến riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt (GMP), do đó sản phẩm tiêu xuất khẩu của Đắk Lắk đạt tiêu chuẩn mặt hàng gia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA) và Nhật Bản (JSA).

  1. Tiêu thụ cao su

Chuỗi giá trị sản phẩm cao su theo đối tượng thực hiện theo 2 kênh (hình 9). Các kênh của chuỗi giá trị đều trải qua 5 công đoạn nhưng các tác nhân trong kênh có sự khác nhau., Ở kênh 1 trong mỗi công đoạn của chuỗi đều hình thành một tác nhân và có 5 tác nhân, trong lúc đó ở kênh 2 có tác nhân thực hiện đồng thời hơn 2 công đoạn (sản xuất và chế biến và kiêm một phần công việc của công đoạn cung cấp yếu tố đầu vào như giống, phân bón) nên kênh 2 ngắn hơn.

– Tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào: Gồm cung ứng giống, cung ứng phân bón, cung ứng các công cụ phục vụ trồng cao su và cung ứng nước. Giống được người dân thu mua từ nhiều cơ sở giống ở trong và ngoài tỉnh. Giá cho mỗi loại giống cây đặt mua tùy thuộc vào địa điểm nhà cung cấp đặt mua giống. Phânbón thường mua từ nhiều nhà cung ứng trên thị trường tại địa phương.

– Tác nhân sản xuất: Thực hiện công tác trồng, sản xuất, thu hoạch và bảo quản mủ cao su. Tác nhân này gồm 2 thành phần là cao su tiểu điền do hộ nông dân sản xuất và cao su đại điền do các doanh nghiệp quốc doanh. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích cao su tiểu điền chiếm trên 60% nhưng năng suất và sản lượng khai thác thấp hơn so với cao su đại điền do cao su tiểu điền đa số được trồng trong thời gian ngắn nên diện tích đưa vào khai thác còn ít. Mặt khác, cao su tiều điền có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và sản phẩm làm ra chưa gắn khâu tiêu thụ. Cao su đại điền có nhiều thuận lợi như tự cung cấp giống, phân bón, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, khai thác nên năng suất và hiệu quả cao hơn.

Hình 9. Chuỗi giá trị trong sản xuất cao su ở Đắk Lắk

– Tác nhân chế biến: Thực hiện công tác thu gom, phân loại, chế biến và đóng gói bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh và các nhà máy chế biến tư nhân trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện thu gom và chế biến trên 65% sản lượng mủ cao su toàn tỉnh, bao gồm mủ tự sản xuất và mủ thu mua từ các hộ cao su tiểu điền. Mủ cao su sau khi được thu thập sẽ được chế biến thành SRV và RSS. Khoảng dưới 35% sản lượng mủ do các công ty tư nhân tại Quảng Bình và các thương nhân từ các tỉnh khác mua mủ cao su thô từ các hộ gia đình và tự chế biến thành cao su SRV. Quy trình thu mua mủ để chế biến như sau: Mủ cao su sau khi thu hoạch tại vườn được thu thập và sàng lọc tại rừng để loại bỏ những mảnh vụn (lá, bụi bẩn,…), sau đó các nhà thu gom của công ty quốc doanh hay công ty tư nhân đến mua mủ tươi nhưng tính giá mủ đông theo tỷ lệ đông quy đổi 25 – 30% và vận chuyển bằng xe có thùng chứa tới các nhà máy chế biến.

– Tác nhân thương mại: Tác nhân này thực hiện hoạt động thu mua, lưu kho, đóng gói sản phẩm cao su SRV và RSS từ nhà máy chế biến của các doanh nghiệp quốc doanh và nhà máy chế biến của công ty tư nhân sau đó vận chuyển đến cửa khẩu để xuất chiếm khoảng 70% hoặc bán cho Công ty Cao su chiếm khoảng 30%. Thực hiện khâu này thường do các doanh nghiệp tư nhân, thương nhân trên địa bàn hay ở các tỉnh khác thực hiện.

– Tác nhân tiêu thụ: Gồm nhà sản xuất nước ngoài ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức,… chiếm khoảng 70% sản lượng và các nhà sản xuất trong nước gồm các doanh nghiệp sản xuất lốp, đệm cao su,…

2.4.7.2. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm đã được triển khai chủ động, tích cực, qua đó nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, người dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp. Thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNN và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL của Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp và các ban ngành định kỳ tổ chức các đợt thanh kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê nhân và kho lạnh thủy sản; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón và thức ăn chăn nuôi. Qua kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản cho thấy các cơ sở đã thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế tình trạng mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm trên thị trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh chưa được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa nắm được Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Quy chuẩn…, thời gian hoạt động của một số cơ sở không ổn định, theo thời vụ nên công tác thống kê, kiểm tra đánh giá xếp loại gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế (ít về số lượng, yếu về chuyên môn), còn người sản xuất không quen các quy định về an toàn thực phẩm, không am hiểu các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà các thị trường nhập khẩu nông sản quy định. Ngoài ra, tâm lý cạnh tranh không lành mạnh của người sản xuất và các doanh nghiệp cũng góp phần làm giảm sút chất lượng hàng nông sản của tỉnh.

2.4.7.3. Xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp

Nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Trong giai đoạn 2005 – 2014, giá trị xuất khẩu nông sản chiếm từ 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005, lên 99,6% năm 2010 và 95,4% năm 2014.

Bảng 31. Lượng và giá trị các nông sản xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Đơn vị: lượng 1000 tấn; trị giá: triệu USD

Mặt hàng chủ yếu 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TĐT (%/năm)
2005-2010 2010-2014
 Tổng kim ngạch XK 303,1 622,5 737,2 763,7 635,0 628,9 15,48 0,25
Kim ngạch XKNS 283,4 619,9 734,7 753,7 610,1 600,3 16,95 -0,80
1. Cà phê
Khối lượng 304,9 340,0 287,9 309,4 222,1 227,4 2,20 -9,57
Giá trị 248,8 504,3 617,5 646,9 491,6 480,9 15,18 -1,18
2. Cao su            
Lượng 8,4 14,1 9,4 9,2 7,1 7,3 11,09 -15,14
Trị giá USD 11,9 43,1 41,8 28,9 17,6 13,8 29,42 -24,84
3. Hồ tiêu            
Lượng 5,9 6,6 5,2 3,9 5,0 4,8 2,12 -7,73
Trị giá USD 8,2 24,6 31,6 26,4 33,1 35,3 24,53 9,44
4. Điều            
Lượng 1,3 0,5 0,3 0,4 0,6 0,8 -17,94 14,00
Trị giá USD 5,5 2,8 2,9 2,5 3,9 5,6 -12,59 19,21
5. Mật ong            
Lượng 3,4 9,4 5,9 5,5 8,1 10,1 22,71 1,83
Trị giá USD 3,8 21,4 13,7 14,0 20,6 26,5 41,13 5,46
6. Gỗ và các SP gỗ            
Trị giá USD 0,4 2,7 1,9 2,9 0,4 1,0 46,53 -21,17
7. Tinh bột sắn            
Lượng 21,5 46,3 51,8 85,4 101,0 107,6 16,55 23,49
Trị giá USD 4,8 21,0 25,4 32,1 42,9 37,1 34,24 15,27

(Nguồn: Sở Công thương Đắk Lắk, 2015)

Giá trị xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk có sự tăng giảm không liên tục. Giai đoạn 2005 – 2010, xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk có sự gia tăng liên tục từ 283,4 triệu USD năm 2005 lên 619,9 triệu USD năm 2010, bình quân mỗi năm xuất khẩu tăng thêm 67,3 triệu USD tạo ra tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt gần 17%/năm. Giai đoạn 2010 – 2014, xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng giảm không đều, từ năm 2010 – 2012, xuất khẩu nông sản liên tục tăng tăng từ 619,9 triệu USD năm 2010 lên 734,7 triệu USD năm 2011 và 753,7 triệu USD năm 2012. Đến năm 2013, giá trị xuất khẩu nông sản giảm 143,5 triêu USD, tạo ra tốc độ xuất khẩu nông sản giảm tới 19% do ảnh hưởng của suy giảm cầu làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Trong đó, cà phê, cao su và gỗ là những mặt hàng có thế mạnh của tỉnh đều bị sụt giảm về khối lượng và giá trị. Cà phê là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất, giảm 28,2% về khối lượng và giảm 24% về giá trị so với năm 2012. Năm 2014, xuất khẩu nông sản của tỉnh lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 600,3 triệu USD. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu bị giảm về giá trị gồm: cà phê, cao su, tinh bột sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Vì vậy, giá trị xuất khẩu nông sản giai đoạn 2010 – 2014 giảm mạnh xuống còn -0,8%/năm.

Hình 10. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản Đắk Lắk giai đoạn 2005 – 2014

Tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bị chậm lại nhưng hàng nông sản vẫn giữ vai trò quan trọng tạo nguồn thu về ngoại tệ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk như: cà phê, cao su, điều, tiêu, ong mật… đã không phải đối đầu với các hàng rào thuế quan như trước khi gia nhập WTO nên đã củng cố vị trí và mở rộng quy mô trên các thị trường khu vực và thế giới.

– Thị trường xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk: cà phê được xuất khẩu sang trên 50 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng năm 2014 là 480,9 triệu USD và giá trị xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80,1% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh, là nguồn hàng xuất khẩu chính của tỉnh trong nhiều năm qua.

Bên cạnh cà phê nhân với giá trị 456,6 triệu USD, chiếm 95% giá trị xuất khẩu cà phê, các sản phẩn cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hòa tan,… chiếm khoảng 15% giá trị xuất khẩu cà phê cũng góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 32. Xuất khẩu cà phê sang các thị trường của Đắk Lắk năm 2014

STT Mặt hàng Lượng (tấn) Giá trị (triệu USD)
  Tổng số 221,7 480,9
1.1 Cà phê nhân 218,1 456,6
1 ANH 5,8 11,5
2 ẤN ĐỘ 9,0 17,1
3 ĐỨC 33,7 69,8
4 HÀ LAN 5,6 12,0
5 HÀN QUỐC 10,9 22,8
6 ITALIA 19,8 41,4
7 MỸ 7,9 16,0
8 NHẬT BẢN 27,1 57,3
9 PHÁP 7,4 14,5
10 TÂY BAN NHA 8,3 16,1
11 THUỴ SĨ 19,7 40,5
12 TRUNG QUỐC 6,7 12,0
13 THỊ TRƯỜNG KHÁC 56,6 125,7
1.2 Cà phê hoà tan 3,6 24,3
1 ẤN ĐỘ 0,7 1,8
2 BA LAN 0,1 0,9
3 ISRAEL 0,2 1,9
4 PHẦN LAN 0,2 1,0
5 RUMANIA 0,1 0,9
6 THỊ TRƯỜNG KHÁC 2,2 17,8

(Nguồn: Sở Công thương Đắk Lắk, 2015)

Các nước nhập khẩu cà phê của Đắk Lắk chủ yếu là khu vực EU, ước đạt 205,7 triệu USD (Đức 69,8 triệu, Ý 41,4 triệu, Thụy Sĩ 40,5 triệu, Tây Ban Nha 16,1 triệu, Pháp 14,5 triệu, Hà Lan 12 triệu, Anh 11,5 triệu USD…);

Nhật Bản nhập khẩu cà phê Đắk Lắk ước đạt khoảng 57,3 triệu USD vào năm 2014, tăng 6,4 lần về giá trị và 2,6 điểm phần trăm so với năm 2005;

Hoa Kỳ nhập khẩu cà phê Đắk Lắk ước đạt khoảng 16 triệu USD vào năm 2014, tăng 3 lần về giá trị nhưng giảm 2,8 điểm phần năm so với năm 2005;

Ngoài ra, cà phê của Đắk Lắk còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc, Châu phi và một số nước khác với khối lượng và giá trị nhỏ.

– Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn của Đắk Lắk là Trung Quốc tăng từ 4,8 triệu USD vào năm 2005 lên 21 triệu USD năm 2010 và tăng lên 37,1 triệu USD năm 2014.

– Thị trường xuất khẩu cao su của Đắk Lắk

Cao su Đắk Lắk được xuất khẩu sang 14 nước với giá trị 13,7 triệu USD năm 2014. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu sang: Đức, Malaysia, Mỹ, Hà Lan… với gá trị hơn 8 triệu USD, chiếm tới 58,4% tổng giá trị xuất khẩu cao su vào năm 2014. Cao su xuất khẩu vào Trung Quốc thường bị giảm giá đột ngột do chính sách hạn chế số doanh nghiệp được phép nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 làm cho các nhà sản xuất ô tô từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật (khách hàng nhập khẩu cao su lớn từ Trung Quốc) giảm sản xuất nên giá cao su giảm tới hơn một nửa ở Trung Quốc nên làm giảm giá xuất khẩu cao su của Đắk Lắk vào thị trường này.

Đắk Lắk đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu cao su sang thị trường các nước ASIAN, Hoa Kỳ…ước đạt triệu USD vào năm 2015, sang EU ước đạt triệu USD. Các thị trường khác chiếm khoảng 7,1%, khoảng triệu USD.

– Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Đắk Lắk: hiện đang được xuất khẩu sang trên 20 nước. Các nước nhập khẩu hạt tiêu Đắk Lắk lớn nhất là Singapo, đạt 0,93 triệu USD chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Đắk Lắk; Ấn Độ nhập khẩu hồ tiêu Đắk Lắk ước đạt 0,77 triệu USD; Đắk Lắk đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Canada, Nga và các nước khác.

– Thị trường xuất khẩu điều của Đắk Lắk vào Trung Quốc tăng từ 157,34 triệu USD vào năm 2005 và tăng lên 539,1 triệu USD vào năm 2013; vào Trung Quốc đạt 106 triệu USD vào năm 2013, vào Australia đạt 97,1 triệu USD vào năm 2013; thị trường EU ước đạt 295,5 triệu USD (tập trung vào các nước như Hà Lan 160,69 triệu, Anh 52,2 triệu, Đức 29,8 triêu USD).

– Thị trường xuất khẩu mật ong và sáp ong của Đắk Lắk: Các nước nhập khẩu mật ong chủ yếu của Đắk Lắk là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và có xu hướng tăng dần. Năm 2014 xuất khẩu các sản phẩm từ ong của Đắk Lắk đạt 29 triệu USD. Trong đó, mật ong đạt 26,5 triệu USD và sáp ong đạt 2,5 triệu USD. Xuất khẩu mật ong của Đắk Lắk vào Mỹ ước đạt 26,1 triệu USD, chiếm 98,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong của Đắk Lắk. Ngoài sản phẩm mật ong, sáp ong của Đắk Lắk hiện đã được xuất khẩu sang Mỹ và Nhật bản, trong đó riêng thị trường Mỹ chiếm 71,9% đạt kim ngạch 1,8 triệu USD

– Xuất khẩu gỗ và sản phẩm làm từ gỗ: giai đoạn 2005 – 2014, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có xu hướng tăng, trừ năm 2009 – 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên xuất khẩu gỗ chậm lại. Năm 2014 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 1 triệu USD tăng 0,6 triệu USD so với năm 2005 nhưng lại giảm 1,7 triệu USD. Lý do lớn nhất dẫn đến giá trị gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu tăng nhanh trong những năm qua là các hỗ trợ từ việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO của Việt Nam và các cam kết FTA được thực hiện, các rào cản thương mại dần được xóa bỏ, hàng hóa lưu thông tự do trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu gỗ của Đắk Lắk. Sản phẩm gỗ của Đắk Lắk được xuất khẩu sang Anh.

2.4.8. Thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và kết quả công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của ngành nông nghiệp với các ngành đã thúc đẩy công tác thủy lợi phát triển theo hướng kết hợp thủy lợi – giao thông – xây dựng cụm, tuyến dân cư phục vụ kịp thời cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trong 9 năm qua (2005 – 2014), Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương phục vụ đa mục tiêu: toàn tỉnh đã xây dựng, hoàn thành được thêm 307 công trình thủy lợi. Trong đó, trong đó nâng cấp, sửa chữa có 184 công trình, xây dựng mới 123 công trình nâng tổng số công trình thủy lợi toàn tỉnh năm 2014 lên 737 công trình, gồm: 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm tưới và 01 hệ thống đê bao (chưa bao gồm các công trình có diện tích tưới không đáng kể); kiên cố hóa kênh mương các loại được 600 km/1.782,6 km (kênh chính 396,3 km, kênh nhánh 246,1 km). Các công trình thủy lợi đang tưới với tổng diện tích khoảng 230,3 nghìn ha trong đó lúa Đông xuân 30 nghìn ha, lúa Mùa 53,4 nghìn ha, cà phê 132,3 nghìn ha, hoa màu và cây khác 14,6 nghìn ha đảm bảo tỷ lệ diện tích cây trồng được tưới tăng từ 52% năm 2005 lên 76% năm 2014. Các công trình này đã giúp cho việc điều tiết sử dụng hợp lý nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, Chi cục Thủy lợi phối hợp với các huyện, thị xã tiến hành điều tra đánh giá chi tiết cụ thể nguồn nước, xác định những diện tích đã bị hạn để khuyến cáo chuyển đổi những loại cây trồng phù hợp hơn, tuyên truyền phổ biến khuyến cáo kịp thời để nhân dân chủ động phòng chống hạn, sử dụng nước tiết kiệm; đắp đập tràn bằng các bao cát vào cuối mùa mưa để trữ thêm nước trong hồ, kể cả dẫn nước vào chứa trong các ao, các đầm và những nơi có điều kiện cho phép, đồng thời kiểm tra bảo dưỡng hệ thống đóng mở cửa cống để chủ động phân phối, điều tiết nước tưới tiết kiệm theo lịch tưới và áp dụng kỹ thuật tưới luân phiên để đảm bảo nguồn nước tưới cho lúa và cà phê.

Đa số các công trình đã phát huy khả năng tưới trên 75% năng lực thiết kế, tuy vậy vẫn có một số công trình chỉ đạt dưới 50% năng lực thiết kế, những công trình này đã và đang được đầu tư hoặc xem xét đưa vào nâng cấp hoàn thiện để phát huy công suất thiết kế ban đầu.

Nhìn chung, công tác thủy lợi cơ bản đáp ứng nhiệm vụ tưới đặt ra theo tiến độ, đã đáp ứng nguồn nước tưới ổn định cho hai loại cây trồng chủ lực là lúa và cà phê đạt và vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, nguồn nước từ công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hoa màu và các loại cây trồng khác còn ở mức thấp.

Hàng năm, Ban chỉ huy PCLB-GNTT cùng với nhân dân chủ động tích cực trong công tác phòng, chống lũ như bố trí mùa vụ hợp lý, tranh thủ thu hoạch sớm lúa Hè thu, tăng cường gia cố hệ thống bờ bao để bảo vệ lúa, vườn cây, ao nuôi thủy sản…, nên mức thiệt hại do lũ trên địa bàn tỉnh không đáng kể.

2.4.9. Phát triển kinh tế tập thể, trang trại

– Tổ hợp tác nông nghiệp: tổng số tổ hợp tác tính đến 31/12/2014 là 302 tổ, giảm 160 THT so với năm 2010, do từ năm 2011 đến nay đã thành lập mới là 92 tổ và giải thể là 252 THT (chủ yếu các THT vay vốn sản xuất nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên đã giải thể). Tuy nhiên, số THT đang còn tồn tại và thành lập mới hiện nay (bình quân mỗi năm thành lập mới được khoảng 40 THT) đang hoạt động khá ổn định, mang lại lợi ích thiết thực phục vụ nhu cầu sản xuất của người nông dân; số Tổ hợp tác đã có Quyết định công nhận của UBND cấp xã là 172 tổ chiếm 56,9% tổng số THT.

– Hợp tác xã nông nghiệp: tổng số HTX nông nghiệp tính đến ngày 31/12/2014 là 172 HTX, tăng 55 HTX so với năm 2010. Tổng số thành viên bình quân 110 người/HTX. Tài sản bình quân của một HTX là 1.614 triệu đồng và doanh thu bình quân là 1.797 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân/HTX là 92,26 triệu đồng, không tăng so với năm 2010. Tỷ lệ cán bộ đã qua đào tạo đạt trình độ từ trung cấp trở lên là 21,1%, tăng 5% so với năm 2010. Kết quả phân loại HTX: tốt, khá 19,2%; trung bình 33,9% và loại yếu: 46,9%. Kết quả thực hiện chính sách: đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý HTX và THT trong 4 năm là 16 lớp, với 430 học viên tham dự. Xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp điển hình là việc làm thiết thực, cụ thể nhằm góp phần thúc đẩy HTX phát triển vì ngoài việc thiếu vốn, cơ sở vật chất, trình độ quản lý, các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX chưa được triển khai đồng bộ…, trên địa bàn toàn tỉnh chưa có nhiều mô hình HTX làm ăn có hiệu quả kinh tế cao để các HTX khác đến tham quan, học tập để áp dụng vào thực tế của đơn vị mình.

Nhìn chung, phát triển Hợp tác xã nông nghiệp đã được các cấp Uỷ đảng và chính quyền địa phương quan tâm, đặc biệt các địa phương đang triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát triển; chất lượng hoạt động của các HTX ngày càng được nâng cao, đã giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã viên HTX và nông dân trên địa bàn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

– Tổng số trang trại tính đến ngày 31/12/2014 là 690 trang trại (tính theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNN ngày 13/4/2011), trong đó có 325 trang trại trồng trọt, 277 trang trại chăn nuôi, 11 trang trại thuỷ sản, 05 trang trại lâm nghiệp và 72 trang trại tổng hợp. Số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là 277 trang trại, chiếm 40% tổng số trang trại, tăng hơn so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư là 2.153 triệu đồng/trạng trại (trong đó vốn vay chiếm 20%), diện tích bình quân 8 ha/trang trại, lao động bình quân 6,74 lao động/trang trại, thu nhập bình quân 410 triệu đồng/trang trại.

Nhìn chung, kinh tế trang trại đang phát triển để tương xứng với tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.

2.4.10. Chương trình xây dựng nông thôn mới

Sau 04 năm triển khai thực hiện, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Các Sở, ban, ngành và các địa phương đã đẩy mạnh triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bước đầu xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách để triển khai Chương trình và đạt được một số kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhiều nội dung của Chương trình đã được triển khai thực hiện có kết quả bước đầu như: Công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án cơ bản đã hoàn thành.

Tổng nguồn vốn huy động trong 4 năm đầu tư cho khu vực nông thôn là 30.585,7 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách hơn 7.162,2 tỷ đồng (chiếm 23,4%), trong đó vốn trực tiếp từ chương trình là 306,9 tỷ đồng (chiếm 1%, bình quân 76,7 tỷ đồng/năm), vốn lồng ghép 6.855,3 tỷ đồng (chiếm 22,4%, bình quân 1.731,8 tỷ đồng/năm); vốn tín dụng 15.459,5 tỷ đồng, chiếm 50,5%; vốn huy động từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác 5.038 tỷ đồng, chiếm 16,4% và vốn do dân đóng góp gần 2.926 tỷ đồng. Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng Nông thôn mới, qua 4 năm, nhân dân nhiều địa phương trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, tài sản, cây cối, hoa màu… để xây dựng và mở rộng các trục đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, đầu tư đường điện phục vụ sản xuất.

Tính đến nay, Đắk Lắk có 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó 2 xã Hòa Thuận, Ea Kao, Tp Buôn Ma Thuột đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận; 2 xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar và xã Ea Kly, huyện Krông Pắc đang lập hồ sơ đề nghị thẩm định; có 17 xã đạt 15 – 18 tiêu chí; 54 xã đạt 10 – 14 tiêu chí; 69 xã đạt 5 – 9 tiêu chí; 8 xã đạt 3 – 4 tiêu chí. Nếu tính theo từng tiêu chí, có 152 xã đạt tiêu chí số 1, 10 xã đạt tiêu chí 2, 54 xã đạt tiêu chí 3, 91 xã đạt tiêu chí 4, 48 xã đạt tiêu chí 5, 13 xã đạt tiêu chí 6, 36 xã đạt tiêu chí 7, 131 xã đạt tiêu chí 8, 41 xã đạt tiêu chí 9, 71 xã đạt tiêu chí 10, 61 xã đạt tiêu chí 11, 121 xã đạt tiêu chí 12, 84 xã đạt tiêu chí 13, 110 xã đạt tiêu chí 14, 123 xã đạt tiêu chí 15, 60 xã đạt tiêu chí 16, 28 xã đạt tiêu chí 17, 117 xã đạt tiêu chí 18, 133 xã đạt tiêu chí 19; toàn tỉnh đạt 1.484 tiêu chí/2.888 tiêu chí, bằng 51%; tăng 494 tiêu chí so với cuối năm 2013; bình quân toàn tỉnh đạt 9,76 tiêu chí/xã, tăng 3,25 tiêu chí/xã so với năm 2013.

2.5. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, có tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản đạt bình quân 5 – 6%/năm thời kỳ 2011 – 2015 (thực tế 3,13%/năm); cơ cấu GTSX nông, lâm thủy sản giá hiện hành chiếm 32 – 33% (thực tế 47,1%); tỷ lệ che phủ rừng 52% (thực tế 38,7%), diện tích tưới chủ động cho cây trồng cần tưới >75% (thực tế 76%) và số xã đạt chuẩn nông thôn mới 20% tổng số xã (thực tế 0,02%); kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 800 triệu USD năm 2015, thực tế năm 2014 đạt 628,9 triệu USD và ước 650 triệu USD, không đạt so với mục tiêu quy hoạch đã đề ra.

Bên cạnh đó, theo số liệu của Sở NN&PTNT, trong giai đoạn từ 2005 – 2014, ngành nông nghiệp đã được giao xây dựng 42 đề án và dự án quy hoạch (25 quy hoạch và 17 đề án) thuộc lĩnh vực trồng trọt 8 đề án – quy hoạch, chăn nuôi 3, lâm nghiệp 6, thủy sản 3, thủy lợi 5, PTNT 6, tổng hợp 10 đề án – quy hoạch. Trong đó, UBND tỉnh đã ký 35 Quyết định phê duyệt (23 quy hoạch và 12 đề án) và ngành đang thực hiện 7 đề án và quy hoạch.

Bảng 33. Thống kê các Quy hoạch, Đề án của ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang thực hiện giai đoạn 2005 – 2014

STT Danh mục Tổng số Đã phê duyệt Đang thực hiện
I Các Quy hoạch 25 23 2
1 Trồng Trọt 6 6
2 Chăn nuôi 2 2
3 Lâm nghiệp 3 3
4 Thủy sản 3 1 2
5 Thủy lợi và PCLB – Nước sạch nông thôn 5 5
6 Phát triển nông thôn 4 4
7 Chế biến và nghiên cứu chuyển giao 2 2
II Các Đề án 17 12 7
1 Trồng trọt 2 2
2 Chăn nuôi 1 1
3 Lâm nghiệp 3 3
4 Phát triển nông thôn 2 2
5 Tổng hợp (nông nghiệp CNC, chế biến, quản lý chất lượng, cơ giới hóa, hệ thống nghiên nghiên cứu nông nghiệp, thu hồi đất, mô hình trình trình diễn) 9 7 2
  Tổng số 42 35 7

(Nguồn: Sở NN&PTNT, 2015)

Diện tích lúa theo quy hoạch đề ra 60 nghìn ha diện tích đất lúa (91 nghìn ha diện tích gieo trồng), sản lượng 450 nghìn tấn; thực tế năm 2014 (61,6 nghìn ha diện tích canh tác và 94,3 nghìn ha diện tích gieo trồng), sản lượng 577,8 nghìn tấn, vượt 132,9% về diện tích và 128,4% về sản lượng so với kế hoạch. Việc tăng diện tích đất lúa là do khai thác nguồn nước tưới từ dự án thủy lợi như: Krông Buk Hạ,…

Diện tích ngô và đậu tương theo quy hoạch cũ là 124,5 nghìn ha ngô, sản lượng 650 nghìn tấn và 10 nghìn ha đậu tương, sản lượng 138 nghìn tấn; thực tế năm 2014 đạt 122,3 nghìn ha ngô, sản lượng 671,4 nghìn tấn (đạt 98,2% về diện tích và 103,3% về sản lượng so với quy hoạch) và 3,7 nghìn ha đậu tương, sản lượng 5,1 nghìn ha (đạt 36,6% về diện tích và sản lượng so với quy hoạch). Sở dĩ diện tích ngô và đậu tương đạt thấp so với quy hoạch là do quy hoạch cũ đưa ra mục tiêu phát triển mạnh cây ngô và đậu tương để làm nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngô và đậu tương do quỹ đất trồng ngô và đậu tương còn hạn chế, năng suất tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp so với tiềm năng, tổn thất sau thu hoạch cao nên dẫn đến giá thành sản xuất ngô trong nước cao hơn so với giá nhập khẩu.

Bảng 34. Rà soát các chỉ tiêu cây trồng vật nuôi theo các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt

STT Hạng mục Đơn vị tính Thực hiện 2014 Quy hoạch 2015 Thực hiện so với quy hoạch 2015
Diện tích (ha) Sản

lượng

(tấn)

Diện tích (ha) Sản

lượng

(tấn)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Sản lượng

(tấn)

Tỷ lệ (%)
I Nông nghiệp                  
I.1 Trồng trọt                  
1 Lúa Ha 94.334 577.791 71.000 450.000 23.334 132,9 127.791 128,4
2 Ngô Ha 122.285 671.400 124.500 650.000 -2.215 98,2 21.400 103,3
3 Sắn Ha 30.732 587.474 15.000 270.000 15.732 204,9 317.474 217,6
4 Đậu tương Ha 3.660 5.053 10.000 13.800 -6.340 36,6 -8.747 36,6
5 Lạc Ha 7.221 9.770 10.000 13.600 -2.779 72,2 -3.830 71,8
6 Mía Ha 16.967 1.131.786 10.000 650.000 6.967 169,7 481.786 174,1
7 Rau các loại Ha 10.617 186.400 9.000 180.000 1.617 118,0 6.400 103,6
8 Cà phê Ha 203.746 444.121 180.000 449.700 23.746 113,2 -5.579 98,8
9 Cao su Ha 40.629 30.207 49.300 38.000 -8.671 82,4 -7.793 79,5
10 Hồ tiêu Ha 16.075 24.695 11.000 21.000 5.075 146,1 3.695 117,6
11 Điều Ha 20.505 25.740 25.000 29.000 -4.495 82,0 -3.260 88,8
12 Ca Cao Ha 2.067 2.480 4.000 4.000 -1.933 51,7 -1.520 62,0
13 Cây ăn quả Ha 6.896 13.000 85.000 -6.104 53,0
Trong đó: Bơ Ha 4.500 72.000 5.000 26.000 -500 90,0 46.000 276,9
I.2 Chăn nuôi  
1 Đàn trâu Con 35.223 1.937 36.080 2.886 -857 97,6 -949 67,1
2 Bò thịt Con 180.807 8.547 259.100 29.023 -78.293 69,8 -20.476 29,4
3 Bò sữa Con 31 2 500 -469 6,2
4 Đàn lợn Con 724.992 112.473 831.510 78.460 -106.518 87,2 34.013 143,4
5 Đàn gia cầm Con 9.596.070 27.445 8.584.700 16.684 1.011.370 111,8 10.761 164,5
6 Ong mật Đàn 182.866 6.523 170.030 4.931 12.836 107,5 1.592 132,3
II Lâm nghiệp  
1 Rừng hiện có Ha 507.489 183.955 638.416,3 150.000 -130.927 79,5 33.955 122,6
+ Rừng sản xuất Ha 210.403,9 352.920,4 -142.517 59,6
+ Rừng phòng hộ Ha 72.777,0 65.665,4 7.112 110,8
+ Rừng đặc dụng Ha 215.479,9 219.830,5 -4.351 98,0
2 Rừng trồng mới Ha 4.179 11.179 -7.000 37,4
3 Độ che phủ rừng % 38,7 50,4 -11,7
III Thủy sản
Diện tích NT Ha 8.091 16.168 12.613 18.585 -4.522 64,1 -2.417 87,0
+ Cá Ha 8.008 15.829 12.388 16.890 -4.380 64,6 -1.061 93,7
+ Thủy sản khác Ha 83 339 225 1.695 -142 36,9 -1.356 20,0

(Nguồn: Sở NN&PTNT, 2015)

Diện tích sắn vượt xa so với quy hoạch cũ, quy hoạch cũ đề ra diện tích sắn đến năm 2015 là 15 nghìn ha, sản lượng 270 nghìn tấn; thực tế năm 2014 đạt 30,7 nghìn ha, sản lượng 587,5 nghìn tấn, vượt hơn 2 lần về diện tích và gần 2,1 lần về sản lượng so với quy hoạch. Nguyên nhân diện tích sắn vượt quy hoạch là do cây sắn phù hợp với những vùng nghèo, trồng trên đất dốc, tận dụng tài nguyên đất, sản phẩm sắn có chế biến và có thị trường tiêu thụ ổn định nên diện tích sắn tăng nhanh. Diện tích sắn tăng chủ yếu là chuyển từ diện tích trước đây trồng đậu tương, lạc, ngô và bông.

Diện tích lạc không đạt so với quy hoạch, quy hoạch diện tích lạc là 10

nghìn ha, sản lượng 13,6 nghìn tấn; thực tế đạt 7,2 ngàn ha, sản lượng 9,8 nghìn tấn (đạt 72,2 về diện tích và 71,8% về sản lượng so với quy hoạch, nguyên nhân là do chưa có bộ giống lạc tốt, năng suất cao, bộ giống cũ chưa được cải tạo nên giá thành sản xuất lạc còn cao.

Diện tích mía vượt so quy hoạch cũ, quy hoạch cũ là 10 nghìn ha, 650 nghìn tấn; thực tế gần 17 nghìn ha, gấp gần 1,7 lần về diện tích và 1,74 lần về sản lượng so với quy hoạch. Nguyên nhân là do tỉnh đã có quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các công ty mía đường như: Công ty mía đường 33, công ty đường Ninh Hòa nên trồng mía hiệu quả kinh tế khá.

Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây do thâm canh qua nhiều năm, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế (làm theo kinh nghiệm là chủ yếu) nên đất bị nghèo dinh dưỡng, thậm chí là bạc màu, sâu bệnh, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây mía đến năng suất và chất lượng mía giảm. Cây mía khó cạnh tranh với các cây trồng khác trên cùng loại đất.

Diện tích rau, đậu đạt 118% so với quy hoạch (quy hoạch diện tích rau, đậu 9 nghìn ha, thực tế đạt 10,6 nghìn ha), nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ rau tăng, giá rau bán tại vườn khá cao giúp nông dân lời cao hơn một số cây hàng năm khác. Hiện trong tỉnh đang hình thành các vùng trồng rau ăn lá, ăn quả lớn.

Diện tích cà phê vượt quy hoạch, quy hoạch diện tích cà phê 180 nghìn ha, thực tế đạt 203,7 nghìn ha, vượt 113,2% so với quy hoạch. Diện tích cà phê tăng mạnh là do sản xuất cà phê đem lại hiệu quả cao và có thị trường tiêu thụ ổn định trong nhiều năm.

Diện tích cao su thực hiện không đạt quy hoạch, quy hoạch diện tích cao su là 49,3 nghìn ha, thực tế đạt 40,6 ngàn ha, đạt 82,4% so với quy hoạch, diện tích cây cao su mấy năm gần đây giảm là do sử dụng cao su tổng hợp tăng nên nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên giảm, thị trường cao su thế giới dư thừa. Vì vậy, các doanh nghiệp hạn chế trồng mới mà tập trung quản lý chăm sóc, bảo vệ và khai thác diện tích đã trồng để đảm bảo hiệu quả sản xuất cao su.

Diện tích hồ tiêu vượt 146,1% so với quy hoạch (quy hoạch diện tích hồ tiêu 11 nghìn ha, thực tế đạt 16,1 nghìn ha), nguyên nhân diện tích tiêu tăng quá nhanh trên do giá tiêu duy trì ở mức cao trong 6 năm liên tục (2007 – 2013) khiến nông dân nhiều nơi tập trung trồng loại cây này dù đã được khuyến cáo không mở rộng diện tích ở những nơi không phù hợp. Nhiều nơi sản xuất hồ tiêu chưa bền vững, chưa kiểm soát được tình trạng sâu bệnh.

Diện tích điều chỉ đạt 82% so với quy hoạch (quy hoạch diện tích điều 25 nghìn ha, thực tế đạt 20,5 nghìn ha, nguyên nhân do cây điều có năng suất và thu nhập thấp do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh gây hại điều trên diện rộng, giá bán không ổn định, giá thành sản xuất cao nên khó cạnh tranh với giá điều nhập khẩu, vì vậy diện tích điều tăng chậm…

Diện tích ca cao chỉ đạt 51,7% so với quy hoạch (quy hoạch diện tích ca cao 4 nghìn ha, thực tế đạt 2,1 nghìn ha, nguyên nhân trước hết do ca cao trồng

tại một số vùng đất không thích hợp như: thiếu nước tưới, do người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó là giá thu mua ca cao xuống thấp, trong khi giá một số cây trồng có tính cạnh tranh cao hơn như: cà phê, hồ tiêu,…

Diện tích cây ăn quả đạt 87% so với quy hoạch, quy hoạch diện tích cây ăn quả là 10 nghìn ha, thực tế đạt 8,7 nghìn ha, nguyên nhân do cây ăn quả không có thị trường ổn định, chưa có bộ giống tốt năng suất cao nên khó xuất khẩu.

Đàn vật nuôi (trâu, bò thịt, bò sữa, lợn) đều chưa đạt chỉ tiêu quy hoạch về số đầu con, đàn trâu đạt 97,6% so với quy hoạch, đàn bò đạt 69,1% (đàn bò sữa chỉ đạt 6,2%), đàn lợn đạt 87,2%. Sở dĩ đàn vật nuôi đạt thấp so với quy hoạch là do một số nguyên nhân: đầu tư cho ngành chăn nuôi chưa được quan tâm, chất lượng đàn giống chưa được cải tạo, quản lý quy hoạch chăn nuôi chưa chặt chẽ, hiệu quả chăn nuôi thấp và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đàn gia cầm đạt 111,8% và đàn ong đạt 107,5% so với quy hoạch, Nguyên nhân là tổng đàn gà thời gian qua tăng cao do giá gà hơn hai năm qua liên tục ổn định và giá tăng ở mức tương đối cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Đàn ong tăng là do nhu cầu của thị trường xuất khẩu mật ong và các sản phẩm từ ong tăng mạnh.

Rà soát thực hiện các chỉ tiêu về lâm nghiệp: tổng diện tích rừng đạt 79,5% so với quy hoạch, trong đó rừng phòng hộ 110,8%, rừng đặc dụng 98%, rừng sản xuất 59,6% so với quy hoạch.

Rà soát thực hiện các chỉ tiêu về thuỷ sản: nuôi trồng thủy sản đạt 64,1%, diện tích nuôi cá đạt 64,6% và diện tích nuôi thủy sản khác chỉ đạt 30,9% so với quy hoạch. Nguyên nhân giảm diện tích nuôi trồng là do ảnh hưởng của hạn nên thu hẹp diện tích nuôi trồng thủy sản.

2.6. ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005 2014

2.6.1. Thành tựu

– Sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng trưởng nhanh: giai đoạn 2005 – 2014 tăng bình quân 4,94%/năm. Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tăng trưởng 4,94%/năm.

– Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh giảm từ 57,2% năm 2005 xuống còn 47,1% năm 2014. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt.

– Trong nội bộ các ngành cũng diễn ra các chuyển biến cơ cấu tích cực. Trong trồng trọt, diện tích lúa tăng, các cây công nghiệp, rau màu và cây ăn quả tiếp tục mở rộng. Trong chăn nuôi, tăng chăn nuôi trang trại, gia trại giảm chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình. Trong thủy sản, nuôi trồng thủy sản tiếp tục đa loài, đa loại hình, đa phương thức hướng thân thiện với môi trường. Trong lâm nghiệp, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được đẩy mạnh diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng đạt và vượt so với kế hoạch.

– Đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh: sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước. Mức tiêu dùng lương thực giảm, tiêu dùng thực phẩm tăng, bình quân lương thực đầu người tăng từ 434 kg năm 2005 lên 681 kg năm 2014, đảm bảo nhu cầu trong tỉnh.

– Xuất khẩu nông sản chiếm vị trí quan trọng, là nguồn thu ngoại tệ chính của tỉnh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng từ 93,5% năm 2005 lên 95,4% năm 2014. Một số mặt hàng có vị thế trên thị trường quốc tế như: cà phê, mật ong, hồ tiêu, cao su, hạt điều, tinh bột sắn… Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản bình quân mỗi năm khoảng 600 triệu USD. Nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn.

– Nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đường thành công và làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới của tỉnh. Trong những giai đoạn khó khăn nhất của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế của tỉnh.

2.6.2. Tồn tại

2.6.2.1. Khách quan

– Xuất phát điểm kinh tế ở nông thôn của tỉnh thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nước và nhân dân còn rất hạn hẹp: quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn được thực hiện trong hoàn cảnh xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, nhất là khu vực nông thôn. Nông nghiệp vừa phải lo sản xuất hàng hóa, vừa lo giải quyết vấn đề xã hội, nhiều hộ nông dân chủ yếu sản xuất cho tiêu dùng của gia đình. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải tuân theo các quy luật sinh học, nhất là các cây lâu năm, đàn gia súc lớn cần phải có thời gian sinh trưởng mới đem lại kết quả.

– Hạn hán và ngập úng hàng năm ở một số khu vực: đây là một khó khăn ảnh hưởng đến nông nghiệp và hạ tầng cơ sở nông thôn. Do phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai bão lũ, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất nông, lâm nghiệp; trong khi đó khả năng và nguồn lực cho phòng chống khắc phục còn hạn chế.

Đối với hạn hán thì đây là vấn đề đáng báo động do việc sử dụng nước tưới cho lúa, cà phê, hồ tiêu và rau màu chưa hợp lý đã làm cho tình hình hạn hán ngày càng gay gắt và mức độ thiệt hại ngày càng trầm trọng. Có thể nói hạn hán năm 2014 là năm hạn trầm trọng nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo số liệu của Sở NN&PTNT vụ Hè thu năm 2014 – 2015 toàn tỉnh đã có 61.467 ha cây trồng bị khô hạn, trong đó bị mất trắng 4.374 ha, ước thiệt hại khoảng 2.009,1 tỷ đồng.

– Môi trường ở vùng nông thôn kém bền vững: các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất – nước khá cao, nhất là vùng canh tác cà phê, cũng như ảnh hưởng của nước thải, rác thải,… gây khó khăn cho việc phát triển nền nông nghiệp xanh, nông sản sạch – an toàn trong giai đoạn 2016 – 2020.

– Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa: thách thức lớn ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh là: quá trình đô thị hóa và công nghiệp – dịch vụ phát triển, khoảng cách thu nhập giữa dân cư nông thôn và đô thị sẽ xa hơn, giá thuê nhân công tăng sẽ làm tăng giá thành hàng hóa nông sản.

2.6.2.2. Chủ quan

– Một là, định hướng, quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp còn nhiều bất cập: định hướng phát triển nông nghiệp thường chưa theo kịp những biến động của sản xuất và thị trường, chưa dự báo chính xác để hạn chế rủi ro, nên quy hoạch đất đai cho sản xuất nông nghiệp chưa thích nghi kịp với thị trường. Ngoài ra, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa qua chưa thỏa đáng và tương xứng, làm hạn chế việc chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên diện rộng.

Một số chính sách chậm được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Quá trình thực tiễn sản xuất trước yêu cầu cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường nhưng thiếu nghiên cứu bổ sung chính sách mới tạo động lực thúc đẩy sản xuất, như chính sách tín dụng cho vay đầu tư vùng nguyên liệu, nhà máy công nghiệp chế biến, chính sách hội nhập và xuất khẩu, hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong nông thôn, nhất là doanh nghiệp vừa, nhỏ…. Mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công ở cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật để làm tốt công tác chuyển giao KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

– Hai là, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm: sản xuất các cây ăn quả còn phân tán, mang nhiều yếu tố tự phát. Chăn nuôi tuy có phát triển nhưng chậm, lâm nghiệp chưa đóng góp tương xứng vào sự phát triển kinh tế; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh để tạo việc làm và thu nhập cho nông dân.

Kinh tế nông thôn vẫn còn nặng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa đủ sức thu hút tạo việc làm để thúc đẩy chuyển dịch ở nông thôn, trong nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt (78,4%), chăn nuôi mới chỉ chiếm 19,3% còn dịch vụ trong nông nghiệp mới chỉ chiếm 2,3%.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp trong những năm qua diễn ra chậm do các hạn chế, yếu kém của từng chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể:

+ Trong chuyên ngành nông nghiệp. Trồng trọt đang sử dụng tài nguyên (đất, nước) lớn, nhưng giá trị làm ra thấp và chưa xác định được cơ cấu cây trồng tối ưu ở các vùng sinh thái. Trong đó, cây ngắn ngày đang chiếm dụng

nhiều nhất về đất đai, lao động và cơ sở vật chất nhưng giá trị làm ra trên mỗi diện tích thấp, tiêu tốn nhiều tài nguyên nước, thu nhập của người lao động thấp, chưa hình thành cơ cấu lúa với cây trồng khác cho hiệu quả sản xuất cao hơn và ổn định hơn theo vùng sinh thái. Việc phân bổ tăng diện tích lúa theo chính sách về đất trồng lúa đang hạn chế các khả năng chuyển dịch cơ cấu trồng trọt để đạt tới cơ cấu hiệu quả hơn và hạn chế chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây công nghiệp lâu năm đã không thành công như mong đợi (phát triển quá nhanh) dẫn đến tình trạng quy hoạch bị phá vỡ và phát triển tự phát, gây ra lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực như: đất đai, nước, điện, hạ tầng…

Chăn nuôi. Đã phát triển đa dạng các loại sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới, nhưng chưa hình thành được các phương thức sản xuất tập trung hợp lý, có hiệu quả và bền vững nên hầu hết các sản phẩm của chuyên ngành này có năng lực cạnh tranh thấp so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, thời tiết (nóng, lạnh quá mức chịu đựng của vật nuôi) và chi phí về thức ăn quá cao so với sản phẩm làm ra. Kết quả là chuyên ngành chăn nuôi chưa trở thành chuyên ngành chính của nông nghiệp và cơ cấu chưa chuyển dịch theo hướng rõ ràng.

+ Ngành lâm nghiệp. Chưa hình thành được các phương thức kinh doanh kết hợp giữa: lâm nghiệp với nông nghiệp; trồng rừng với chăn nuôi; khai thác gỗ lâm sản ngoài gỗ để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và bảo vệ rừng. Chưa chú trọng trồng rừng nguyên liệu gỗ lâu năm cho công nghiệp với chế biến dẫn tới phải nhập khẩu lớn về gỗ nguyên liệu lâu năm để phục vụ công nghiệp chế biến gỗ gia dụng; chưa xác định rõ về cơ cấu sản phẩm gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ…

+ Chuyên ngành thủy sản. Có tiềm năng phát triển với các vùng nuôi trồng đa dạng nhưng thiếu ổn định, thiếu gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Cơ cấu chuyên ngành thủy sản đã được định hướng vào phát triển nuôi trồng, hạn chế đánh bắt ven bờ và mở rộng đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cơ sở vật chất cho chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng này chưa đầy đủ, nhất là vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng, vốn đầu tư, lao động có kỹ thuật và công nghệ, thiết bị nuôi trồng thủy sản hiện đại.

– Ba là, chất lượng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa được định hướng đúng vào nhu cầu của các thị trường tiêu thụ. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu đầu tư chiều sâu, sản xuất tự phát theo phong trào, phá vỡ hầu hết các quy hoạch phát triển sản phẩm của ngành nông nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt. Chưa thể hiện được phương thức sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp.

Tăng trưởng nông nghiệp vẫn dựa vào mở rộng diện tích và sử dụng tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm thấp, kém bền vững về môi trường, tổn thất sau thu hoạch lớn, giá trị gia tăng và năng suất lao động nông nghiệp thấp.

Bốn là, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Đắk Lắk chưa định hướng rõ loại hình và chất lượng sản phẩm, dẫn đến chủ yếu xuất khẩu sản phẩm nông sản thô và sơ chế, chưa qua chế biến sâu, giá trị gia tăng luôn thấp so với các nước khác, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm và độ đồng đều thấp, không có thương hiệu. Đắk Lắk còn quá ít các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản hoàn chỉnh và xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu thụ cuối cùng ở thị trường trong nước và càng không có các chuỗi giá trị này trên thị trường thế giới. Thể chế dịch vụ và kết cấu hạ tầng chưa phát triển đủ mạnh để có thể cạnh tranh về thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng với hàng nông sản các nước trong khu vực như Thái lan, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

– Năm là, trong tổ chức sản xuất, đã hình thành được các vùng sản xuất lớn theo vùng, nhưng mối liên kết giữa quy hoạch nông nghiệp với quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ lỏng lẻo. Liên kết sản xuất nông nghiệp giữa các tỉnh và trong từng tỉnh còn kém. Các tổ chức kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp) và các mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp rất hạn chế, kém bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn chậm đổi mới: việc chuyển đổi phương thức hoạt động, thành lập các HTX mới theo Luật HTX mặc dù đã có nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ, nhưng chậm được triển khai, nhiều nơi còn lúng túng. Các công ty nông lâm nghiệp triển khai chương trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả trên tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ còn chậm. Quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, khoán vườn cây, tuy đã có chuyển biến mạnh nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt chức năng bà đỡ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Mối liên kết lỏng lẻo giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp: Quan hệ sản xuất hiện nay chủ yếu là quan hệ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, trong khi cơ chế vận hành mới theo hướng “liên kết 4 nhà”, đặc biệt giữa nông dân sản xuất và doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ đã làm hạn chế hiệu quả của nền sản xuất.

– Sáu là, sự yếu kém, thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp: cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy sẵn có từ trước và đã được đầu tư, đến nay có bước phát triển khá, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa thị trường trên quy mô lớn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nhiều nơi còn yếu kém. Phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, nhất là ở các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Thuỷ lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp. Mới phát huy được khoảng 70% công suất thiết kế của các công trình hiện có.

– Bảy là, thu nhập thấp kết hợp với tâm lý và tập quán sản xuất nhỏ của nông dân: nên khả năng tích lũy để đầu tư cho sản xuất rất hạn chế. Tuy đời sống của tuyệt đại bộ phận dân cư nông thôn được nâng cao, vẫn còn một bộ phận nhỏ nông dân còn khó khăn. Chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn còn lớn.

Ngoài ra, do tâm lý và tập quán sản xuất nhỏ, phần lớn nông dân lại chưa quen các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa quen các tiêu chuẩn chất lượng cao, cũng như chưa áp dụng triệt để các kỹ thuật được khuyến cáo,…đã làm cho sản xuất và tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn.

– Tám là, sự bất lợi của giá nông sản: Sự chênh lệch giá cả giữa hàng nông sản và hàng hóa khác (chủ yếu là hàng công nghiệp), giữa giá cả vật tư – nguyên liệu “đầu vào” và giá cả thị trường “đầu ra” luôn biến động theo hướng bất lợi cho nông dân và khu vực sản xuất nông nghiệp. Năng suất, chất lượng, hiệu quả một số sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp.

– Chín là, kỹ năng chuyên môn của lao động nông nghiệp hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo nghề nông nên kiến thức sản xuất hàng hóa yếu, khả năng tiếp nhận công nghệ sản xuất mới thấp. Đa số nông dân vẫn sản xuất theo cách quảng canh trên quy mô diện tích nhỏ, GTGT thấp, thu nhập nông nghiệp làm ra không đủ chi tiêu cho đời sống tối thiểu, không có tích lũy để đầu tư mở rộng và chuyển đổi sang hướng sản xuất mới hiệu quả hơn.

2.6.2.3. Nguyên nhân của của tồn tại

Thứ nhất, nguyên nhân về tổ chức sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý, chưa được chú trọng thay đổi theo quy luật khách quan của phát triển nông nghiệp hàng hóa theo quy mô, gắn với công nghiệp chế biến ngay tại vùng sản xuất và bám sát thị trường tiêu thụ đã kéo dài nhiều năm qua.

Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với chế biến trong khi đây lại là khâu quan trọng nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa. Tình trạng chia cắt giữa sản xuất với thu mua, chế biến, phân phối và tiêu thụ kéo dài trong nhiều năm chưa được xử lý. Đến nay vẫn chưa có các dịch vụ về thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ nông sản của nông dân làm ra trong khi nhu cầu của nông dân về dịch vụ thị trường ngày càng gia tăng để giúp họ định hướng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển không theo quy hoạch, cạnh tranh và tranh chấp gay gắt vùng nguyên liệu giữa các nhà máy chế biến nông sản đã đưa tới tình trạng tất cả các nhà máy đều đói nguyên liệu, thừa công suất chế biến, lãng phí vốn đầu tư như trường hợp các nhà máy chế biến: cao su, rau quả, sắn, mía đường… dẫn đến phá sản.

Các HTX của nông dân lại chưa đủ khả năng làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân dẫn đến hiện tượng tranh mua, tranh bán, phá vỡ hợp đồng ký kết giữa DN với nông dân trong tiêu thụ sản phẩm diễn ra khá phổ biến ở các vùng sản xuất gây thiệt hại nông dân, DN và xã hội.

Tình trạng sản xuất tự phát và không được tổ chức chặt chẽ theo các quy luật tự nhiên của phát triển ngành nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân sâu xa, bao trùm đưa đến hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành này thời gian qua.

Thứ hai, nguyên nhân về khoa học công nghệ chưa được coi trọng phát triển đủ mạnh để đáp được ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao, bền vững.

Mặc dầu khoa học và công nghệ được xác định trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có vai trò quyết định trong phát triển nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng. Nhưng khoa học, công nghệ nông nghiệp Đắk Lắk vẫn yếu kém, chưa phát triển ngang hàng với các tỉnh khác, thậm chí là các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

So với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thì trình độ KHCN của Đắk Lắk còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra, chưa tạo ra đột phá về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng lượng cao để thúc đẩy chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống cho năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp trên các vùng sản xuất hiện nay. Mạng lưới nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp hiện nay chưa đủ mạnh để có thể làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống, không hướng tới ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới.

Thứ ba, nguyên nhân hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các hoạt động sản xuất mới để chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trong số các hạng mục kết cấu hạ tầng của ngành nông nghiệp hiện nay, thì hệ thống đường giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc đang trong tình trạng yếu kém đã hạn chế nông dân tiếp cận thị trường, tiếp cận cơ hội đầu tư mới nên đã làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm qua chủ yếu phục vụ sản xuất lúa gạo, cà phê nay đã xuống cấp và không được đầu tư nâng cấp nên đã không thể đáp ứng nhu cầu chuyển dịch sản xuất từ cây lúa sang cây trồng khác.

Hệ thống cơ sở bán buôn, bán lẻ và các chợ đầu mối có vai trò phân phối, tiêu thụ hàng hóa nông sản vừa thiếu và vừa chưa phát huy được vai trò giúp nông dân tiếp cận nhanh và kịp thời với những biến động của thị trường, thêm vào đó các chi phí trung gian, lưu thông phân phối lại quá lớn đã ảnh hưởng xấu tới thu nhập của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, nguyên nhân chất lượng nhân lực nông nghiệp thấp đã cản trở chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp thấp, ít được đào tạo đang là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, tiếp cận thị trường và khả năng ra quyết định chuyển đổi từ cây trồng, vật nuôi truyền thống sang cây trồng vật, nuôi mới có năng suất, chất lượng cao hơn. Sản xuất hàng hóa lớn ngày nay đang đặt ra đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất truyền thống và chuyển sang hình thức kinh doanh nông nghiệp hiện đại. Muốn đáp ứng được đòi hỏi này thì chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp phải được thay đổi, nâng cao. Do vậy, có thể coi chất lượng nhân lực nông nghiệp thấp là nguyên nhân của hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Thứ năm, nguyên nhân một số chính sách nhà nước đã không hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Như đã trình bày, một số chính sách nhà nước đã chậm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới và hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong những năm vừa qua nên đã gây cản trở đối với chuyển dịch cơ cấu ngành. Chẳng hạn như: chính sách hạn chế chuyển đất lúa sang các cây trồng khác trong thời gian dài đã ngăn cản chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên số diện tích trồng lúa; chính sách quy hoạch phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, tiêu, điều không đi đôi với chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cơ bản theo các quy hoạch này đã dẫn tới quy hoạch không được thực hiện đúng như ban đầu mà còn gây ra các mâu thuẫn mới trong thực hiện; chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được chú trọng triển khai rộng đã làm cho nông dân không dám mạnh dạn trong chuyển đổi sản xuất từ cây trồng, vật nuôi truyền thống sang các cây trồng mới vì sợ rủi ro và thiệt hại; chính sách tín dụng nông nghiệp hàng hóa chưa thúc đẩy chuyển đổi sản xuất vì các khoản vay nhỏ và ngắn hạn, chưa phù hợp với đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi v.v

PHẦN THỨ BA

ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

3.1. NHỮNG LỢI THẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẮK LẮK

3.1.1. Lợi thế so sánh

(i) Vị trí địa lý kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật: Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, từ lâu được xem là một cực tăng trưởng kinh tế của Tây Nguyên, có lợi thế là:

– Có cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển nhất vùng Tây Nguyên (như sân bay Buôn Ma Thuột,…).

– Nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo và cơ quan nghiên cứu KHCN (như Trường Đại học Tây Nguyên, Viện KHKTNLN Tây Nguyên,…)

– Có các mô hình sản xuất nông nghiệp lớn và đa dạng ở vùng Tây Nguyên, có khả năng thử nghiệm và ứng dụng các kỹ thuật và CNC trong sản xuất nông nghiệp như: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Ứng dụng KHCN.

Từ những lợi thế về địa lý kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật sẵn có, Đắk Lắk có điều kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp, đây là lợi thế số một của nông nghiệp Đắk Lắk.

(ii) Tài nguyên thiên nhiên: Nằm ở trung tâm cao nguyên, Đắk Lắk có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất và nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (đất bazan màu mỡ). Do vậy, đây là các điều kiện lý tưởng cho tăng vụ, thâm canh, rải vụ cây trồng và vật nuôi, có thể đáp ứng gần như quanh năm với nhiều loại nông sản hàng hóa khác nhau của thị trường. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiên như vậy, Đắk Lắk có khả năng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng – vật nuôi lớn, tạo ra lượng nông sản hàng hóa chất lượng cao và tập trung, có khả năng thâm nhập và cạnh tranh ở các thị trường quốc tế.

(iii) Tài nguyên sinh vật: Đắk Lắk là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, đặc biệt có một số giống cây đặc sản nổi tiếng (cà phê Buôn Ma Thuột, Bơ Sáp,…) và khá nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích nghi khá lâu đời với điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất và chất lượng khá cao, được thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

(iv) Môi trường sinh thái: điều kiện môi trường nước và thủy sinh vật (môi trường sống và thức ăn cho thủy sản) được đánh giá là thuận lợi, có tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, riêng nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú về chủng loài, đa dạng sinh học. Cảnh quan thiên nhiên xanh tươi cho phép hình thành và phát triển loại hình “du lịch xanh” (Green tours) dựa vào sinh thái ruộng vườn, đây cũng là thế mạnh trong phát triển nông thôn Đắk Lắk.

3.1.2. Cơ hội phát triển

– Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO là cơ hội để thúc đẩy mạnh nền nông nghiệp của tỉnh chuyển hướng phát triển mới, đặc biệt trước những cam kết của Việt Nam đối với ngành Nông nghiệp cũng như cơ hội tiếp cận các kỹ thuật sản xuất và sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đến từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trước cơ hội này, nhiều hạn chế và trì trệ lâu nay trong sản xuất nông nghiệp sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa mới ra đời. Trong cuộc cạnh tranh rộng lớn và quyết liệt khi nước ta gia nhập WTO, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân và hàng trăm ngàn nông hộ trên địa bàn tỉnh nói riêng, cũng như ở Tây Nguyên nói chung đã có điều kiện cọ xát, từ đó phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

– Ứng dụng kỹ thuật cao trong nông nghiệp đang được phổ biến: Đây là cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp tăng thu nhập cho nông dân, tạo tiền đề cho sản xuất từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn cao của thị trường trong nước và quốc tế về các mặt hàng nông sản như: cà phê, hồ tiêu, mật ong,… Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho từng hộ nông dân.

– Cơ hội đầu tư lớn của Trung ương cho tỉnh: sau khi trở thành đô thị loại II, Đắk Lắk có cơ hội được đầu tư lớn từ các Chương trình quốc gia. Trong đó, có cơ hội để phát triển ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong các khu công nghiệp – khu chế xuất tập trung hiện có,… từng bước thu hút nông sản phẩm, tạo điều kiện tốt cho nông nghiệp phát triển.

– Cơ hội hệ thống giao thông thuận lợi: nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột đứng trước cơ hội lớn trở thành đầu mối giao thông trong và ngoài nước chủ yếu của vùng Tây Nguyên. Với hệ thống giao thông thuận lợi hơn, Đắk Lắk có nhiều điều kiện để giao lưu, hội nhập nhằm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng năng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3.1.3. Những thách thức trong tương lai

– Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nông sản: sự cạnh tranh của thị trường nông sản cả trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn. Quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay của tỉnh đứng trước thách thức phải được tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu của các thị trường, hàng nông thủy sản phải có thương hiệu và đăng ký bảo hộ tác quyền, phải không ngừng hợp tác và cải thiện để phát triển mạnh về số lượng, tiến bộ rõ về chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

– Tổ chức lại sản xuất theo mô hình mới: đòi hỏi tiêu chuẩn hóa trong sản xuất để có khối lượng sản phẩm lớn, cũng như đạt yêu cầu cao và ổn định về chất lượng sản phẩm sẽ đặt ra thách thức lớn là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo mô hình mới. Mô hình sản xuất này đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trên diện rộng, theo đó kiểu sản xuất nhỏ của các nông hộ riêng lẻ hiện nay sẽ phải thay đổi.

– Vốn đầu tư lớn cho sản xuất nông nghiệp: Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ cao để vừa giảm giá thành sản phẩm, vừa tăng chất lượng sản phẩm, nhưng đồng thời phải tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tất cả những điều kiện trên chỉ có thể được đáp ứng khi sản xuất được đầu tư lớn, đây là thách thức đối với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ theo hộ gia đình ở Đắk Lắk.

– Đổi mới và nâng cao khả năng quản lý: tổ chức lại sản xuất, thay đổi công nghệ mới, mở rộng thị trường và tăng cường đầu tư,… đặt ra yêu cầu phải đổi mới và nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất. Đây là một thách thức đối với tập quán, thói quen và tư duy sản xuất nhỏ đã hình thành từ lâu không chỉ ở các cơ quan chỉ đạo sản xuất của các địa phương, mà còn tồn tại ở các tổ chức sản xuất (nông trường, trang trại, hợp tác xã, tổ sản xuất) và ở từng nông hộ. Thêm vào đó, đổi mới và nâng cao khả năng quản lý cả vĩ mô và vi mô là một đòi hỏi tự thân của toàn bộ ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, khi mà sự “bảo trợ” của Nhà nước không còn nữa và sự liên kết giữa người sản xuất – doanh nghiệp – nhà đầu tư là “tự nhiên” để cùng nhau tồn tại.

Nhìn chung, trong khi khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – thương mại của tỉnh phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thì khu vực nông nghiệp đang phát triển chậm lại, nhưng ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đặc biệt đối với Đắk Lắk vì tỉnh có đến 76% dân cư đang sống ở vùng nông thôn, mức độ phân hóa giàu nghèo (mức chênh lệch thu nhập giữa người thành thị và nông thôn là 3,7 lần) và sự khác biệt về trình độ phát triển giữa đô thị với nông thôn ngày càng sâu sắc.

3.2. NHỮNG DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở ĐẮK LẮK

3.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.2.1.1. Bối cảnh trong nước

Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Lắk đã được phê duyệt:

– Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 12,5 – 13%;

– Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 35 – 36%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 27 – 28% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36 – 37%; đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25 – 26%; công nghiệp đạt khoảng 34 – 35% và dịch vụ đạt khoảng 41%;

– Tổng GDP năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010. GDP/người năm 2020 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng.

– Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2020 đạt 1.000 triệu USD;

– Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 16 – 18% vào năm 2020.

– Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2016 – 2020 là 148 – 149 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt 18,9 – 19% thời kỳ 2016 – 2020.

Để trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi ngành nông nghiệp Đắk Lắk cần tiếp tục đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu KH&CN để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt cần phải quan tâm thực sự nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.

3.2.1.2. Bối cảnh quốc tế

  1. Thuận lợi:

– Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trường kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Trong năm 2007, tổng lượng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,35 tỷ USD, trong khi kế hoạch 5 năm chỉ dự kiến thu hút 22 – 23 tỷ USD. Trong năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng song tổng lượng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD. Đây là yếu tố đòi hỏi nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có ĐăkLăk phải điều chỉnh lại hướng phát triển kinh tế xã hội. Sự hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường: hưởng MFN của 149 nước thành viên, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị thương mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông, thuỷ sản của Việt Nam. Sự hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển sạch hơn, bền vững hơn về môi trường.

  1. Khó khăn và thách thức:

– Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới. Các mặt hàng có nguy cơ cao gồm sản phẩm chăn nuôi, rau hoa quả,…

– Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế – xã hội; đầu tư của tỉnh cho phát triển nông nghiệp – nông thôn còn hạn chế sẽ mâu thuẫn gay gắt với xu thế tất yếu phải ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản.

3.2.2. Dự báo về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định biến đổi khí hậu toàn cầu là tất yếu và con người không thể tránh khỏi. Biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng của hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và trở thành mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất và đời sống. Mối đe dọa này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dân số ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển. ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên ảnh hưởng xấu tới năng suất của phần lớn cây ngũ cốc (10C đối với lúa mì, ngô, 20C cho lúa nước). Nếu nhiệt độ tăng trên 30C thì sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho tất cả các loại cây trồng ở tất cả các vùng (Fisher et al 2002; Rosenzweig et al 2001).

Tại châu Á, năng suất cây trồng giảm, một phần do nhiệt độ tăng và các hiện tượng khí hậu cực đoan, BĐKH sắp tới sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Tiên lượng khoảng 2,5 – 10% năng suất cây trồng sẽ bị giảm ở châu Á những năm 2020, 5 – 30% những năm 2050 so với những năm 1990 do ảnh hưởng của lượng khí CO2. Theo kết luận của Hội nghị về nông nghiệp và biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Hyderabad (Ấn Độ) thì BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt và chăn nuôi, làm giảm chất lượng của lương thực thực phẩm, điều này cảnh báo rằng trong tương lai hàng tỷ người nghèo trên thế giới sẽ phải chịu gánh nặng về lương thực thực phẩm.

Tác động của BĐKH ở các quốc gia châu Á vùng nhiệt đới có thể xảy ra ở một vài nơi hoặc toàn khu vực. Nicholls ước tính rằng cứ 1m nước biển tăng lên có thể làm Băngladesh, Ấn Độ, Indonesia và Maylaysia có thể mất lần lượt là 30.000, 6.000, 34.000 và 7.000 km2 diện tích đất. Còn ở Việt Nam, khoảng 5.000 km2 ĐBSH và 15.000 – 20.000 km2 ĐBSCL bị ngập. Các vùng đất canh tác bị mất ở hầu hết các nước chính là những vùng đất nông nghiệp, những vựa lúa lớn của các quốc gia đó.

Những châu thổ rộng lớn khác ở các quốc gia nhiệt đới như châu thổ Irrawaddy ở Myanmar, châu thổ sông Mê Kông và sông Hồng ở Việt Nam cũng như những vùng châu thổ nhỏ hơn và nằm thấp hơn mực nước biển ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Phillipin sẽ bị ảnh hưởng tương tự… Thông thường khi nhiệt độ tăng, độ ẩm của đất giảm, đất cằn có độ ẩm thấp hơn 3 lần đất rừng (UNCCD NAP, 2002). Từ giảm diện tích đất đến suy giảm chất lượng đất rồi sẽ dẫn đến giảm năng suất sản lượng cây trồng.

Đắk Lắk là tỉnh thuộc vùng cao nguyên nên sẽ ít chịu ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp do nước biển dâng nhưng sẽ bị hạn hán, lũ lụt dẫn đến cây trồng bị suy giảm năng suất nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Các phân tích về trồng trọt đã cho thấy sự giảm đáng kể của tác động BĐKH. Việc lựa chọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm tình trạng stress (ví dụ nhiệt độ cao, hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, dịch bệnh) cho phép vừa thay đổi gen mới với các giống cây mới nếu các chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ (Borton and Lim, 2005). FAO và các cơ quan nghiên cứu khác đã thực hiện một chương trình lai tạo giống mới cho toàn cầu (Global Initiative on Plant Breeding Capcity Build – GIPB), và đã đưa ra tại cuộc họp của các Chính phủ bàn về Hiệp định các nguồn gen cây trồng để cung cấp cho nông nghiệp ở Madrid 2007. Công việc của FAO trong việc phổ biến cây trồng bao gồm cả các công cụ trợ giúp quyết định như từ cây trồng sinh thái đến chọn lựa cây thay thế cho các hệ sinh thái cụ thể. Lựa chọn cây thích ứng không thể tách rời các biện pháp quản lý với các hệ sinh thái nông nghiệp. Ví dụ cây lúa vừa bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhưng cũng ảnh hưởng lên khí hậu, BĐKH có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa.

3.2.3. Dự báo về quy mô, dân số, lao động

Dân số Đắk Lắk năm 2014 có 1.833,2 nghìn người người, theo dự báo với tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2015 – 2020 từ 1 – 1,1%/năm, đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.957,6 nghìn người và đến năm 2030 dân số toàn tỉnh vào khoảng 2.168,8 nghìn người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 là 25% và năm 2030 là 35% (số liệu quy hoạch nguồn lực được duyệt).

Dự báo lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia trong nền kinh tế quốc dân khoảng 1.214 nghìn người vào năm 2020 và đến năm 2030 là khoảng 1.436,8 nghìn người. Lao động khu vực nông nghiệp vào năm 2020 vào khoảng 647,7 nghìn người và năm 2030 vào khoảng 598,3 nghìn người.

3.2.4. Dự báo về quy mô đất nông nghiệp

Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh hiện có 1.139 nghìn ha. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch các ngành khác đến năm 2020. Dự báo đất phi nông nghiệp sẽ tăng thêm khoảng 18,6 nghìn ha, trong đó một số loại đất có nhu cầu tăng thêm lớn như: đất phát triển hạ tầng 6,2 nghìn ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 4,6 nghìn ha, đất khu công nghiệp, đất cụm, điểm công nghiệp 1.026 ha, đất dịch vụ 1,7 nghìn ha, đất ở nông thôn và thành thị 1,4 nghìn ha,….. Phần diện tích tăng thêm này chủ yếu lấy vào quỹ đất nông nghiệp và khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp khoảng 45 nghìn ha. Như vậy, đất nông, lâm nghiệp Đắk Lắk đến năm 2020 sẽ đạt 1.167 nghìn ha . Diện tích đất lúa hiện có 61,6 nghìn ha, dự kiến trong giai đoạn 2016 – 2020, khai thác mở rộng diện tích đất lúa từ đất chưa sử dụng khoảng 6,6 nghìn ha thì quỹ đất lúa của tỉnh đến năm 2020 đạt 68,2 nghìn ha (tăng 8 nghìn ha so với NQ 69/NQ-CP).

Không gian sản xuất nông nghiệp ổn định của tỉnh đến 2020 dự báo sẽ cơ bản tập trung ở 13 huyện. Như vậy, cùng với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, sự thu hẹp quy mô đất sản xuất nông nghiệp đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất cần được đầu tư tích cực, hướng mạnh tới thâm canh, gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Trong các giai đoạn tới, cần thúc đẩy hơn nữa quá trình tập trung đất đai, mở rộng quy mô đầu tư khai thác theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thành nền nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tập trung, chuyên canh đồng thời không ngừng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là xuất khẩu.

3.2.5. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và cân đối dư lượng nông sản, thực phẩm

3.2.5.1. Dự báo thị trường trong nước

Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản làm ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng, sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩm chăn nuôi trên 95%, gạo 75 – 80%, rau quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%.

Trong những năm qua, kinh tế đất nước liên tục phát triển, các tầng lớp dân cư ở tất cả các vùng đã và đang được hưởng lợi từ các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, mức sống ngày càng được nâng cao. Theo Tổng cục Thống kê cho thấy: thu nhập bình quân trên cả nước năm 2012 đạt 1.540 USD/người/năm, tăng gấp 2,1 so với năm 2006 (715 USD/người/năm).

Ngày nay, khi đời sống của người dân tăng lên, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp chuyển dần từ số lượng sang chất lượng. Trên thế giới hàng năm có khoảng 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm kém chất lượng không đảm bảo VSATTP. Ở Việt Nam nhu cầu nội địa về các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận an toàn trong thời gian tới có xu hướng tăng khi mà người dân còn đang lo lắng về chất lượng của các sản phẩm hiện tại. Theo đó các sản phẩm qua chế biến, đóng hộp, đóng lọ và các loại rau quả thực phẩm thái sẵn để nấu ăn sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều. Mặt khác, lượng khách quốc tế vào du lịch ở nước ta có khoảng 7 – 7,5 triệu lượt người năm 2015 và 10 – 10,5 triệu người vào năm 2020 nên nhu cầu tiêu lương thực phẩm trong thời gian tới là vô cùng lớn.

– Về lương thực: nhu cầu về lương thực cho nhân dân trong tỉnh và khách du lịch đến năm 2020 cần 457,8 nghìn tấn và năm 2030 là 475,4 nghìn tấn. Trong những năm tới khả năng sản xuất lương thực của tỉnh không chỉ đáp ứng nhu cầu, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, còn dành cho tiêu thụ ngoại tỉnh. Sản lượng thóc dư thừa đến năm 2020 khoảng 466 nghìn tấn và đến năm 2030 khoảng 424,5 nghìn tấn.

– Ngô: nhu cầu ngô phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi rất lớn mà diện tích đất để trồng ngô lại không thể mở rộng, thêm nữa năng suất ngô khó có thể tăng nhiều do ngô trồng thiếu nước tưới. Vì vậy, dự báo từ nay đến năm 2020 vẫn phải nhập khẩu ngô.

– Rau xanh các loại: sản xuất rau thực phẩm hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh cả về số lượng và chất lượng, với tốc độ tăng dân số và lượng khách du lịch đến Đắk Lắk như đã tính toán thì nhu cầu về rau đậu thực phẩm đến năm 2020 là 229 nghìn tấn, năm 2030 là 232 nghìn tấn. Giai đoạn 2016 – 2020, sản xuất rau trên địa bàn không những đủ cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh mà còn có khả năng tiêu thụ ngoại tỉnh và xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn.

– Quả tươi các loại: Sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, với nhu cầu tiêu thụ quả tươi bình quân đầu người liên tục tăng, đến năm 2020 khả năng thiếu hụt quả tươi là 42 nghìn tấn và năm 2030 khoảng 96,3 nghìn tấn.

– Cà phê tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ chiếm 6 – 7% sản lượng sản xuất. Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ cà phê từ nay đến năm 2020 sẽ tăng bình quân 8 – 10%/năm, đến năm 2015 mức tiêu thụ khoảng 10 – 11% và đến năm 2020 khoảng 15 – 16% sản lượng sản xuất. Trên thực tế cà phê có nhãn hàng, với thương hiệu nổi tiếng (cà phê Trung Nguyên, Vinacafe Biên Hoà, Nestcafe) được tiêu thụ mạnh, số lượng cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê tăng đáng kể, chứng tỏ thị trường cà phê nội địa còn có tiềm năng khá lớn và dự kiến tăng mạnh vào sau năm 2015.

– Cao su: nhu cầu về sản phẩm cao su trong nước chiếm khoảng 10 – 15% tổng sản lượng cao su hàng năm. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường nội địa bao gồm: găng tay, săm lốp, băng chuyền… Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất các sản phẩm từ cao su. Hàng năm tiêu thụ khoảng 100.000 tấn mủ cao su, trong đó 70% dành cho công nghiệp chế biến săm lốp. Năm 2008, giá trị các mặt hàng săm lốp tại thị trường Việt Nam đạt 650 triệu USD thì giá trị sản phẩm nhập khẩu chỉ khoảng 100 triệu USD và xuất khẩu được 50 triệu USD. Sản phẩm săm lốp hàng năm cung ứng cho thị trường trong nước khoảng 60% nhu cầu. Ngoài những sản phẩm thông thường săm lốp xe máy, xe đạp thì Việt Nam đã sản xuất được săm lốp ô tô và máy bay.

Dự báo tiêu thụ cao su trong nước khoảng 55 ngàn tấn năm 2015, 57 ngàn tấn năm 2020 và 60 ngàn tấn năm 2030.

– Hồ tiêu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 10%. Do năng suất cao nên giá thành sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam tương đối thấp, giá bán lại cao150 – 180 triệu đồng/tấn nên mỗi ha hồ tiêu có thể lãi 200 – 250 triệu đồng/năm và đó là lý do khiến diện tích hồ tiêu Việt Nam tăng rất nhanh, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại nhất đối với cây tiêu hiện nay là nguy cơ bị nhiễm các bệnh do vi rút gây ra như: bệnh thối gốc, bệnh tuyến trùng rễ, bệnh đốm lá, bệnh thán thư…Vì vậy, việc ứng dụng CNC trong việc chọn tạo giống tiêu có khả năng kháng bệnh vi rút kết hợp với quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp sẽ giúp cho cây tiêu phát triển bền vững, giữ vị trí đứng đầu về xuất khẩu tiêu trên thế giới.

– Hạt điều: tiêu thụ trong nước tới năm chiếm 2 – 3% sản lượng nhân điều sản xuất. Hạt điều tiêu dùng trong nước có hàm lượng giá trị gia tăng cao như các sản phẩm điều rang muối, bánh kẹo chế biến từ nhân điều chỉ chiếm 2 – 3% sản lượng nhân điều xuất khẩu. Thậm chí nhân điều tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 2 – 3% sản lượng nhân điều chế biến hàng năm vào khoảng 200.000 tấn.

Căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tốc độ gia tăng dân số, dự báo đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ hạt điều trong nước khoảng 130 ngàn tấn, năm 2020 khoảng 135 ngàn tấn và năm 2030 khoảng 140 ngàn tấn.

– Sắn: Đắk Lắk có diện tích trồng sắn 30,7 nghìn ha, thu hoạch trên 587,5 nghìn tấn/năm. Một nửa trong số này được tiêu dùng trong nước làm lương thực cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, xăng sinh học, cồn công nghiệp… Một nửa còn lại được xuất khẩu dưới dạng tinh bột sắn hoặc sắn lát khô. Cụ thể: tỷ trọng sắn cho xuất khẩu khoảng 48,6%, dùng làm thức ăn gia súc 22,4%, chế biến thủ công 16,8%, chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.

– Thịt các loại: tổng sản lượng thịt dư thừa dành cho tiêu thụ ngoại tỉnh và xuất khẩu đến năm 2020 khoảng 104 ngàn tấn và đến năm 2030 khoảng 121 ngàn tấn. Tuy nhiên tỉnh chỉ dư thừa thịt lợn và thịt gia cầm nhưng sẽ thiếu hụt thịt trâu và thịt bò.

– Trứng: Sản xuất trứng của tỉnh đến năm 2015 khoảng 274 triệu quả và năm 2020 khoảng 322 triệu quả, khả năng tiêu thụ trong tỉnh chỉ khoảng 50% còn lại dành cho tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu.

– Thủy sản: cùng với sự gia tăng dân số và mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo đầu người của Việt Nam tăng, dự báo mức tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường trong nước cũng sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới. Nếu năm 2020 Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình CNH, HĐH với khoảng 50% dân số sống ở các đô thị và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng thuỷ sản trên đầu người gia tăng khoảng 17% so với hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản năm 2020 khoảng 3,2 triệu tấn và năm 2030 khoảng 4,74 triệu tấn.Tuy nhiên, do mức thu nhập thay đổi, dân số ở nông thôn thay đổi, số người thành thị và người có thu nhập cao tăng nên sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ ngày càng đòi hỏi chất lượng và giá trị cao hơn. Các loại thuỷ sản nuôi trồng truyền thống tiêu thụ ít hơn và ngược lại, ngày càng có nhiều yêu cầu về các loại thuỷ sản có chất lượng cao, có nhiều thịt, ít xương, dễ cung cấp qua các nhà hàng siêu thị ở dạng tươi sống.

3.2.5.2. Dự báo thị trường xuất khẩu

Nông thủy sản sản xuất – chế biến tại Đắk Lắk có thể tham gia xuất khẩu gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều, bơ, thịt gia súc gia cầm, trứng.

– Cà phê: sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng không ổn định. Cà phê ĐăkLăk được xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 480,9 triệu USD và giá trị xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80,1% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh, là nguồn hàng xuất khẩu chính của tỉnh trong nhiều năm qua. Bên cạnh cà phê nhân với giá trị 456,6 triệu USD, chiếm 95% giá trị xuất khẩu cà phê, các sản phẩn cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hòa tan,… chiếm khoảng 15% giá trị xuất khẩu cà phê cũng góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Các nước nhập khẩu cà phê của Đắk Lắk chủ yếu là khu vực EU, ước đạt 205,7 triệu USD (Đức 69,8 triệu, Ý 41,4 triệu, Thụy Sĩ 40,5 triệu, Tây Ban Nha 16,1 triệu, Pháp 14,5 triệu, Hà Lan 12 triệu, Anh 11,5 triệu USD…);

Về chất lượng: cà phê ĐăkLăk được đánh giá có chất lượng cao tương đương các nước trồng cà phê lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng cà phê năm 2020 dự báo sẽ giảm do sự biến đổi thất thường của thời tiết. Cùng với đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê tiềm ẩn nhiều bất ổn cả về chất lượng, về lượng và giá cả (là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại không đi cùng với thứ hạng này).

Một thực tế là 80% diện tích cà phê ở ĐăkLăk ở các nông hộ, nên rất khó để hình thành một nền sản xuất tập trung, bền vững. Để tiếp tục duy trì phát triển, cần tiến hành rà soát, đánh giá để loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp kiên quyết không để phát triển tự phát cà phê ngoài vùng quy hoạch; khuyến khích mở rộng thực hiện các chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận: cà phê UTZ, 4C, Rainforest Alian, VietGAP, Global GAP. Hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật như: sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê có chứng nhận, tổ chức nhóm hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận. Đặc biệt là ứng dụng CNC để sản xuất giống cà phê vô tính có năng suất, chất lượng cao, hàm lượng cafein thấp thay cho giống thực sinh; áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác cà phê bền vững với các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, chăm sóc tích cực và quản lý dịch hại tổng hợp; điều khiển để cà phê chín đều trong cùng khoảng thời gian thu hoạch.

– Sắn: thị trường xuất khẩu tinh bột sắn là Trung Quốc tăng từ 4,8 triệu USD năm 2005 lên 21 triệu USD năm 2010 và 37,1 triệu USD năm 2014.

– Cao su Đắk Lắk được xuất khẩu sang 14 nước với giá trị 13,7 triệu USD năm 2014. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu sang: Đức, Malaysia, Mỹ, Hà Lan… với gá trị hơn 8 triệu USD, chiếm tới 58,4% tổng giá trị xuất khẩu cao su vào năm 2014. Cao su xuất khẩu vào Trung Quốc thường xuyên bị giảm giá đột ngột do chính sách hạn chế số doanh nghiệp được phép nhập khẩu tiểu ngạch qua các cửa khẩu biên giới do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 làm cho các nhà sản xuất ô tô từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật (là khách hàng nhập khẩu cao su lớn từ Trung Quốc) giảm sản xuất làm cho giá cao su giảm tới hơn một nửa ở Trung Quốc nên làm giảm giá xuất khẩu cao su của Đắk Lắk vào thị trường này.

Đắk Lắk đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu cao su sang thị trường các nước ASEAN, Hoa Kỳ…ước đạt triệu USD vào năm 2015, sang EU ước đạt triệu USD. Các thị trường khác chiếm khoảng 7,1%, khoảng triệu USD.

– Hồ tiêu: hồ tiêu của Đắk Lắk hiện đang được xuất khẩu sang trên 20 nước. Các nước nhập khẩu hạt tiêu Đắk Lắk lớn nhất là Singapo, đạt 0,93 triệu USD chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Đắk Lắk; Ấn Độ nhập khẩu hồ tiêu Đắk Lắk ước đạt 0,77 triệu USD; Đắk Lắk đang nỗ lực mở rộng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Canada, Nga và các nước khác.

– Điều: thị trường xuất khẩu điều của Đắk Lắk vào Trung Quốc tăng từ 157,34 triệu USD vào năm 2005 và tăng lên 539,1 triệu USD vào năm 2013; vào Trung Quốc đạt 106 triệu USD vào năm 2013, vào Australia đạt 97,1 triệu USD vào năm 2013; thị trường EU ước đạt 295,5 triệu USD (tập trung vào các nước như Hà Lan 160,69 triệu, Anh 52,2 triệu, Đức 29,8 triêu USD).

– Mật ong và các sản phẩm từ ong: thị trường xuất khẩu mật ong và sáp ong của Đắk Lắk là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và có xu hướng tăng dần. Năm 2014 xuất khẩu các sản phẩm từ ong của Đắk Lắk đạt 29 triệu USD. Trong đó, mật ong đạt 26,5 triệu USD và sáp ong đạt 2,5 triệu USD. Xuất khẩu mật ong của Đắk Lắk vào Mỹ ước đạt 26,1 triệu USD, chiếm 98,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong của Đắk Lắk. Ngoài sản phẩm mật ong, sáp ong của Đắk Lắk hiện đã được xuất khẩu sang Mỹ và Nhật bản, trong đó riêng thị trường Mỹ chiếm 71,9% đạt kim ngạch 1,8 triệu USD

– Xuất khẩu gỗ và sản phẩm làm từ gỗ: Giai đoạn 2005 – 2014, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có xu hướng tăng, trừ năm 2009 – 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên xuất khẩu gỗ chậm lại. Năm 2014 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 1 triệu USD tăng 0,6 triệu USD so với năm 2005 nhưng lại giảm 1,7 triệu USD. Lý do lớn nhất dẫn đến giá trị gỗ và các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu tăng nhanh trong những năm qua là các hỗ trợ từ việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO của Việt Nam và các cam kết FTA được thực hiện, các rào cản thương mại dần được xóa bỏ, hàng hóa lưu thông tự do trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu gỗ của Đắk Lắk. Sản phẩm ván lạng của Đắk Lắk được xuất khẩu sang Anh.

3.2.6. Tác động của giá cả đầu tư, đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, nhất là trong trồng trọt và chăn nuôi dẫn đến sản xuất ngànhtrồng trọt và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là:

– Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, dẫn đến chi phí cao, phòng chống dịch bệnh khó khăn và đồng thời dễ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt là năm 2010, ngay từ đầu năm đã xuất hiện nhiều dịch bệnh như dịch bệnh tai xanh trên phạm vi rộng và diễn biến phức tạp, kết thúc muộn.

– Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, chi phí điện, nước tăng, dịch bệnh lại phức tạp. Ngược lại, sản phẩm chăn nuôi, nhất là các phụ phẩm chăn nuôi thì lại cho nhập khẩu quá ồ ạt mà không được kiểm soát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước. Theo tính toán thì chi phí đầu vào cho sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng khoảng 20%, trong khi đó, giá bán sản phẩm đầu ra tăng lúc cao nhất mới được khoảng 7%; điều đó dẫn tới sản xuất chăn nuôi có hiệu quả thấp, thậm chí không có lãi.

Như vậy, do tác động của giá cả đầu tư đầu vào ngày càng tăng nên để phát triển nông nghiệp bền vững và ổn định thì vấn đề cần thiết là có giải pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản bằng các biện pháp đầu tư, thâm canh phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến…

3.2.7. Diễn biến tình hình dịch bệnh

Theo dõi diễn biến dịch bệnh trên gia súc gia cầm, thủy sản mà điển hình là dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm mấy năm nay dễ nhận thấy, ở một số địa phương, dịch xuất hiện giống như một lối mòn từ năm này qua năm khác. Nhận định về hiện tượng này, Cục Thú y cho rằng, nguyên nhân chủ yếu vẫn do hệ thống tổ chức phòng dịch ở địa phương còn lỏng lẻo.

Vấn đề dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, thủy sản hiện vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, do đó trong công tác phòng trừ dịch bệnh cần được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, người sản xuất và người tiêu dùng.

3.2.8. Dự báo về các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể áp dụng

– Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực quan tâm áp dụng từ nhiều thập kỷ qua, với lộ trình thực hiện bài bản và thật sự có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhiều nước đã đạt tầm: có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tích hợp được thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới và hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Ở nước ta, các công nghệ sinh học như đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, lai xa, nuôi cấy mô tế bào đã được nghiên cứu từ những năm 70, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Phương pháp nuôi cấy mô thực vật, phương pháp vi nhân giống cây trồng đã được du nhập vào Việt Nam.

Ngày nay, việc ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Theo liên đoàn CNSH châu Âu (EFB) thì CNSH là sự kết hợp của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ nhằm ứng dụng các vi sinh vật, các tế bào, một số thành phần của tế bào hoặc các phân tử tương tự tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người. CNSH đạt được những thành tựu to lớn và có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới là do đã thừa hưởng được một cách tổng hợp những kết quả của các ngành khoa học cơ bản như vi sinh vật học, di truyền học, sinh hóa học, sinh lý học, sinh học phân tử, miễn dịch học, vi sinh vật học ứng dụng, công nghệ sinh hóa học. CNSH đang phát triển trên cơ sở các kỹ thuật mới mẻ: kỹ thuật di truyền; kỹ thuật dung hợp tế bào; kỹ thuật phản ứng sinh học (bao gồm kỹ thuật lên men, kỹ thuật enzym, thiết bị phản ứng sinh học); kỹ thuật nuôi cấy mô; kỹ thuật nuôi cấy tế bào; kỹ thuật cấy chuyển phôi; kỹ thuật cấy chuyển nhân,…. Những thành tựu này đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế – kỹ thuật. Ngày nay với tiến bộ kỹ thuật nuôi cấy mô người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều lần phương pháp cổ điển. Nhờ kết quả này mà một người có thể sản xuất ra 130.000 cây hồng trong một năm và chỉ cần có một cây hồng gốc, so với phương pháp cũ như dâm cành thì người đó chỉ có thể sản xuất được tối đa 50 cây mà thôi. Như vậy, với công nghệ mới này năng suất của người công nhân nông nghiệp đã tăng lên 2.500 lần – không có lĩnh vực kỹ nghệ nào có thể sánh nổi. Kỹ thuật sản xuất giống trong phòng thí nghiệm còn là biện pháp hữu hiệu để xây dựng những chương trình chọn lọc tối ưu. Kỹ thuật nuôi cấy mô còn cho phép với một quy trình dài có được những sản phẩm có tính di truyền hoàn hảo như nhau và như thế có thể sử dụng như “bố mẹ lai” và cũng dùng để tạo ra những dòng mới.

CNSH gồm: công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật/công nghệ lên men, công nghệ enzym và môi trường. CNSH đòi hỏi phải tạo các sản phẩm quy mô công nghiệp. CNSH Việt Nam còn đi sau các nước trong khu vựcmột khoảng cách khá xa. Trung Quốc đã có những giống lúa lai cho sản lượng tới 15 tấn/ha/vụ, có những giống ếch mỗi năm đẻ trứng 8 lần, mỗi lần có thể sinh ra tới 40 – 60 nghìn trứng. Đài Loan có thể tạo ra những giống hoa hồng trên 100 cánh hoa/1 hoa và 350 hoa trên 1 gốc. Viện nghiên cứu CNSH ở Quảng Châu có thể sản xuất tới 70 sản phẩm khác nhau. Nhật Bản có nền CNSH hiện đại và tạo ra rất nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

Trong giai đoạn tới, công nghệ sinh học sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày càng sâu, rộng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dự báo các tiến bộ khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ trở nên phổ biến và mang lại tác động tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất của các ngành cả về lượng và chất trong các giai đoạn đến 2020 và sau 2020 là:

+ Trong nông nghiệp: sẽ tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có năng suất và phẩm chất cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường. Đồng thời có thời gian sinh trưởng hợp lý, phù hợp với yêu cầu bố trí cơ cấu mùa vụ đối với các cây ngắn ngày, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát huy được các điều kiện sinh thái của từng địa bàn (các chế độ nhiệt, ẩm), với cây lâu năm sẽ rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản, sớm cho sản phẩm. Trong chăn nuôi công nghệ sinh học còn góp phần nâng cao hiệu ích của chuồng trại, thức ăn chế biến tổng hợp và thức ăn thô xanh.

+ Trong lâm nghiệp: công nghệ sinh học sẽ tạo được các giống cây rừng có khả năng tăng trưởng nhanh, sinh khối lớn góp phần tăng năng suất rừng trồng và các giống cây chịu mặn cao. Đồng thời có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phục hồi, phát triển quỹ gen các loài động, thực vật tự nhiên và hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Trong thủy sản: công nghệ sinh học được ứng dụng để phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất các loài, giống thủy sản nuôi trồng phục vụ cho yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo hướng đa dạng hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường cả về lượng và chất. Các tiến bộ về giống sẽ mở ra triển vọng phát triển nuôi trồng nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong sản xuất, cung cấp thức ăn cho thủy sản nuôi, phòng ngừa dịch bệnh.v.v…

+ CNSH còn được đẩy mạnh ứng dụng trong các hoạt động xử lý chất thải, xử lý môi trường sản xuất, bảo quản, chế biến nông- lâm- thủy sản, kiểm tra dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và độc tố tảo độc… trong các nông- thủy sản hàng hóa đáp ứng với yêu cầu vệ sinh- an toàn thực phẩm đang ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu.

Công nghệ gen hỗ trợ hữu hiệu cho việc chọn giống cây trồng: chọn giống đơn bội, chọn giống đa bội, chọn giống có hiệu suất quang hợp cao, chọn giống mang gen cố định đạm (không cần phân đạm), chọn giống mang gen diệt sâu hại (hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu), chọn giống kháng virut, chọn giống giàu dinh dưỡng, chọn giống đề kháng thuốc trừ cỏ…

Công nghệ gen mở ra tiền đồ to lớn trong việc tạo ra các cây trồng chuyển gen (GMC hay GMO). Các giống mang đặc tính đa gen trở nên quan trọng, có 13 nước trồng cây GMO có 2 gen trở lên, trong số đó là 10 nước đang phát triển, với 43,7 triệu ha, chiếm hơn ¼ của 170 triệu ha cây trồng GMO năm 2012.

Về công nghệ tế bào các nước đều đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi cấy mô để tạo ra các dòng cây sạch bệnh (ví dụ khoai tây sạch virut) hoặc nhân nhanh các giống quý hiếm hay là có giá trị kinh tế cao (cây sung Mỹ, nhân sâm, tam thất…). Việc nuôi cấy tế bào có thể dùng làm nơi lưu giữ nguồn gen, có thể gây đột biến để dùng trong chọn giống. Việc nuôi cấy tế bào động vật còn để dùng làm môi trường sản xuất nhiều loại vacxin virut. Để nuôi cấy tế bào có thể dùng phương pháp nuôi cấy bề mặt, nuôi cấy chìm, nuôi cấy lắc, nuôi cấy huyền phù, nuôi cấy phân đợt, nuôi cấy liên tục, nuôi cấy phân đoạn- liên tục,…

Về công nghệ enzym/protein, thế giới đã sử dụng thành công kỹ thuật enzym bất động hoặc tế bào bất động đã sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm được tạo thành nhờ hoạt động xúc tác của enzym. Nhờ sử dụng công nghệ gen có thể tạo ra khả năng sản sinh một enzym mới nhờ vi khuẩn hoặc nấm men hoặc là nâng cao thêm lên nhiều lần hoạt tính sản sinh enzym của chúng.

CNSH còn cần sớm tiếp cận với Công nghệ sinh học nanô. Thị trường nano thực phẩm từ nguyên liệu của trồng trọt và chăn nuôi trên thế giới đã tăng mạnh trong những năm qua, từ 7 tỷ USD (năm 2006) lên 20,4 tỷ USD năm 2010. Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 200 công ty lớn chuyên về nano thực phẩm, đứng đầu là Mỹ, sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc. Với công nghệ nano, trên một diện tích trồng trọt, người ta cài rất nhiều cảm biến nano để đo xem nước và chất dinh dưỡng có đủ không, cây có bị nấm mốc, sâu bệnh không… Những thông số mà cảm biến nhận được sẽ được gửi về Trung tâm để có biện pháp xử lý kịp thời và cũng có thể dùng để điều khiển các cảm biến nano khác tạo ra các chất cần thiết bổ sung, ví dụ cây thiếu chất dinh dưỡng loại nào thì mở ngay viên nang nano chứa chất dinh dưỡng loại đó ra để bổ sung…, có sâu bệnh loại nào thì điều khiển để các nang nano tiết ngay chất diệt sâu bệnh ở đúng chỗ đó…

– Các tiến bộ về công nghệ canh tác sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất như: thủy canh (canh tác không dùng đất), canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với các công nghệ thâm canh cao (tự động hóa hệ thống tưới, ánh sáng, bón phân…). Các công nghệ canh tác mới sẽ mang lại năng suất, phẩm chất sản phẩm cao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép tiết kiệm diện tích đất canh tác.

– Các tiến bộ về công nghệ thông tin: những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ ngày càng được ứng dụng phổ biến tạo nguồn lực có tính đột phá thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh tự động hóa, phát triển lưu thông nhờ đáp ứng nhanh chóng, chính xác về thông tin phục vụ cho đầu tư sản xuất và lưu thông tiêu thụ sản phẩm.

Khoa học công nghệ phát triển mạnh sẽ trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành nông phẩm, tác động nhanh tới sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả đem đến những giá trị sử dụng mới và lợi nhuận cao hơn.

3.3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

3.3.1. Quan điểm phát triển 

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu nền kinh tế của Đắk Lắk; phát huy lợi thế vị trí địa lý, nguồn lực về tự nhiên, kinh tế – xã hội để phát triển nông nghiệp gắn với vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ và tham gia hội nhập quốc tế.

– Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ làm nền tảng để tăng đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và cảnh quan.

– Lấy con người và khoa học công nghệ là động lực cho phát triển nông nghiệp. Khai thác tiềm năng lợi thế của con người Đắk Lắk về sự cần cù, trình độ, năng động, tinh thần doanh nhân trong sản xuất và thương mại sản phẩm.

– Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có lợi thế, có thị trường. Tập trung, ưu tiên

hỗ trợ các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ và quy mô lớn, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh.

Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi của các bên liên quan.

– Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030 phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội.

3.3.2. Các đột phá chính

– Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Phát huy lợi thế của tỉnh để sản xuất cà phê, hồ tiêu, cao su, ngô, sắn theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn sản xuất 1 loại sản phẩm”; phát triển rau, hoa theo hướng an toàn, công nghệ cao.

– Xây dựng các khu chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung ngoài khu dân cư để gia tăng sản phẩm, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường

– Phát triển thủy sản tập trung, thâm canh, công nghệ cao.

3.3.3. Mục tiêu

3.3.3.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện tái cơ cấu một số sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại – dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại có giá giá trị gia tăng cao, an toàn, bền vững và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn; quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với BĐKH.

3.3.3.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

– Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp thời kỳ 2016 – 2020 đạt 4,0 – 4,5%, trong đó ngành nông nghiệp đạt 3,9 – 4,2% (trồng trọt 3,0 – 3,5%, chăn nuôi 6 – 7%, dịch vụ 5 – 6%), ngành lâm nghiệp 6,0 – 6,5%, thủy sản đạt 5,0 – 5,5%.

– Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 24 – 25%, ngành trồng trọt 70 – 72%, ngành dịch vụ 4 – 5% vào năm 2020;

– Sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cà phê, tiêu, cao su, sắn, mật ong theo chuỗi giá trị toàn cầu.

– Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn, chế biến lâm sản và cá nước lạnh trở thành ngành hàng có tính cạnh tranh cấp vùng.

– Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn theo giá hiện hành lên 1,5 lần so với năm 2014.

3.3.3.3. Định hướng đến năm 2030

– Định hướng đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 3 – 3,5%. trong đó ngành nông nghiệp đạt 2,9 – 3,2% (trồng trọt 2,1 – 3,0%, chăn nuôi 5,0 – 6,0%, dịch vụ 4,5 – 5,0%), ngành lâm nghiệp 5,5 – 6,0%, thủy sản đạt 4,5 – 5,0%.

– Phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.3.4. Định hướng

3.3.4.1. Ngành sản xuất

– Phát triển trồng trọt là ngành sản xuất chính trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó tập trung vào vào sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu, ngô và sắn.

– Trong chăn nuôi tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm, nuôi ong.

– Trong thủy sản tập trung phát triển nuôi cá nước ngọt và nước lạnh.

– Đẩy mạnh chế biến sâu nông, lâm, thủy sản và dich vụ thương mại.

3.3.4.2. Không gian sản xuất

– Phát triển các ngành hàng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

– Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại 9 huyện thị.

3.3.4.3. Một số sản phẩm chủ yếu:

– Cà phê diện tích 170 nghìn ha, sản lượng 512 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 180 nghìn ha, sản lượng 648,9 nghìn tấn.

– Cao su diện tích 50 nghìn ha, sản lượng 53,7 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 65 nghìn ha, sản lượng 183 nghìn tấn.

– Hồ tiêu diện tích 16 nghìn ha, sản lượng 62,6 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 20 nghìn ha, sản lượng 88,6 nghìn tấn.

– Ngô: diện tích 135 nghìn ha, sản lượng 801,4 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 150 nghìn ha, sản lượng 983,7 nghìn tấn.

– Sắn: diện tích 30 nghìn ha, sản lượng 840,9 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 30 nghìn ha, sản lượng 1.050,9 nghìn tấn.

– Bò chuyên thịt: 70 nghìn con, sản lượng thịt 16,8 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 khoảng 120 nghìn con, sản lượng thịt 30 nghìn tấn.

– Bò sữa: 72 nghìn con, sản lượng sữa 194,4 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 khoảng 100 nghìn con, sản lượng sữa 292,5 nghìn tấn.

– Ong: 235 nghìn đàn, sản lượng mật 10,5 nghìn tấn mật ong, định hướng đến năm 2030 khoảng 300 nghìn đàn, sản lượng 15 nghìn tấn mật ong.

– Cá nước lạnh: 3 ha và 408 lồng nuôi sản lượng 622 tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 3 ha và 500 lồng nuôi, sản lượng 1,3 nghìn tấn.

– Cá nước ngọt: 1,07 nghìn ha, sản lượng 8,24 nghìn tấn năm 2020, định hướng đến năm 2030 diện tích 2 nghìn ha, sản lượng 19 nghìn tấn.

3.4. CÁC PHƯƠNG ÁN MỤC TIÊU

Trên cơ sở tiếp cận từ xuất phát điểm hiện nay của nông nghiệp Đắk Lắk trong tổng thể KTXH tỉnh và vùng Tây Nguyên, từ tiềm năng phát triển của các ngành trong nông nghiệp tỉnh, từ bối cảnh hội nhập và nhu cầu phát triển nhanh để xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời từ quan điểm, định hướng đến năm 2020 và mục tiêu phát triển, xác định các phương án phải đảm bảo phát triển bền vững, không đơn thuần chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà hết sức coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng.

3.4.1. Phương án 1: (Phương án chọn)

Lấy mục tiêu phát triển bền vững, tạo lập tiền đề cơ bản cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo phương án này cần sự nỗ lực rất lớn của tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của Trung ương. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản phù hợp với phương án chọn về tăng trưởng kinh tế của Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020.

Bảng 35. Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản theo giá so sánh 2010 (PAI)

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2014 2020 2030 16/20 21/30 16/30
1 GT tăng thêm NLTS 16.379,0 19.595,2 25.081,9 3,0 2,5 2,7
2 GTSX NLTS 33.076,3 42.278,9 60.586,0 3,9 3,7 3,8
2.1 Nông nghiệp 32.132,1 40.996,7 58.277,0 3,9 3,6 3,7
Trong đó: + Trồng trọt 24.726,1 29.902,8 36.780,4 3,0 2,1 2,4
+ Chăn nuôi 6.360,5 9.716,5 19.141,4 7,0 7,0 7,0
+ Dịch vụ NN 1.045,5 1.377,5 2.355,2 2,8 5,5 5,3
2.2 Lâm nghiệp 477,2 666,7 1.256,5 6,0 9,0 8,0
  Khai thác gỗ và lâm sản 122,1 185,0 312,4 8,1 5,4 6,3
  Trồng và chăm sóc rừng 340,4 437,5 748,2 5,4 5,5 5,5
  SP thu nhặt +DV lâm nghiệp 14,7 44,2 195,9 4,0 16,1 11,9
2.3 Thủy sản 467,0 615,5 1.052,5 5,0 5,5 5,3
TS nuôi trồng 404,1 552,0 875,5 5,2 4,7 4,9
TS khai thác 62,9 63,5 177,0 2,4 10,8 7,9

Theo phương án này: tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trung bình và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, đạt tốc độ trung bình 3,8% thời kỳ 2016 – 2030 (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 3,9%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 3,7%/năm). Trong đó, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 3,9%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 3,6%/năm), ngành lâm nghiệp đạt tốc tăng trưởng 8%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 9%/năm) và ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 4,6%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 5,5%/năm).

– Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt tăng trưởng bình quân 2,4%/năm (2016 – 2020 tăng 3%/năm, 2021 – 2030 tăng 2,1%/năm); chăn nuôi tăng bình quân 7%/năm cả hai giai đoạn; dịch vụ tăng trưởng bình quân 5,3%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5%/năm, 2021 – 2030 đạt 5,5%/năm).

Bảng 36. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản theo giá hiện hành (PAI)

TT Chỉ tiêu 2014 2020 2030
Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
I GTSX NLTS 48.911,3 100,0 76.441,6 100,0 113.115,6 100,0
1 Nông nghiệp 47.676,5 97,5 74.391,0 97,3 109.680,5 97,0
+ Trồng trọt 37.386,1 78,4 53.561,0 72,0 75.680,0 69,0
+ Chăn nuôi 9.180,5 19,3 17.854,0 24,0 28.516,5 26,0
+ Dịch vụ NN 1.109,9 2,3 2.976,0 4,0 5.484,0 5,0
2 Lâm nghiệp 602,1 1,2 1.000,0 1,3 1.690,9 1,5
  Khai thác gỗ và lâm sản 453,7 75,4 700,0 70,0 1.115,4 66,0
  Trồng và chăm sóc rừng 126,8 21,1 240,0 24,0 440,2 26,0
  SP thu nhặt + DVLN 21,6 3,6 60,0 6,0 135,3 8,0
3 Thủy sản 632,7 1,3 1.050,6 1,4 1.744,2 1,5
TS nuôi trồng 528,3 83,5 903,5 86,0 1.552,3 89,0
TS khai thác 104,4 16,5 147,1 14,0 191,9 11,0

– Cơ cấu GTSX toàn ngành: nông nghiệp chiếm 97,3% năm 2020 và 97% năm 2030; lâm nghiệp chiếm 1,3% năm 2020 và 1,5% năm 2030; thủy sản chiếm 1,4% năm 2020 và 1,5% năm 2030.

– Trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt chiếm 72% năm 2020 và 69% năm 2030; chăn nuôi chiếm 24% năm 2020 và 26% năm 2030; dịch vụ chiếm 4% năm 2020 và 5% năm 2030.

– Tổng giá trị sản xuất toàn ngành theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt 76.441,6 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 74.391tỷ đồng; lâm nghiệp 1.000 tỷ đồng và thủy sản 1.050,6 tỷ đồng.

– Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn theo giá hiện hành năm 2020 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014.

3.4.2. Phương án 2: (Phương án tăng trưởng cao)

Phương án này phát huy tối đa các nguồn lực, có tính tới khả năng khi hầu hết các khu công nghiệp trong tỉnh được lấp đầy, các công trình kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, các công trình dịch vụ và xã hội cơ bản hoàn thành đồng bộ. Hơn nữa phương án này có tính tới nhu cầu tăng đột biến của lượng vốn đầu tư vào các khu vực dịch vụ, công nghiệp, du lịch của tỉnh. Do công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhanh nên có khả năng tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 37. Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản theo giá so sánh 2010 (PAII)

TT Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) TĐT (%/năm)
2014 2020 2030 16/20 21/30 16/30
1 GT tăng thêm NLTS 16.379,0 20.565,1 26.734,6 4,0 2,7 3,1
2 GTSX NLTS 33.076,3 43.229,3 61.552,8 4,5 4,1 4,2
2.1 Nông nghiệp 32.132,1 41.912,3 58.642,5 4,4 4,0 4,1
Trong đó: + Trồng trọt 24.726,1 30.487,9 38.414,8 3,4 2,3 2,7
+ Chăn nuôi 6.360,5 9.945,6 17.802,6 7,5 7,5 7,5
+ Dịch vụ NN 1.045,5 1.478,8 2.425,1 6,5 7,0 6,8
2.2 Lâm nghiệp 477,2 682,6 1.774,8 6,5 10,0 8,8
  Khai thác gỗ và lâm sản 122,1 192,1 944,1 8,5 17,3 14,3
  Trồng và chăm sóc rừng 340,4 448,8 767,4 5,9 5,5 5,6
  SP thu nhặt + DVLN 14,7 41,7 63,2 4,1 4,2 4,2
2.3 Thủy sản 467,0 634,4 1.135,6 5,5 6,0 5,8
TS nuôi trồng 404,1 563,8 950,2 5,6 5,4 5,4
TS khai thác 62,9 70,6 185,4 4,6 10,1 8,2

– Tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm nghiệp, thủy sản nhanh, tạo sự chuyển biến căn bản về chất và lượng, bình quân 4,2% thời kỳ 2016 – 2030, trong đó giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,5%, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 4,1%. Trong đó, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,1%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 4,4%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 4%/năm; ngành lâm nghiệp 8,8%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,5%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 10%/năm) và ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 5,8%/năm (giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt 6%/năm).

– Trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng bình quân 2,7%/năm thời kỳ 2016 – 2030 (3,4%/năm giai đoạn 2016 – 2020 và 2,3%/năm giai đoạn 2021- 2030). Chăn nuôi tăng bình quân 7,5%/năm thời kỳ 2016 – 2030. Dịch vụ tăng bình quân 5,8%/năm thời kỳ 2016 – 2030 (5,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020 và 6%/năm giai đoạn 2021 – 2030).

– Cơ cấu GTSX toàn ngành: nông nghiệp chiếm 97,3% năm 2020 và 97,1% năm 2030; lâm nghiệp chiếm 1,3% năm 2020 và 1,4% năm 2030; thủy sản chiếm 1,4% năm 2020 và 1,5% năm 2030.

Bảng 38. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành (PAII)

TT Chỉ tiêu 2014 2020 2030
Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) Giá trị

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)
I GTSX NLTS 48.911,3 100,0 86.874,5 100,0 119.165,4 100,0
1 Nông nghiệp 47.676,5 97,5 84.564,5 97,3 115.743,40 97,1
+ Trồng trọt 37.386,1 78,4 59.195,2 70,0 78.705,50 68,0
+ Chăn nuôi 9.180,5 19,3 21.141,1 25,0 30.093,30 26,0
+ Dịch vụ NN 1.109,9 2,3 4.228,2 5,0 6.944,60 6,0
2 Lâm nghiệp 602,1 1,2 1.120,0 1,3 1.618,60 1,4
  Khai thác gỗ và lâm sản 453,7 75,4 761,6 68,0 1.035,90 64,0
  Trồng và chăm sóc rừng 126,8 21,1 280,0 25,0 437,02 27,0
  SP thu nhặt + DVLN 21,6 3,6 78,4 7,0 145,67 9,0
3 Thủy sản 632,7 1,3 1.190,1 1,4 1.803,40 1,5
TS nuôi trồng 528,3 83,5 1.035,3 87,0 1.623,06 90,0
TS khai thác 104,4 16,5 154,7 13,0 180,34 10,0

– Trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt chiếm 70% năm 2020 và 68% năm 2030; chăn nuôi chiếm 25% năm 2020 và 26% năm 2030; dịch vụ chiếm 5% năm 2020 và 6% năm 2030.

– Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế đến năm 2020 đạt 86.874,5 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 84.564,5 tỷ đồng; lâm nghiệp 1.120 tỷ đồng và thủy sản 1.190,1 tỷ đồng.

– Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn theo giá hiện hành năm 2020 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2014.

3.4.3. Lựa chọn phương án phát triển

Phương án I có tính khả thi cao hơn, trong điều kiện nông sản hàng hóa bị cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường trong nước thông qua tham gia đàm phán, ký kết và đang triển khai thực hiện 8 FTA và đang tiếp tục đàm phán 6 FTA mới. Trong đó, Hiệp định TPP với sự tham gia của các đối tác hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Hiệp dịnh thương mại tự do Việt Nam – EU là hai hiệp định tác động lớn đến phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp; môi trường trong nước và trong tỉnh có nhiều cải cách đáng kể. Phương án này được tính toán cụ thể về diện tích, cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi trên cơ sở cân đối nhu cầu đất đai giữa các ngành trong tỉnh. Năng suất cây trồng, vật nuôi trong phương án này cũng tăng ở mức ổn định dựa trên những dự báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những nguy cơ về dịch bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi. Vì vậy, phương án này tích cực hơn, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ít hơn phương án II. Phương án II không chỉ phụ thuộc vào sự phấn đấu cao của tỉnh, mà đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ ở tất cả các khu vực kết cấu hạ tầng sản xuất xã hội, có những điều kiện rất thuận lợi về thu hút vốn đầu tư và sự hỗ trợ rất lớn từ bên ngoài. Diện tích và cơ cấu cây trồng vật nuôi tương tự như phương án I nhưng năng suất cây trồng tăng cao hơn, sản lượng vật nuôi nhiều hơn và dịch bệnh hầu như ít ảnh hưởng đến sản xuất.

Xem xét bối cảnh chung của tỉnh, vùng Tây Nguyên và cả nước, cân nhắc hai phương án trên đã trình bày, với mục tiêu thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa tỉnh với vùng Tây Nguyên và cả nước, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giai đoạn tới, chọn phương án I làm mục tiêu tăng trưởng và để luận chứng kinh tế ngành, còn phương án II là phương án dự phòng, là mục tiêu phấn đấu nếu điều kiện cho phép.

Phương án này lấy mục tiêu phát triển bền vững tạo lập những tiền đề cơ bản cho CNH – HĐH. Ngành trồng trọt: cơ bản ổn định diện tích như năm 2014 nhưng tiếp tục đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng để đạt được mục tiêu đảm bảo ổn định sản lượng lương thực cho nhu cầu tiêu dùng; năng suất các cây trồng nói chung đều tăng. Bên cạnh đó xây dựng một số vùng tập trung sản xuất cây trồng ứng dụng công nghệ cao như: cà phê, hồ tiêu, ngô, bơ… qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi vùng tập trung, chăn nuôi trang trại, qua đó đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm tỷ trọng 21% trong GTSX ngành nông nghiệp năm 2020, phát triển mạnh các chương trình bò thịt, bò sữa, lợn hướng nạc và các con nuôi đặc sản phục vụ khách du lịch.

Dịch vụ nông nghiệp: tăng cường các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp để tạo nguồn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Lâm nghiệp: cơ cấu quy mô diện tích 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất và đầu tư trồng mới để nâng độ che phủ lên 41,1% vào năm 2020. Phát triển sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi: từ khâu tạo nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (nội địa và xuất khẩu).

Thủy sản: ứng dụng công nghệ cao, theo quy chuẩn quốc tế, sử dụng giống thủy sản thương phẩm sạch bệnh, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) bảo đảm sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao.

3.5. TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

3.5.1. Tái cơ cấu ngành trồng trọt

3.5.1.1. Định hướng phát triển

– Từ nay đến năm 2020, trồng trọt vẫn là ngành quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm, phát huy lợi thế từng vùng;

– Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu;

– Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất cà phê, hồ tiêu, ngô và sắn ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch và chế biến, đặc biệt là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất khoảng 3,0%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong toàn ngành khoảng 75% vào năm 2020 (năm 2014 là 78,4%).

3.5.1.2. Định hướng phát triển các cây trồng

Định hướng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng một số sản phẩm chính của ngành trồng trọt như sau:

(1) Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và còn giá trị gia tăng lớn

1.1). Cà phê

– Mục tiêu:

+ Đến năm 2020, bố trí 170 nghìn ha cà phê (giảm 33,7 nghìn ha so với năm 2014) tại 14 huyện thị, năng suất 30,1 tạ/ha và sản lượng 512 nghìn tấn. Trong đó, vùng cà phê ứng dụng CNC diện tích 40 nghìn ha, năng suất cà phê ứng dụng CNC bình quân đạt 42 tạ/ha, sản lượng 160 nghìn tấn.

Đến năm 2030, mở rộng diện tích cà phê thêm 10 nghìn ha để đạt diện tích ổn định 180 nghìn ha, năng suất 36,2 tạ/ha, sản lượng đạt 649,3 nghìn tấn.

+ Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng sản xuất cà phê ứng dụng dụng CNC quy mô 40 nghìn ha theo Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

+ Hoàn thành thủ tục công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng CNC quy mô 28 nghìn ha theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 5/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thực hiện kế hoạch và chính sách hỗ trợ trồng tái canh 27 nghìn ha cà phê già cỗi, năng suất thấp đến năm 2020.

+ Thực hành các biện pháp thâm canh cà phê bền vững, đưa tỷ lệ cà phê được cấp chứng chỉ (4C, UTZ, RainForest) từ 15% hiện nay lên 30% vào năm 2020 và 70% năm 2030.

Tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 66,9% năm 2014, lên đến 80% năm 2020 và 100% năm 2030; tăng tỷ lệ cà phê chế biến ướt từ 11,3% năm 2014 lên 25% năm 2020 và 50% năm 2030; áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật trong chế biến.

– Mở rộng quy mô, công suất chế biến cà phê hòa tan từ 3.600 tấn (0,8%) năm 2014 lên 10.200 tấn (2%) năm 2020 và 32.500 tấn (5%) năm 2030; tổng sản lượng cà phê rang xay từ 4,3% hiện nay lên 10% vào năm 2020 và 20% vào năm 2020 đồng thời tăng tỷ lệ chế biến cà phê rang xay quy mô công nghiệp.

– Giá trị sản xuất cà phê theo giá hiện hành đạt 24.812,7 tỷ đồng năm 2020.

Bảng 39. Bố trí sản xuất cà phê đến năm 2020, định hướng đến 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT

 

Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 203.712 23,1 444.036 170.000 3,01 512.000 180.000 36,2 649.299
1 TP. BMT 13.125 20,7 25.747 11.000 28,1 30.954 11.600 34,1 39.602
2 Ea H’leo 31.112 23,5 65.816 20.400 29,3 59.762 21.000 35,3 74.120
3 Krông Năng 25.190 29,9 72.397 23.500 33,4 78.480 25.000 39,4 98.489
4 Krông Búk 21.069 20,2 42.229 20.000 29,1 58.170 21.000 35,1 73.679
5 Buôn Đôn 3.666 27,9 8.945 3.000 31,4 9.419 3.600 37,4 13.462
6 Cư M’Gar 35.922 20,9 72.232 30.000 29,9 89.775 30.000 35,9 107.775
7 Ea Kar 7.974 19,0 14.014 5.000 28,4 14.175 5.600 34,4 19.236
8 M’Đrắk 2.140 10,3 2.139 2.500 24,0 6.000 3.000 30,0 9.000
9 Krông Pắc 17.733 24,3 41.484 16.500 31,1 51.282 17.000 37,1 63.036
10 Krông Bông 3.886 19,2 6.240 900 28,9 2.599 3.200 34,9 11.160
11 Krông ANa 9.818 24,6 22.620 8.000 30,0 24.024 8.000 36,0 28.824
12 Lăk 2.817 18,0 3.998 700 28,1 1.970 3.000 34,1 10.242
13 Cư Kuin 13.389 22,9 29.551 13.000 29,5 38.357 13.000 35,5 46.157
14 Buôn Hồ 15.871 24,1 36.624 15.500 30,3 47.035 15.000 36,3 54.518

– Giải pháp thực hiện:

+ Sử dụng giống cà phê ghép và giống cao sản kết hợp với công nghệ tưới nước tiết kiệm để tăng năng suất và giảm giá thành sản xuất cà phê.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học nâng cao năng suất cà phê.

+ Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nhãn hiệu tập thể “Cà phê Buôn Ma Thuột”.

+ Liên minh, liên kết các hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất cà phê theo quy trình khép kín đảm bảo an toàn sản phẩm và có chứng nhận.

+ Áp dụng công nghệ xử lý lên men nhanh để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê theo phương áp ướt. Sử dụng chế phẩm để lên men nhanh dịch và bã của thị cà phê, cất lấy cồn, phần bã còn lại cho chế phẩm rồi ủ làm phân bón sinh học.

(1.2). Cao su

– Mục tiêu

+ Đến năm 2020, phát triển cao su lên 50 nghìn ha (tăng 9,4 nghìn ha so với năm 2014) tại 12 huyện thị, năng suất 22,5 tạ/ha, sản lượng 83,36 nghìn tấn.

+ Định hướng đến năm 2030 khoảng 65 nghìn ha, năng suất 28,2 tạ/ha và sản lượng 83,36 nghìn tấn (bảng 40).

+ Cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu, trong đó mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20%, mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR20 chiếm khoảng 40%.

+ Giá trị sản xuất cao su theo giá hiện hành đạt 2.454,3 tỷ đồng năm 2020.

Bảng 40. Bố trí sản xuất cao su đến năm 2020, định hướng đến 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 40.629 14,7 30.207 50.000 22,5 83.360 65.000 28,2 184.352
1 TP. BMT 676 17,3 1.162 1.000 23,0 1.555 1.200 30,5 3.660
2 Ea H’leo 14.102 13,5 7.220 18.000 20,0 28.204 18.800 27,5 51.700
3 Ea Súp 4.346 10,9 25 6.000 18,5 8.027 15.000 26,0 38.954
4 Krông Năng 3.370 12,2 3.328 3.600 19,5 6.572 3.600 27,0 9.720
5 Krông Búk 2.232 13,0 2.321 3.000 20,4 4.553 4.000 27,9 11.160
6 Buôn Đôn 931 1.000 15,0 1.397 1.800 22,5 4.050
7 Cư M’Gar 8.737 16,3 12.640 10.000 22,3 19.484 10.300 29,8 30.694
8 Ea Kar 1.528 16,7 531 1.600 23,1 3.530 1.600 30,6 9.463
9 M’Đrắk 1.154 10,7 15 1.500 18,5 2.135 2.800 26,0 7.280
10 Krông Pắc 1.076 15,5 497 1.100 21,8 2.346 2.700 29,3 7.911
11 Cư Kuin 1.111 14,9 438 1.200 23,5 2.611 1.200 31,0 3.720
12 Buôn Hồ 1.299 16,2 2.006 2.000 22,7 2.949 2.000 30,2 6.040

– Giải pháp thưc hiện

+ Sử dụng các giống cao su mới năng suất chất lượng cao, thích ứng rộng như và áp dụng quy trình thâm canh để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất và sản lượng các vườn cây.

+ Đầu tư tăng thêm công suất chế biến đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có công suất từ 6.000 – 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 – 1.500 tấn/năm; đối với những nhà máy đã xây dựng cần tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền. Tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu.

(1.3). Cây hồ tiêu

– Mục tiêu

+ Đến năm 2020, thâm canh 16 nghìn ha hồ tiêu hiện có để tăng năng suất hồi tiêu lên 41,7 tạ/ha và sản lượng đạt 67,6 nghìn tấn. Trong đó, diện tích hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao khoảng 3 nghìn ha, sản lượng 13,5 nghìn tấn.

+ Đến năm 2030, mở rộng thêm khoảng 4 nghìn ha, nâng diện tích lên 20 nghìn ha, năng suất 44,3 tạ/ha và sản lượng 89,7 nghìn tấn (bảng 41).

– Giải pháp thực hiện

+ Bố trí diện trồng tiêu tiêu trên các vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu. Với các vườn tiêu già cỗi, sâu bệnh cần trồng tái canh. Trước khi trồng tái canh phải trồng cây họ đậu cải tạo đất trong 3 – 4 năm để cải tạo đất và cắt đứt các nguồn lây bệnh.

+ Về giống: chọn các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương như các giống tiêu Vĩnh Linh, Trung Lộc Ninh, Ấn Độ… Cây giống phải đảm bảo sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng làm giống, xử lý hom giống trước khi trồng.

Bảng 41. Bố trí sản xuất hồ tiêu đến năm 2020, định hướng đến 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 16.075 30,7 24.695 16.000 41,7 67.613 20.000 44,3 89.701,0
1 TP. BMT 523 22,0 680 600 33,2 1.992 900 36,7 3.303
2 Ea H’leo 2.794 25,4 4.752 2.800 36,5 10.220 3.500 40,0 14.000
3 Ea Súp 102 12,1 110 100 26,0 260 200 29,5 590
4 Krông Năng 2.270 60,0 3.989 1.800 68,3 12.294 2.000 71,8 14.360
5 Krông Búk 580 22,5 563 600 34,1 2.046 700 37,6 2.632
6 Buôn Đôn 859 25,2 748 900 36,3 3.267 1.000 39,8 3.980
7 Cư M’Gar 1.012 31,4 2.107 1.500 42,4 6.360 2.000 45,9 9.180
8 Ea Kar 1.821 43,8 4.190 1.800 53,7 9.666 2.000 57,2 11.440
9 M’Đrắk 286 24,7 249 300 35,8 1.074 500 39,3 1.965
10 Krông Pắc 373 18,0 349 400 30,0 1.200 700 33,5 2.345
11 Krông Bông 76 18,1 56 100 31,4 314 500 34,9 1.745
12 Krông Ana 485 27,9 538 500 38,9 1.945 700 42,4 2.968
13 Lăk 73 18,9 72 100 31,0 310 400 34,5 1.380
14 Cư Kuin 3.331 27,2 3.774 3.000 38,0 11.400 3.100 41,5 12.865
15 Buôn Hồ 1.490 24,1 2.518 1.500 35,1 5.265 1.800 38,6 6.948

+ Sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng các chế phẩm sinh học (MT1, SH1, EM, nấm đối kháng Trichoderma…) trong phòng trừ sâu bệnh. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và phải sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các vùng trồng tiêu như đầu tư hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, hệ thống trạm trại ươm giống tiêu sạch bệnh, khảo nghiệm, phục tráng giống…

+ Thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hồ tiêu: cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất, khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, các chính sách về đất đai, khuyến khích hình thành nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX sản xuất hồ tiêu…

+ Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu tại EaHleo công suất 6.000 tấn/năm được lắp đặt dây chuyền chế biến tiêu hiện đại (có xử lý tiêu bằng hơi nước) để cho ra sản phẩm tiêu trắng chất lượng cao và sản phẩm tiêu nghiền bột, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 20% năm 2014 lên 30% vào năm 2020. Đầu tư để nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu nghiền bột từ 15% năm 2014 lên 25% năm 2020.

(1.4). Cây sắn

– Mục tiêu: đến năm 2020 và 2030, bố trí diện tích sắn sắn phục vụ công nghiệp chế biến, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học và xuất khẩu khoảng 30 nghìn ha (giảm khoảng 700 ha so với năm 2014), sản lượng đạt 840,9 nghìn tấn năm 2020 và 1.050 nghìn tấn đến năm 2030.

Bảng 42. Bố trí sản xuất sắn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 30.732 191,2 587.464 30.000 280,3 840.857 30.000 350,0 1.050.857
1 TP. BMT 708 219,2 15.519 700 298,2 20.874 700 368,2 25.774
2 Ea H’leo 3.984 192,5 76.680 3.900 271,5 105.873 3.900 341,5 133.173
3 Ea Súp 4.425 155,4 68.756 4.300 254,5 109.435 4.300 324,5 139.535
4 Krông Năng 509 167,5 8.528 510 257,2 13.117 510 327,2 16.687
5 Krông Búk 953 152,8 14.562 950 240,8 22.876 950 310,8 29.526
6 Buôn Đôn 1.473 174,6 25.723 1.470 265,2 38.984 1.470 335,2 49.274
7 Cư M’Gar 760 193,1 14.673 760 285,3 21.683 760 355,3 27.003
8 Ea Kar 5.367 210,6 113.018 5.250 300,5 157.763 5.250 370,5 194.513
9 M’Đrắk 3.978 221,8 88.232 3.800 300,8 114.304 3.800 370,8 140.904
10 Krông Pắc 800 227,7 18.212 800 306,7 24.532 800 376,7 30.132
11 Krông Bông 5.362 187,4 100.473 5.200 285,4 148.408 5.200 355,4 184.808
12 Krông ANa 536 158,8 8.513 540 247,5 13.365 540 317,5 17.145
13 Lăk 1.667 186,2 31.035 1.600 275,6 44.096 1.600 345,6 55.296
14 Cư Kuin 111 182,8 2.029 120 261,8 3.142 120 331,8 3.982
15 Buôn Hồ 99 152,6 1.511 100 240,5 2.405 100 310,5 3.105

– Giải pháp thực hiện:

+ Sử dụng các giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao (năng suất trên 40 tấn/ha và hàm lượng tinh bột 30%) lên 80 – 90% (hiện nay 60%).

+ Thâm canh kết hợp các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất.

+ Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn (cồn, tinh bột sắn biến tính làm phụ liệu cho công nghiệp giấy, ni lon tự hủy, mỹ phẩm, chất độn giữ ẩm. Gia tăng giá trị từ 2 – 5 lần so với xuất khẩu sắn lát khô.

(2) Nhóm cây có tiềm năng

(2.1). Cây Ngô

– Mục tiêu: mở rộng diện tích gieo trồng ngô đến năm 2020 đạt 135 nghìn ha, sản lượng đạt 801,4 nghìn tấn. Trong đó, diện tích ngô ứng dụng CNC khoảng 46 nghìn ha, sản lượng 322 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2030 là 150 nghìn ha, sản lượng 983,7 nghìn tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu; duy trì diện tích sử dụng giống ngô lai ở mức trên 95% như hiện nay.

– Giải pháp thực hiện

+ Sử dụng các giống ngô lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn, có tưới tiết kiệm, khả năng chống hạn, chống chịu sâu bệnh tốt, đầu tư thâm canh cho năng suất cao và trồng được 2 vụ mỗi năm.

+ Liên kết với các đơn vị sản xuất giống để sản xuất hạt lai F1 tại địa phương để chủ động nguồn giống và giảm giá bán cho nông dân.

+ Áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô theo hướng bền vững, giảm chi phí sản xuất, chú trọng cả năng suất và chất lượng ngô; tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, bảo quản, dự trữ, lưu thông, giảm tổn thất sau thu hoạch còn dưới 10%.

+ Hỗ trợ nông dân, chủ trang trại sử dụng máy liên hợp thu ngô, bảo đảm tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch, tẽ hạt đạt 100% diện tích ngô ứng dụng CNC.

+ Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã và cơ sở dịch vụ tiếp cận các công nghệ sấy tiên tiến, giá rẻ nhưng thuận tiện sử dụng và hiệu quả để ngô hàng hóa không bị bị nấm nhiễm nấm Aspergillus sp.

Bảng 43. Bố trí sản xuất ngô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 122.285 55,9 671.400 135.000 60,4 801.411 150000 66,5 983.711
1 TP. BMT 3.643 55,6 20.245 4.000 60,0 24.011 4.500 66,6 29.983
2 Ea H’leo 14.124 47,0 66.383 15.000 50,8 76.140 16.000 56,3 90.150
3 Ea Súp 6.670 55,7 37.122 7.500 60,1 45.085 8.500 66,7 56.716
4 Krông Năng 9.274 54,2 50.290 10.500 58,6 61.497 11.000 65,0 71.512
5 Krông Búk 1.912 64,2 12.275 2.500 69,3 17.337 3.500 73,5 25.728
6 Buôn Đôn 7.389 50,3 37.142 8.500 54,3 46.148 9.500 60,3 57.250
7 Cư M’Gar 10.589 63,8 67.603 11.500 68,9 79.289 12.500 73,1 91.355
8 Ea Kar 15.754 58,7 92.408 16.500 63,4 104.532 17.500 70,3 123.063
9 M’Đrắk 8.084 57,2 46.269 9.000 61,8 55.637 10.000 68,6 68.619
10 Krông Pắc 14.135 55,4 78.272 15.000 59,8 89.716 16.000 66,4 106.223
11 Krông Bông 11.964 48,4 57.923 13.000 52,3 67.968 14.500 58,0 84.149
12 Krông ANa 2.843 56,9 16.188 3.500 61,5 21.520 4.500 68,2 30.711
13 Lăk 7.208 51,2 36.930 8.000 55,3 44.263 9.000 61,4 55.273
14 Cư Kuin 2.121 60,2 12.770 3.000 65,0 19.508 4.000 71,5 28.612
15 Buôn Hồ 6.575 60,2 39.580 7.500 65,0 48.762 9.000 71,5 64.366

(2.2). Cây điều

– Mục tiêu: đến năm 2020, ổn diện tích trồng điều khoảng 20,5 như hiện nay, năng suất tăng lên 14,7 tạ/ha để đạt sản lượng gần 30,1 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2030, mở rộng diện tích trồng điều lên 25,5 nghìn ha (tăng 5 nghìn ha so với năm 2020), năng suất 18,6 tạ/ha, sản lượng gần 35,4 nghìn tấn.

Giải pháp

+ Sử dụng giống điều có năng suất, chất lượng cao; thâm canh và có chính sách hỗ trợ nông dân tái canh các vườn điều đã già cỗi, năng suất thấp.

+ Đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40% dưới các dạng (hạt điều rang muối, bơ hạt điều, bánh kẹo nhân điều…); đồng thời tăng tỷ lệ tiêu thụ nội tiêu trong tương lai để tránh rủi ro do thị trường xuất khẩu có những biến động xấu, mặt khác sử dụng triệt để nhân điều bị vỡ do quá trình áp dụng cơ giới hóa thay thế lao động thủ công.

Bảng 44. Bố trí sản xuất điều đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 20.481 12,7 25.715 20.500 14,7 30.082 25.500 18,6 35.399
1 TP. BMT 512 16,9 809 500 17,2 860 500 18,4 918
2 Ea H’leo 5.929 13,8 8.179 5.900 16,2 9.558 6.000 15,0 8.998
3 Ea Súp 1.647 14,2 2.309 1.600 15,9 2.544 2.000 15,5 3.090
4 Krông Năng 125 15,5 194 130 16,5 215 150 16,9 253
5 Krông Búk 386 10,8 411 380 12,7 483 400 11,7 468
6 Buôn Đôn 717 14,3 1.028 700 15,5 1.085 1.150 15,6 1.792
7 Cư M’Gar 2.890 10,8 3.108 3.000 12,2 3.660 3.700 11,7 4.324
8 Ea Kar 3.288 13,2 4.318 3.300 15,0 4.950 4.400 14,3 6.301
9 Krông Pắc 640 11,4 697 650 12,8 832 1.400 12,4 1.736
10 Krông Bông 730 7,2 525 740 7,9 584 950 11,3 1.077
11 Krông ANa 1.810 12,6 2.174 1.800 15,2 2.736 1.900 13,7 2.604
12 Lăk 533 14,6 656 500 15,9 795 1.150 15,9 1.830
13 Cư Kuin 1.274 10,3 1.307 1.300 13,7 1.781 1.800 11,2 2.008

(2.3). Cây lúa

– Mục tiêu: duy trì 60 – 61 nghìn ha đất trồng lúa, đảm bảo diện tích gieo trồng 95 nghìn ha, sản lượng thóc đạt 607,6 nghìn tấn năm 2020 và 628,8 nghìn ha năm 2030. Tăng diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao từ 20 – 21% hiện nay lên 35 – 40% vào năm 2020. Bình quân lương thực đầu người đạt 719,8 kg năm 2020 và 743,5 kg năm 2030.

Bảng 45. Bố trí sản xuất lúa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha; sản lượng tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
  Toàn tỉnh 94.334 61,3 577.791 95.000 6,4 607.584 95.000 6,6 628.849
1 TP. BMT 3.013 65,8 19.824 3.050 68,7 20.963 3.050 71,1 21.696
2 Ea H’leo 1.285 43,0 5.524 1.330 44,9 5.976 1.330 46,5 6.186
3 Ea Súp 15.633 57,3 89.542 15.670 59,9 93.797 15.670 62,0 97.080
4 Krông Năng 2.564 63,3 16.221 2.600 66,1 17.188 2.600 68,4 17.789
5 Krông Búk 432 33,9 1.463 535 35,4 1.894 535 36,6 1.960
6 Buôn Đôn 2.604 52,4 13.648 2.650 54,8 14.516 2.650 56,7 15.024
7 Cư M’Gar 3.350 63,8 21.372 3.395 66,7 22.635 3.395 69,0 23.427
8 Ea Kar 12.212 70,7 86.306 12.250 73,9 90.466 12.250 76,4 93.633
9 M’Đrắk 3.845 57,9 22.277 3.890 60,5 23.553 3.890 62,7 24.377
10 Krông Pắc 12.986 73,6 95.597 13.000 76,9 99.999 13.000 79,6 103.499
11 Krông Bông 7.465 51,9 38.738 7.500 54,2 40.669 7.500 56,1 42.092
12 Krông ANa 11.347 64,0 72.647 11.390 66,9 76.200 11.390 69,2 78.867
13 Lăk 10.753 49,2 52.932 10.800 51,4 55.550 10.800 53,2 57.494
14 Cư Kuin 4.849 61,3 29.725 4.890 64,1 31.325 4.890 66,3 32.421
15 Buôn Hồ 1.996 60,0 11.975 2.050 62,7 12.854 2.050 64,9 13.303

– Giải pháp

+ Bảo vệ, quản lý, sử dụng hiệu quả đất lúa đã được quy hoạch nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh, vùng Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc và công khai đến từng xã, giao cho ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý.

+ Thâm canh tăng năng suất lúa, đưa tỷ lệ diện tích sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật từ 35% hiện nay lên 70 – 85% vào năm 2020; Áp dụng biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, tưới tiết kiệm… nâng cao hiệu quả sản xuất/ha canh tác lúa.

+ Ưu tiên quỹ đất có đủ điều kiện chủ động nguồn nước tưới tiêu để quy hoạch vùng lúa chất lượng cao để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Canh tác lúa đúng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ độ phì nhiêu của đất.

+ Áp dụng quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5 – 6%.

– Hỗ trợ nông dân vùng quy hoạch mua máy móc để chủ động khâu dịch vụ làm đất và cung ứng giống tốt.

– Khuyến cáo các chủ cơ sở xay sát, chế biến sử dụng những máy xay sát nhỏ, có công nghệ tốt để góp phần nâng cao chất lượng gạo.

(3). Nhóm cây đang có tiềm năng và lợi thế ở mức trung bình

(3.1). Cây đậu tương

Là cây trồng dễ làm, và có thị trường tiêu thụ thuận lợi, không đòi hỏi thâm canh cao, có tác dụng cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, năng suất đậu tương của tỉnh hiện còn thấp (năm 2014 năng suất bình quân mới đạt 13,8 tạ/ha, trong khi năng suất một số tỉnh trong vùng như ĐăkNông là 17,6 tạ/ha). Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đậu tương đạt 6.000 ha và năm 2030 khoảng 10 nghìn ha.

Tập trung đầu tư, thâm canh đưa giống mới khoảng 70 – 80% vào sản xuất kết hợp với áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp, phấn đấu đến năm 2020 đưa năng suất bình quân đạt 18 tạ/ha/vụ để có sản lượng 10,8 nghìn tấn; định hướng đến năm 2030 năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha/vụ, sản lượng 20 nghìn tấn.

Sản xuất đậu tương tập trung ở các huyện CưMgar, Buôn Đôn và EaSup.

(3.2). Lạc

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế khá, nhưng do năng suất lạc hiện nay ở Đắk Lắk thấp 13,5 tạ/ha (trong khi ĐăkNông là 21,6 tạ/ha) nên diện tích lạc khoảng 7,2 nghìn ha, sản lượng 9,8 nghìn tấn. Hướng phát triển sản xuất lạc: cần tập trung vào công tác tuyển chọn các giống lạc cho năng suất, phẩm chất tốt đầu tư thâm canh để bảo đảm năng suất và chất lượng lạc ổn định, đưa diện tích lạc sử dụng giống mới lên 75 – 85%.

Quy hoạch đến năm 2020 ổn định diện tích trồng lạc 10 nghìn ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 20 nghìn tấn; định hướng đến 2030 khoảng 15 nghìn ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 33 nghìn tấn. Vùng sản xuất lạc tập trung tại huyện EaHleo, CưMgar và Krông Păc.

(3.3). Mía

Duy trì diện tích mía đạt 17 – 18 nghìn ha, sản lượng mía 1350 – 1400 nghìn tấn đến năm 2020, đảm bảo vùng nguyên liệu cho các công ty Mía đường trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, đưa tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chữ đường cao từ 40 – 50% hiện nay lên 70 – 80% năm 2020 và 100% vào năm 2030. Diện tích mía tập trung tại các huyện MDrăk, Eakar, Buôn Ma Thuột và EaSup.

(3.4). Rau thực phẩm các loại

Dự kiến bố trí đến năm 2020 toàn tỉnh có 46,8 nghìn ha gieo trồng các loại rau quả thực phẩm, sản lượng 293,6 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2030 có 57,8 nghìn ha, sản lượng 433,8 nghìn tấn. Vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung ở các huyện EaKar, EaSup, Krông Păc, EaHleo, Krông Năng và vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao quy mô 1.000 ha

Một số giải pháp cho phát triển rau thực phẩm các loại:

– Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn, trên cơ sở đó nhân rộng ra toàn tỉnh. Hoàn thiện quy trình VietGAP phù hợp với điều kiện sản xuất rau ở Đắk Lắk.

– Hỗ trợ thành lập cửa hàng bán rau an toàn tại các chợ, siêu thị, khu dân cư. Thông tin, tuyên truyền giới thiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn chất lượng cao.

– Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất, chế biến rau an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa.

(3.5). Cây ăn quả

Đến năm 2020 và 2030 toàn tỉnh có 10 nghìn ha cây ăn quả, trong đó cây bơ 5 nghìn ha (3 nghìn ha sản xuất ứng dụng CNC), chiếm 50%, nhóm cây có múi chiếm 23,4%, nhãn chôm chôm 11%, chuối và cây ăn quả khác 15,6%.

Đầu tư cải tạo vườn tạp và phát triển cây ăn quả. Tuyển chọn, lưu giữ cây đầu dòng, sưu tầm các giống mới, phát triển giống tốt, chất lượng cao, sạch bệnh bằng công tiên tiến như nuôi cấy mô tế bào, ghép đỉnh sinh trưởng, giâm cành, tưới nhỏ giọt, tưới phun, lai tạo với giống có đặc tính di truyền tốt như chất lượng quả, trái thời vụ (chín sớm chín muộn), năng suất cao, kháng bệnh…

(3.6). Ca cao

Mặc dù cây ca cao có điểm hòa vốn thấp, nhưng trong những năm qua diện tích trong ca cao của toàn tỉnh tăng chậm, tổng diện tích đến năm 2014 chỉ đạt khoảng hơn 2,5 nghìn ha trồng thuần. Trên thực tế cây ca cao chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cây lâu năm khác như: cà phê, cao su, tiêu, đặc biệt là cây cà phê. Trong khi đó chi phí đầu tư cho cây cao cao hơn cà phê, cao su và tiêu, và cao hơn chi phí trồng và sản xuất ca cao của các nước nên từ nay đến năm 2020 ổn định diện tich ca cao khoảng 3 nghìn ha, sản lượng 5,6 nghìn tấn. Định hướng đến 2030 có thể tăng diện tích ca cao lên 5 nghìn ha, sản lượng 9 nghìn tấn. Ca cao trồng tập trung ở các huyện Eakar, Cưkuin, EaHleo.

3.5.2. Chăn nuôi

3.5.2.1. Định hướng phát triển chăn nuôi

– Tiếp tục phát triển mạnh sản xuất chăn nuôi, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các mô hình về chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung ở Buôn Ma Thuột, Krông Păc, EaKar ; nhân rộng nhanh ở các xã có điều kiện thuận lợi nhằm tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước. Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa. Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hoá tập trung theo phương thức công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa.

– Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi.

– Giai đoạn 2016 – 2020 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 7%/năm.

– Giai đoạn 2021 – 2030 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6%/năm.

– Định hướng giai đoạn 2021 – 2030 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 5%/năm.

– Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 24% vào năm 2020 và 25% vào năm 2030.

– Phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt 186,2 nghìn tấn vào năm 2020 (trong đó thịt lợn 129,6 nghìn tấn), khoảng 218,1 nghìn tấn vào năm 2030 (trong đó thịt lợn 144 nghin tấn).

– Tăng quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp đạt 25- 30% tổng giá trị sản lượng chăn nuôi năm 2020, đạt 45 – 50% vào năm 2030.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: số hộ chăn nuôi gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải đạt trên 60% năm 2016 và 100% năm 2020.

3.5.2.2. Định hướng phát triển chăn nuôi

(1) Nhóm có lợi thế cạnh tranh và còn dư địa tăng giá trị gia tăng lớn

1.1. Ong

Mục tiêu

+ Phát triển thành ngành công nghiệp nuôi ong đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

+ Mở rộng quy mô ong từ 182 nghìn đàn năm 2014 lên 235 nghìn đàn năm 2020 và sản lượng mật đạt 10,5 nghìn tấn. Định hướng đến năm 2030 nâng quy mô nuôi ong lên 300 nghìn đàn sản lượng 15 nghìn tấn.

+ 90% sản lượng mật ong và sản phẩm từ ong dành cho xuất khẩu.

Giải pháp

+ Lựa chọn giống ong và phương thức quản lý đàn ong.

+ Áp dụng quy trình nuôi ong khép kín đảm bảo sản phẩm sạch không chứa chất carbenzamin (thuốc trừ nấm).

+ Đổi mới công nghệ tinh lọc để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

+ Xây dựng thương hiệu “Mật ong Đắk Lắk” cho sản phẩm mật ong để nâng cao tính cạnh tranh cho ong Đắk Lắk cũng như tăng giá trị sản phẩm ở thị trường trong nước và trên thị trường thế giới.

-+Đa dạng hóa các sản phẩm từ ong: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

(1.2). Bò sữa

Mục tiêu

+ Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Đắk Lắk trở thành một ngành hàng quan trọng, có lợi thế cạnh tranh góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.

+ Phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2020, đàn bò sữa đạt 72 nghìn con, sản lượng sữa 194,4 nghìn tấn và đến năm 2030 khoảng 100 nghìn con, sản lượng 292,5 nghìn tấn tại huyện EaSup do Công ty CP TH True Milk và Cty CP Hoàng Anh ĐăkLắk đầu tư; chất lượng đàn bò sữa được cải thiện.

+ Năng suất sữa/bò của một chu kỳ khai thác sữa năm 2020 đạt 6 tấn sữa/bò/chu kỳ.

+ 100% sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ 100% cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn cơ sở chăn nuôi an toàn.

+ 90% sữa được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Giải pháp

+ Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chăn nuôi bò sữa (bao gồm khu chăn nuôi, khu xử lý chất thải và trồng cỏ), khu trồng cây thức ăn.

+ Hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý khu chăn nuôi tập trung và quy định điều kiện được chăn nuôi trong khu chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung.

+ Đào tạo người chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp có kỹ năng về: sử dụng thức ăn phối trộn thức ăn; chế biến thức ăn; chăm sóc bò; trồng, chăm sóc cỏ; phòng trừ dịch bệnh; vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP; quản trị cơ sở chăn nuôi; hộ, trang trại…

+ Hỗ trợ xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa an toàn và quản trị tốt

+ Hỗ trợ phát triển HTX nuôi bò sữa và liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm.

+ Phát triển thương hiệu và thị trường tiêu thụ sữa.

+ Hỗ trợ và chuyển giao TBKT chăn nuôi bò sữa

+ Xây dựng chính sách bảo hiểm cho chăn nuôi bò sữa: hỗ trợ phí bảo hiểm bò sữa (ngân sách 50%, người dân đóng góp 50%).

(2) Nhóm có tiềm năng

2.1. Bò thịt

Mục tiêu

+ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò thịt. Phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương, kết hợp với trồng cỏ với chăn thả tự nhiên để phát triển đàn bò lai lấy thịt theo hướng tập trung.

+ Đến năm 2020, tổng đàn bò đạt 281nghìn con, sản lượng 30,9 nghìn tấn. Trong đó, bò chuyên thịt 70 nghìn con; sản lượng thịt đạt 16,8 nghìn tấn.Năm 2030, đàn bò đạt 380 nghìn con, sản lượng 42,6 nghìn tấn. Trong đó bò chuyên thịt với các giống chuyên thịt chất lượng cao khoảng 120 nghìn con, sản lượng 30 nghìn tấn. Vùng chăn nuôi bò chuyên thịt: tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt ở các huyện EaSup, EaKar và EaHleo.

  1. b) Giải pháp

+ Hỗ trợ tinh giống thông qua thụ tinh nhân tạo các giống bò nhập ngoại: Limoucine, Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue Belge (BBB) trên đàn bò cái nền lai Sind, Brahman.

+ Thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo thâm canh phù hợp với địa phương.

+ Mở rộng mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản có hiệu quả để chuyển giao vào sản xuất;

+ Bố trí diện tích trồng cỏ, kết hợp chăn thả tự nhiên và chế biến các phụ phẩm trồng trọt như ngô, lạc, đậu tương, rơm để đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho bò.

+ Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 46. Bố trí đàn bò đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: con, tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi
  Toàn tỉnh 180.807 8.547 281.000 30.910 380.000 51.300
1 TP. BMT 8.083 407 8.100 891 8.100 1.094
2 Ea H’leo 7.662 381 13.600 1.496 18.450 2.491
3 Ea Súp 14.243 207 23.900 2.629 32.330 4.365
4 Krông Năng 5.700 145 9.000 990 12.350 1.667
5 Krông Búk 2.831 177 4.000 440 5.560 751
6 Buôn Đôn 12.043 485 21.000 2.310 28.440 3.839
7 Cư M’Gar 12.615 483 18.000 1.980 24.550 3.314
8 Ea Kar 16.154 1716 29.700 3.267 40.290 5.439
9 M’Đrắk 13.585 592 31.500 3.465 42.680 5.762
10 Krông Pắc 23.556 1820 26.000 2.860 35.090 4.737
11 Krông Bông 22.265 793 33.000 3.630 45.870 6.192
12 Krông ANa 7.910 525 7.000 770 9.980 1.347
13 Lăk 16.898 419 34.200 3.762 48.300 6.521
14 Cư Kuin 8.951 358 13.000 1.430 18.630 2.515
15 Buôn Hồ 8.311 39 9.000 990 9.380 1.266

Bảng 47. Bố trí đàn bò chuyên thịt đến năm 2020, định hướng đến 2030

Đơn vị: con, tấn

STT Hạng mục 2020 2030
Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi
  Toàn tỉnh 70.000 16.800 120.000 30.000
1 TP. BMT 2.500 600 3.000 750
2 Ea H’leo 3.500 840 5.600 1.400
3 Ea Súp 5.100 1.224 8.000 2.000
4 Krông Năng 2.400 576 3.200 800
5 Krông Búk 1.000 240 1.600 400
6 Buôn Đôn 4.800 1.152 7.200 1.800
7 Cư M’Gar 4.700 1.128 7.600 1.900
8 Ea Kar 7.600 1.824 13.600 3.400
9 M’Đrắk 8.000 1.920 14.300 3.575
10 Krông Pắc 6.500 1.560 11.800 2.950
11 Krông Bông 8.500 2.040 15.400 3.850
12 Krông ANa 1.800 432 3.300 825
13 Lăk 8.800 2.112 16.100 4.025
14 Cư Kuin 3.200 768 6.200 1.550
15 Buôn Hồ 1.600 384 3.100 775

(2.2) Lợn

Mục tiêu

+ Chuyển dịch mạnh phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ sang chăn nuôi tập trung công nghiệp, đến năm 2020 chăn nuôi lợn tập trung chiếm 25 – 30% tổng sản lượng thịt và từ 50% trở lên vào năm 2030.

+ Đổi mới cơ cấu giống theo hướng tăng tỷ lệ giống lợn ngoại và lợn lai, phấn đấu lợn thịt lai 3/4 máu ngoại đạt 70% vào năm 2020 và từ 85% trở lên vào năm 2030.

+ Đến năm 2020 tổng đàn lợn đạt 1.080 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 129,6 nghìn tấn; năm 2030 đạt 1.200 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 144 nghìn tấn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng kiểm soát dịch bệnh nhất là những bệnh nguy hiểm, khống chế được bệnh bệnh đàn lợn như: tai xanh, bệnh lở mồm long móng, bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn…. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bảng 48. Bố trí đàn lợn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: con, tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi
  Toàn tỉnh 724.992 112.473 1.080.000 129.600 1.200.000 144.000
1 TP. BMT 105.891,0 13.762,0 135.490 16.259 150.500 18.060
2 Ea H’leo 27.971,0 3.949,0 50.540 6.065 56.300 6.756
3 Ea Súp 18.483,0 1.422,0 25.800 3.096 28.600 3.432
4 Krông Năng 34.933,0 8.009,0 33.920 4.070 37.700 4.524
5 Krông Búk 16.160,0 1.372,0 15.780 1.894 17.500 2.100
6 Buôn Đôn 22.978,0 2.011,0 61.730 7.408 68.600 8.232
7 Cư M’Gar 40.897,0 7.573,0 113.940 13.673 126.600 15.192
8 Ea Kar 115.751,0 24.555,0 120.300 14.436 130.000 15.600
9 M’Đrắk 25.323,0 5.175,0 61.980 7.438 73.000 8.760
10 Krông Pắc 154.387,0 24.383,0 224.050 26.886 249.000 29.880
11 Krông Bông 39.905,0 5.336,0 58.960 7.075 65.000 7.800
12 Krông ANa 23.241,0 1.901,0 34.450 4.134 38.200 4.584
13 Lăk 46.008,0 3.991,0 63.770 7.652 70.800 8.496
14 Cư Kuin 38.080,0 6.698,0 45.330 5.440 50.400 6.048
15 Buôn Hồ 14.984,0 2.336,0 33.960 4.075 37.800 4.536

Giải pháp

+ Quy hoạch, phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, chăn nuôi theo quy mô trang trại.

+ Quy hoạch, bố trí đất chăn nuôi cho các vùng chăn nuôi trọng điểm và xã chăn nuôi trọng điểm ở các huyện

+ Thu hút doanh nghiệp, liên kết đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

+ Phát triển cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và xây dựng chuỗi giá trị cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch, tiêu thụ tại thành phố.

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết tổ chức sản xuất, giữa các hộ chăn nuôi và giữa doanh nghiệp với tổ chức của người chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh theo chuỗi giá trị sản phẩm sạch.

+ Hỗ trợ vốn vay, tinh giống, miễn giảm tiền thuê đất cho trang trại, đào tạo nâng cao năng lực chủ trang trại, hỗ trợ áp dụng thực hành chăn nuôi tốt,…

+ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng cơ sở giống ông, bà cung cấp giống bố, mẹ; hỗ trợ trang trại nuôi lợn bố, mẹ và cung cấp tinh giống lợn ngoại cao sản.

– Hỗ trợ phát triển các HTX chăn nuôi lợn: mua chung vật tư đầu vào, thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất chung và bán chung sản phẩm (một con – một quy trình – một hoặc nhiều sản phẩm).

+ Đào tạo kỹ năng quản trị, lập kế hoạch cho chủ trang trại, HTX và ý thức phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho người chăn nuôi.

+ Hỗ trợ một phần chi phí bảo hiểm cho cơ sở chăn nuôi an toàn.

(2.3). Gia cầm

Mục tiêu phát triển

+ Chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và công nghệ cao; nghiên cứu phát triển ở quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý môi trường. Khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.

+ Sản lượng thịt, trứng từ các trang trại chăn nuôi tập trung chiếm 30% năm 2020 và trên 50% sản lượng thịt, trứng gia cầm của tỉnh năm 2030.

+ Tổng đàn gia cầm có 11 triệu con, sản lượng thịt 31,9 nghìn tấn năm 2020 và năm 2030 đạt 13 triệu con, sản lượng 37,7 nghìn tấn. Sản lượng trứng năm 2020 đạt 322,1 triệu quả, năm 2030 đạt 462 triệu quả.

Giải pháp

+ Hỗ trợ vắc-xin cúm gia cầm, phun khử trùng tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi để kiểm soát vệ sinh thú y.

+ Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt và được cấp chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn.

+ Đào tạo nghề cho người chăn nuôi quy mô lớn, chủ trang trại.

+ Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, nhân giống tư nhân để sản xuất đủ giống cho chăn nuôi trang trại và nông hộ (nhất là các giống gà lông màu thả vườn).

Bảng 49. Bố trí đàn gia cầm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị: con, tấn

STT Hạng mục 2014 2020 2030
Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi Số lượng SL thịt hơi
  Toàn tỉnh 9.596.070 27.400.000 11.000.000 31.900.000 13.000.000 37.700.000
1 TP. BMT 1.376.109 3.930.167 1.549.000 4.492.100 1.673.600 4.853.440
2 Ea H’leo 366.509 1.046.750 423.000 1.226.700 313.700 909.730
3 Ea Súp 118.457 338.313 136.000 394.400 401.500 1.164.350
4 Krông Năng 421.000 1.202.376 486.000 1.409.400 680.500 1.973.450
5 Krông Búk 174.369 497.998 201.000 582.900 273.200 792.280
6 Buôn Đôn 329.989 942.449 381.000 1.104.900 411.300 1.192.770
7 Cư M’Gar 544.500 1.555.092 629.000 1.824.100 1.018.600 2.953.940
8 Ea Kar 2.097.631 5.990.834 2.400.000 6.960.000 2.747.500 7.967.750
9 M’Đrắk 322.287 920.452 372.000 1.078.800 441.600 1.280.640
10 Krông Pắc 1.572.478 4.484.621 1.800.000 5.220.000 1.772.700 5.140.830
11 Krông Bông 243.560 695.607 281.000 814.900 471.500 1.367.350
12 Krông ANa 491.980 1.405.095 568.000 1.647.200 693.200 2.010.280
13 Lăk 628.407 1.794.730 725.000 2.102.500 465.700 1.350.530
14 Cư Kuin 576.698 1.647.049 666.000 1.931.400 814.600 2.362.340
15 Buôn Hồ 332.096 948.466 383.000 1.110.700 820.800 2.380.320

(2.4) Trâu

Do nhu cầu sức kéo từ đàn trâu giảm dần, khả năng sinh sản của trâu chậm; điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi trâu của tỉnh có nhiều hạn chế nên đàn trâu của tỉnh liên tục giảm trong những năm qua. Tuy nhiên, thịt trâu hiện đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích và được coi là một loại thực phẩm sạch.

Để cung cấp nhu cầu tiêu thụ thịt trâu của nhân dân trong tỉnh; căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi và khả năng phát triển chăn nuôi trâu của các huyện/thị trong tỉnh, đến năm 2020 và 2030, ổn định đàn trâu khoảng 38,5 nghìn con, sản lượng thịt hơi trên 2,6 nghìn tấn.

(2.5) Chăn nuôi khác

Xây dựng các mô hình con nuôi đặc sản như nuôi thỏ, dế,…gắn với mô hình trang trại. Đây là mô hình chăn nuôi có hiệu quả cần được nhân rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhà hàng, khách sạn, khách du lịch, tăng thu nhập cho người lao động. Đưa số lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi khác 2016 – 2020 gấp 3 – 5 lần hiện nay.

3.5.3. Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

3.5.3.1. Định hướng phát triển

– Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

– Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

– Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định; đổi mới công nghệ chế biến gỗ theo hướng hiện đại, ưu tiên sử dụng gỗ rừng trồng; cơ cấu lại sản phẩm theo hướng ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm phù hợp với thị trường và nâng cao giá trị gia tăng.

– Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.5.3.2. Mục tiêu

– Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới với cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp ổn định đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 khoảng 569.948 ha, chiếm khoảng 43,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với chính sách đồng quản lý rừng.

– Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển rừng, phấn đấu đưa độ che phủ rừng hiện nay từ 38,7% lên 40,4% vào năm 2020 và 42,1% vào năm 2030.

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thời kỳ 2016 – 2030 đạt 8%, trong đó giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6%/năm và giai đoạn 2021 – 2030 đạt 10%/năm.

– Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất phát triển rừng, trồng cao su trên đất lâm nghiệp, rà soát quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản của tỉnh theo hướng tinh chế, hiện đại, đưa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành, tạo công ăn việc làm, nâng giá trị sản phẩm lâm nghiệp, tăng thu nhập ổn định cho người làm nghề rừng và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Bảng 50. Bố trí diện tích rừng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TT Chỉ tiêu 2014 2020 2030
1 Tổng diện tích có rừng (ha) 507.489,0 539.633,3 592.643,6
– Diện tích rừng đặc dụng 215.497,9 223.879,7 229.718,8
– Diện tích rừng phòng hộ 72.777,0 76.172,7 79.927,0
– Diện tích rừng sản xuất 219.232,1 239.580,9 282.997,8
2 Độ che phủ rừng (%) 38,7% 41,1% 45,2%

3.5.3.3. Giải pháp tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

– Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hàng

năm thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch từ tỉnh đến huyện, xã. Rà soát điều chỉnh các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển rừng sản xuất.

– Sắp xếp, đổi mới các Công ty lâm nghiệp như sau:

+ Tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển hình thức Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và một số hoạt động kinh doanh khác đối với 06 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Krông Bông, M’Đrắk, Ea Kar, Buôn Wing, Chư Phả, Ea Wy.

+ Chuyển đổi mô hình Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lắk sang hình thức Ban quản lý rừng phòng hộ.

+ Thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với 08 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Chư Ma Lanh, Rừng Xanh, Ya Lốp, Ea H’Mơ, Thuần Mẫn, Ea H’leo, Phước An và Buôn Ja Wầm nhằm gắn kết phát triển vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông lâm sản và thị trường đem lại sản phẩm có giá trị cao.

– Đầu tư ngân sách cho bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới và trồng nâng cấp rừng phòng hộ, đặc dụng theo hướng bền vững; khuyến khích, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng sản xuất, trồng cao su trên đất lâm gnhiệp theo hướng thâm canh, kinh doanh tổng hợp tạo thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ.

– Tổ chức lại mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản theo quy hoạch. Chuyển hướng từ chế biến thô sang chế biến tinh, sâu, sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng là chính, đưa công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

– Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, đầu ra của các cơ sở chế biến, coi đây là giải pháp trọng tâm trước mắt và phải duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, khuyến lâm và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện đề án tái cơ cấu.

– Huy động các nguồn lực trong nước và các tổ chức quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên bảo vệ, phát triển rừng.

3.5.4. Tái cơ cấu ngànhthủy sản

3.5.4.1. Định hướng phát triển

– Phát triển NTTS trên cơ sở quy hoạch thủy sản đã được phê duyệt, đảm bảo lợi ích giữa các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo làm thay đổi cuộc sống của ngư dân.

– Các đối tượng nuôi cần được ưu tiên phát triển là cá rô phi đơn tính, cá nước lạnh, cá truyền thống và các lọai thủy sản có giá trị cao khác. Về hình thức nuôi, cần mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Về địa bàn, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế của từng vùng.

– Đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản để cung ứng đủ giống thủy sản cho nhu cầu nuôi của tỉnh. Đến năm 2020, cung cấp 100% giống thủy sản thương phẩm cho nhu cầu nuôi; 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực đạt chất lượng cao, sạch bệnh bảo đảm sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững…

3.5.4.2. Mục tiêu

– Tập trung nguồn lực phát triển nuôi những đối tượng có hiệu quả kinh tế. Đầu tư hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn.

– Khai thác tối đa diện tích tiềm năng mặt nước ao hồ nhỏ để NTTS.

– Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, dần dần hình thành các trại sản xuất giống ở các khu sinh thái đặc hữu nhằm cung cấp cho phát triển nuôi ở trên các hồ chứa lớn.

– Từ nay đến năm 2020, tiếp tục phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống, cá rô phi, cá nước lạnh và các loài thủy sản khác.

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản cả giai đoạn 2016 – 2030 đạt 4,6%, trong đó giai đoạn 2011 – 2016 đạt 5% và giai đoạn 2021 – 2020 đạt 545%. Thủy sản chiếm 1,3% năm 2020 và 1,4% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

– Đến năm 2020 và 2030, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 14.650 ha, trong đó diện tích ao hồ nhỏ khoảng 3.768 ha, ruộng trũng 135 ha và diện tích hồ chứa, sông nuôi trồng thủy sản kết hợp khoảng 10.747 ha.

– Nuôi cá rô phi theo hướng nuôi thâm canh và nuôi xen canh ở trong ao đầm nước ngọt. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích là 1.070 ha, sản lượng 8.240 tấn, năm 2030 diện tích là 2.000 ha, sản lượng 19.000 tấn.

– Nuôi cá nước lạnh tại xã Cư Drăm, huyện Krông Bông là 3 ha và 408 lồng năm 2020. Tổng sản lượng nuôi cá nước lạnh đến năm 2020 là 622 tấn, trong đó, sản lượng nuôi lồng là 586 tấn và 36 tấn nuôi ao. Định hướng đến năm 2030 mở rộng đối tượng nuôi lồng lên 500 lồng, sản lượng cá nước lạnh khoảng 750 tấn.

(1). Cá thịt

– Phát triển nuôi cá thịt theo hướng thâm canh và bán thâm canh, tăng năng

suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả và có giá trị gia tăng cao.

– 100% sản phẩm được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– 100% người sản xuất được trang bị kỹ thuật nuôi cá thâm canh.

– Tổ chức sản xuất cá giống theo HTX, tổ nhóm sản xuất, hình thành các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

(2) Cá giống

– Phát triển ngành giống thủy sản thành ngành hàng sản xuất hàng hóa, có uy tín, chất lượng, giá trị gia tăng cao theo hướng bền vững.

– Quy hoạch vùng sản xuất cá giống tập trung

– Ổn định số lượng 8 cơ sở sản xuất

– Quy mô sản xuất các giống ổn định đạt mức trung bình 2,6 tỷ con/ năm đáp ứng thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc.

– Quản lý tốt dịch bệnh trên cá giống.

– 100% sản phẩm cá giống được chứng nhận chất lượng và có thương hiệu.

3.5.4.3. Giải pháp

– Rà soát và quy hoạch vùng sản xuất thủy sản tập trung liên vùng.

– Hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho cá thịt.

– Hỗ trợ phát triển các tổ nhóm, HTX người nuôi cá.

– Tổ chức tập huấn quy trình nuôi cá thâm canh theo quy trình VietGAP cho các hộ.

– Tổ chức sản xuất các giống theo HTX, tổ nhóm sản xuất, hình thành các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

– Tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên về kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh cho các giống.

– Đào tạo nông dân chuyên nghiệp sản xuất cá giống.

– Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu cá giống, phát triển thị trường cho các sản phẩm cá giống.

3.6. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

  1. Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
  2. Dự án phát triển vùng cà phê, hồ tiêu, bơ, ngô, rau, ứng dụng công nghệ cao.
  3. Dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà phê

khép kín kết hợp du lịch sinh thái.

  1. Dự án ứng dụng công nghệ lên men nhanh và sản xuất cồn xử lý môi trường trong chế biến cà phê theo phương pháp ướt.
  2. Dự án phát triển vùng chăn nuôi ứng dụng dụng công nghệ cao.
  3. Dự án phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả bền vững.
  4. Dự án phát triển và quản lý rừng bền vững;
  5. Dự án phát triển thuỷ lợi đa mục tiêu phục vụ tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

(Các dự án ưu tiên đầu tư sẽ được cụ thể tùy thuộc vào từng lĩnh vực và từng giai đoạn phát triển).

PHẦN THỨ TƯ

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CƠ BẢN

  1. Giải pháp về đất đai

– Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đô thị, công nghiệp đề xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và lộ trình thực hiện theo 6 ngành hàng nông nghiệp chủ lực (cà phê, hồ tiêu, cao su, ong mật, bò sữa và bò thịt).

– Ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt để thu hút doanh nghiệp thuê đất lâu dài của hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ người dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để tạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Đảm bảo quỹ đất ổn định để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

– Khuyến khích, hỗ trợ tích tụ ruộng đất cho người sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. Hỗ trợ thực hiện dồn thửa đổi ruộng ở các địa bàn phù hợp: dân tự nguyện và có kế hoạch tổ chức tốt.

– Chuyển đổi một số đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang đất nông nghiệp khác để chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư theo quy hoạch. Sử dụng linh hoạt đất lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường.

  1. Đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp

– Đào tạo nông dân chuyên nghiệp, có trình độ về tổ chức sản xuất và thị trường.

– Đào tạo, nâng cao năng lực chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô lớn: chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất nông nghiệp về kỹ thuật, kỹ năng quản trị sản xuất (tài chính, lao động, canh tác,…).

– Tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng cho các tác nhân ngành hàng nông sản: Thương lái, thu gom, chế biến về chính sách, pháp luật…

– Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; các hộ nghề; các cơ sở kinh doanh; các doanh nghiệp.

– Hỗ trợ đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

– Có chính sách khuyến khích sử dụng lao động chuyên môn hóa, lao động được đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực NLTS. Gắn việc nhận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với việc sử dụng lao động được đào tạo. Lao động nông nghiệp chuyên môn hóa như là một tiêu chí của các trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất an toàn, nhận sự hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, tiếp cận dịch vụ tín dụng,…

  1. Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp

Đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nhằm đưa quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đổi mới tổ chức sản xuất phải phù hợp với tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Trọng tâm của đổi mới tổ chức sản xuất là:

– Chuyển đổi toàn diện HTX theo Luật HTX năm 2012. Xoá bỏ các HTX hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ. Thành lập mới các tổ hợp tác, các HTX chuyên ngành (HTX kiểu mới) làm đầu mối, đại diện nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

– Phát triển mạnh trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp ở nông thôn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

– Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp. Trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tầu, định hướng cho nông dân và HTX về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; HTX, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp.

– Phát triển mạnh mô hình thuê gom, tập trung, tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa tập trung. Thí điểm mô hình nông dân góp vốn cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.

– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để củng cố và phát triển kinh tế tập thể (HTX, tổ hợp tác, trang trại).

  1. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN và cơ giới hóa

Xây dựng bộ giống cây trồng, con nuôi chủ lực đặc trưng của tỉnh có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với BĐKH cho 5 sản phẩm chủ lực. Cùng với bộ giống hiện có, hàng năm tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn thêm các giống mới có nhiều ưu việt để thay thế các giống cũ.

– Đa dạng hóa các loại máy làm đất để nâng cao năng suất, tiến độ và chất lượng. Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển cơ giới hóa khâu gieo trồng và thu hoạch, phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa.

– Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

+ Trồng trọt: Mở rộng áp dụng trồng cà phê bằng tưới tiết kiệm,….

+ Chăn nuôi: Áp dụng công nghệ chăn nuôi chuồng kín, chăn nuôi không mùi, công nghệ sản xuất thịt sạch, trứng sạch, công nghệ sử lý chất thải…

+ Thủy sản: Áp dụng quy trình nuôi tập trung thâm canh và bán thâm canh

– Tăng cường ứng dụng VietGAP, GlobalGAP… và các chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

– Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương, có cơ chế ưu đãi mời, gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trước mắt thành lập 1 khu NN ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh, hoàn thành thủ tục công nhận và đầu tư phát triển vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao quy mô 28 ngàn ha theo Quyết định số 575QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

  1. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến TĂCN, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thị trường

– Hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cho một số Trung tâm, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng, con nuôi chủ lực của tỉnh để có đủ năng lực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của Tỉnh và các tỉnh trong vùng.

– Rà soát các khu, cụm, điểm công nghiệp của tỉnh, tạo mặt bằng, khuyến khích, hỗ trợ và mời gọi doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

– Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho các nông sản đặc trưng, chủ lực của tỉnh (cà phê, hồ tiêu, cao su, mật ong, bò sữa, bò thịt) gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi.

– Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức; tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực có chất lượng cao trên Website của tỉnh, của ngành, của doanh nghiệp; thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về thị trường nông sản.

– Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Thành lập Hiệp hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi nông dân và thành viên, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

– Tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng hiệu quả kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản.

  1. Thu hút đầu tư tư nhân

– Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp:

+ Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ thực hiện quy hoạch.

+ Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp theo quy định Chính phủ. Ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù của tỉnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu. Ưu đãi đặc biệt là doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nông dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm.

– Ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt các DN đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, sạch.

– Ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư vào kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (chế biến nông sản, thương mại nông sản).

  1. Tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp

– Tăng đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn: 5 năm gấp đôi ngân sách tỉnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng đều hàng năm.

– Hỗ trợ theo chuỗi giá trị liên kết. Ưu tiên hỗ trợ các chuỗi ngành hàng có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

– Tập trung đầu tư hỗ trợ các ngành hàng chủ lực, các vùng sản xuất trọng điểm, các cơ sở sản xuất an toàn.

– Ưu tiên đầu tư cho 06 ngành hàng chủ lực: đường giao thông, điện, khu sản xuất tập trung, kênh mương, xử lý chất thải,…

– Ưu tiên đầu tư vào việc tăng chất lượng giống, công nghệ sạch, công nghệ mới, bảo vệ môi trường, nâng cao kỹ năng người sản xuất.

– Mở rộng đối tượng tiếp cận hỗ trợ nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ cho khu vực tư nhân (doanh nghiệp, trang trại, HTX,…).

  1. Đổi mới cung cấp dịch vụ công

– Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp ở cả 3 cấp; đổi mới mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ công đối với các đơn vị sự nghiệp.

– Nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp cơ sở (xã, thôn). Nghiên cứu tổ chức lại bộ máy hỗ trợ phát triển nông nghiệp cấp xã (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y,..).

– Xã hội hóa dịch vụ công nông nghiệp: giao một số, một phần dịch vụ công nông nghiệp cho HTX, tư nhân như dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất, khuyến nông,…

– Ưu tiên cung cấp dịch vụ công cho các ngành hàng chủ lực, vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm.

– Nhà nước tập trung vào dịch vụ công: phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, phòng chống rủi ro, bảo vệ môi trường…để hỗ trợ doanh nghiệp

– Tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KHCN cho sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa, chất lượng VSATTP.

– Đánh giá chất lượng dịch vụ công dựa trên phản hồi của người sử dụng dịch vụ.

– Hỗ trợ dịch vụ công cho lao động: tư vấn pháp lý, thông tin, bảo hiểm…

  1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

– Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân và chính quyền cấp xã tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của nhà nước như: Luật đất đai sửa đổi năm 2013; Luật HTX năm 2012; Nghị định 41 về tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 42 về chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; Nghị định 210 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 68 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định 62 của Thủ tướng về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Quyết định 1956 của Thủ tướng phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

– Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh về xây dựng NTM và hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp.

– Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp nông nghiệp và phát triển các HTX chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến tiêu thụ nông sản); khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân tổ chức và tiêu thụ nông sản theo chuỗi; chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê đất ổn định lâu dài để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất.

  1. Nhóm giải pháp về vốn và huy động vốn đầu tư

Ưu tiên nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết đầu tư tập trung vào những vùng sản xuất hàng hoá, những chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản trọng điểm. Vốn đầu tư cần tập trung vào khâu sản xuất giống cây trồng (lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau an toàn, hoa cây cảnh), giống vật nuôi (lợn hướng nạc, giống bò thịt, gia cầm siêu thịt, siêu trứng), giống thuỷ hải sản và các giống thuỷ đặc sản khác.

10.1. Tổng vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư

Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 -2030 khoảng 18.700 tỷ đồng (không tính vốn đầu tư cho thủy lợi, chỉ tính vốn đầu tư cho giao thông nội đồng và cho chế biến), chiếm 5% trong cơ cấu vốn

đầu tư phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, trong đó:

– Giai đoạn 2016 – 2020: 13.150 tỷ đồng

+ Nhà nước: 2.819 tỷ đồng (chiếm 21,4%)

+ Dân đóng góp: 2.650 tỷ đồng (20,2%

+ Vốn vay, vốn đầu tư của các doanh nghiệp: 7.581 tỷ đồng (chiếm 55,4%)

– Giai đoạn 2021 – 2030: 5.550 tỷ đồng

10.2. Huy động nguồn vốn đầu tư

Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển, gồm vốn đầu tư trong nước: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,…(trong đó vốn ngân sách bố trí theo thực tế khả năng của tỉnh); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ODA, FDI, viện trợ không hoàn lại, các tổ chức phi chính phủ,…).

10.2.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn tích luỹ từ GDP)

Muốn đảm bảo nguồn vốn này, cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ưu tiên đầu tư cho thủy lợi, sản xuất giống, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao…

10.2.2. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư

– Vốn doanh nghiệp:

Được đầu tư cho các trang trại, khu sản xuất tập trung, sản xuất giống, chế biến nông sản. Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội.

Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các doanh nghiệp nông nghiệp với các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất – nhập khẩu.

Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Tỉnh cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Ngoài ra, cần có 2 tác động hỗ trợ các doanh nghiệp là: hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư.

Vốn từ các thành phần tư nhân và hộ gia đình:

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Tăng thu nhập là giải pháp tích cực và chủ động để tăng tỷ lệ hộ có khả năng tiết kiệm đầu tư. Vì vậy đối với các hộ gia đình cần:

Khuyến khích các hộ làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương trong phát triển trang trại, hình thành khu chăn nuôi tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha đất nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình sang sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại.

Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ mua giống mới năng xuất cao, phẩm chất tốt. Cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.

Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để dành) thông qua việc động viên bằng nhiều hình thức hấp dẫn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng giá trị… vào ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

10.2.3. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển

Nguồn vốn này tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa.

10.2.4. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

– Đối với nguồn vốn FDI:

Tỉnh tiếp tục hoàn thiện và ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư riêng cho tỉnh, trong khuôn khổ Luật đầu tư Nhà nước đã được ban hành. Rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh như: các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

– Đối với nguồn ODA và NGOs:

Tích cực gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của người dân của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là các lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế và các tổ chức NGO dễ chấp nhận tài trợ ODA. Trước mắt ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các dự án về thủy lợi: các dự án về hoàn chỉnh hệ thống tiêu úng, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp ổn định, xử lý rác thải, chất thải khu chăn nuôi, bảo vệ môi trường, xây dựng trường đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp,…

  1. Giải pháp bảo vệ môi trường

– Ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản.

– Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới để xử lý vệ sinh trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

– Nghiên cứu đề xuất mô hình chăn nuôi qui mô gia trại gắn với quy hoạch chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, tích cực vận động nhân dân thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi trong khu dân cư, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm từ gia súc, gia cầm trong khu dân cư.

  1. Giải pháp về tổ chức thực hiện đề án

12.1. UBND tỉnh và các huyện, thành phố

– Lồng ghép các nội dung quy hoạch vào các chương trình dự án của các cấp, các ngành, nhất là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

– Ban hành kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với diễn biến tình hình hình thực tế, nhất là diễn biến về giá cả, thị trường tiêu thụ các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương.

– Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu nội dung của Đề án; các chủ trương chính sách của tỉnh, của huyện về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

– Củng cố HTX hiện có, thành lập HTX mới, tổ hợp theo luật HTX năm 2012;

– Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang rau màu hoặc mô hình canh tác khác có hiệu quả cao hơn gắn với thị trường;

– Xây dựng các liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua HTX, tổ hợp tác gắn với cánh đồng mẫu, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản hoặc vùng chuyển đổi.

– Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục rà soát bổ sung các quy hoạch cấp xã, lồng ghép giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào các quy hoạch; tăng cường quản lý và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.

– Phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành có liên quan tổ chức tốt các mô hình thí điểm ở cấp xã trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra phạm vi toàn huyện.

– Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn vào địa bàn.

– Thường xuyên kiểm tra đánh giá, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh qua Sở NN&PTNT.

12.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

– Tổ chức công bố rộng rãi đề án được duyệt đến tất cả các ban, ngành có liên quan trong tỉnh và cấp huyện, thành phố để làm căn cứ phối hợp thực hiện.

– Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố. Chú trọng xây dựng vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế.

– Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trình UBND tỉnh phê duyệt.

– Phối hợp với Sở Lao động – TBXH để đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông nghiệp, nông thôn

– Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án ưu tiên đã đề xuất trong quy hoạch.

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất hàng năm, 5 năm và các chương trình dự án ưu tiên được duyệt.

– Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đánh giá kết quả triển khai các chương trình dự án ưu tiên để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho các năm tiếp theo.

12.3. Các Sở ngành khác trong tỉnh        

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Phối hợp với Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm, tổng hợp kế hoạch báo cáo với UBND tỉnh.

– Phối hợp với Sở NN&PTNT xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

– Tham mưu cho UBND tỉnh về hướng đầu tư các dự án và bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cho các dự án để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp.

  1. Sở Tài chính

– Phối hợp với Sở NN&PTNT xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

– Tham mưu cho UBND tỉnh về đầu tư các dự án và bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho các dự án để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản.

  1. Sở LĐ-TBXH

– Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện về việc đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

  1. Sở Khoa học và Công nghệ

– Chủ trì phối hợp cùng với Sở NN&PTNT tham mưu với UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách để ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, trước hết là giống, quy trình canh tác, tưới nước, bón phân, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN của TW và tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

– Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp.

  1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định về dồn điền đổi thửa ruộng đất nông nghiệp, thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tập trung chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn thửa đổi ruộng. Rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương án chuyển đổi linh hoạt quỹ đất trồng lúa; tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

Tăng cường quản lý môi trường ở các làng nghề, các vùng sản xuất nông sản hàng hóa để đảm bảo phát triển bền vững.

  1. Sở Công thương

Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đề xuất các chính sách để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với tiêu thụ ổn định.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh.

Phối hợp với Sở NN&PTNT và Sở KHCN tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

  1. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, quán triệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Chính Phủ, của Tỉnh; các chủ trương chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh; Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị gia tăng.

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì việc đào tạo và phân luồng học sinh, đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông.

Phối hợp với Sở nội vụ lựa chọn cho các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

  1. Sở Nội vụ

Tham mưu giúp UBND tỉnh sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, viên chức đối với ngành NN&PTNT (cấp tỉnh, huyện, xã).

Phối hợp với sở NN&PTNT tổ chức thực hiện đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành nông nghiệp theo các mụa tiêu đề ra.

Chủ trì đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp.

  1. Các Sở ban ngành có liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Lao động thương binh và xã hội; UBND các huyện, thị xã, thánh phố tổ chức triển khai thực hiện toàn diện các nội dung Đề án.

  1. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên

Phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp PTNT và các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các nội dung, giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XD nông thôn mới.

12.4. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ

– Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong vùng quy hoạch.

– Hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu thông qua ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua sản phẩm.

– Thành lập các điểm thu mua tại các vùng sản xuất tập trung để thu mua hết và kịp thời các nông sản hàng hóa cho nông dân thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lý.

12.5. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng

Phối hợp với Sở NN&PTNT nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể để thực hiện có hiệu quả Đề án.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn để

tổ chức cá nhân có điều kiện về vốn đầu tư phát triển sản xuất.

12.6. Các tổ chức nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ

– Hỗ trợ các địa phương trong việc tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân cũng như áp dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào sản xuất.

– Tư vấn cho nhà nước, doanh nghiệp, chủ trang trại những tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng vào sản xuất.

12.7. Các HTX, doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân

– Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng dự án đầu tư. Chủ động phối kết hợp với các nhà để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng sản phẩm hàng hóa.

– Tham gia tích cực vào các hiệp hội, ngành hàng.

PHẦN THỨ 5

HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

 

5.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI

5.1.1. Hiệu quả kinh tế

– Thực hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực có lợi thế, có thế mạnh góp phần tăng giá trị, tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân. Nông sản hàng hoá có bước tăng trưởng.

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,4%/năm thời kỳ 2016 – 2030, trong đó giai đoạn 2016 – 2016 đạt 4%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 3%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả thời kỳ 2016 – 2030 đạt 3,3%/năm, ngành lâm nghiệp đạt 5,7%/năm và ngành thủy sản đạt 4,6%/năm.

– Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch tích cực, trong đó tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp đến năm 2020 trồng trọt chiếm 75%, năm 2030 chiếm 71%. Chăn nuôi đến năm 2020 chiếm 21% và năm 2030 chiếm 24%. Dịch vụ đến năm 2020 chiếm 4% và năm 2030 chiếm 5%.

5.1.2. Hiệu quả xã hội

Đề án tạo ra sự đổi mới về thể chế, hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp như: Giải quyết về đất đai cho sản xuất chăn nuôi, trồng trọt ngoài lúa; đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết; thu hút đầu tư tư nhân; tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn; đổi mới cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu lao động nông thôn sẽ góp phần chuyển dịch dần một bộ phận lớn lao động nông thôn sang các lĩnh vực khác, giảm sức ép về lao động nông nghiệp trong bối cảnh diện tích canh tác dần bị thu hẹp. Từ đó, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, tăng tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường trong bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chú trọng vào chất lượng và năng suất, tăng khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường; tăng thu nhập cho nông dân; thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

5.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

5.2.1. Tính thiếu quyết tâm thực hiện

Đề án này đưa ra nhiều thay đổi so với sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp dịch vụ hiện nay. Sự thay đổi này liên quan đến cả mục tiêu của phát triển nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thay đổi về quy mô, ưu tiên đầu tư công. Do đó, việc thực hiện đúng Đề án sẽ mang lại lợi ích lớn cho đa số người dân, nhưng cũng có nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực (cả cán bộ và người dân). Vì vậy, việc thực hiện Đề án này đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo tỉnh. Một số cơ chế chính sách chưa có, hoặc còn bất cập phải xin phép Trung ương để thử nghiệm. Vì vậy, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh là điều kiện đầu tiên và tiên quyết để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với giải quyết lao động việc làm lao động nông thôn.

Vì vậy, để thực hiện thành công Đề án cần có sự góp ý, trao đổi, đồng thuận chỉ ở lãnh đạo cao nhất của tỉnh mà còn của lãnh đạo các đơn vị, các huyện, xã và người dân.

Cần tăng cường công tác truyền thông về nội dung đề án để người dân hiểu được tầm quan trọng, căn cứ của các giải pháp chính sách thực hiện đề án.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu ra trong Đề án để tránh phản ứng tiêu cực từ bộ phận bị tác động xấu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cho phép hạn chế tác động tiêu cực đến một số đối tượng.

5.2.2. Điều kiện thị trường thay đổi

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA, gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN –Trung Quốc, FTA ASEAN- Hàn Quốc, FTA ASEAN- Nhật Bản, FTA ASEAN- Ấn Độ, FTA ASEAN-Úc/ New Zealand và FTA Việt Nam – Chile; đang tiếp tục đàm phán 6 FTA mới, gồm: Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam- EU, FTA Việt Nam với 4 nền kinh tế tự do Châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam – Liên minh hải quan (VCU), FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định TPP với sự tham gia của các đối tác hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, và Hiệp dịnh thương mại tự do Việt Nam – EU được coi là hai Hiệp định quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam, có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và chính trị.

Việc Việt Nam tham gia đàm phán 6 FTA mới này được kỳ vọng sẽ giúp khơi nguồn đầu tư tài chính, kỹ thuật, công nghệ lớn, năng động và tiến bộ nhất thế giới, thiết lập nguồn vốn đầu tư quan trọng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn phát triển mới khi thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đã thoát ra khỏi danh mục các quốc gia có mức thu nhập thấp. Đây cũng là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao trùm nhiều lĩnh vực trên toàn bộ nền kinh tế, bên cạnh cắt giảm thuế quan và các rào cản phi quan thuế trong đó bao gồm cả nông sản, các FTAs thế hệ mới đưa vào đàm phán các lĩnh vực khác nhau như lao động, môi trường, phát triển bền vững.

Tổ chức Thương mại thế giới, mà Việt Nam là thành viên cũng đang trong quá trình đàm phán tiến tới giảm hơn nữa hàng rào thuế quan đối với nông sản nhập khẩu. Các yếu tố này có thể dẫn đến điều kiện thị trường thay đổi, tác động đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, rủi ro của các yếu tố này không lớn nếu thực hiện các giải pháp của Đề án sẽ làm tăng năng lực của người dân, các tác nhân ngành hàng và doanh nghiệp, giúp họ có thể đối phó với các thay đổi của điều kiện thị trường.

5.2.3. Thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh xảy ra bất thường

Các thảm họa thiên nhiên như: hạn hán, lũ lụt, động đất… và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu có thể gây thiệt hại lớn cho sản xuất, tác động tiêu cực đến tâm lý người sản xuất, tiêu dùng, đòi hỏi đầu tư bổ sung lớn (đê, hồ, đập, kênh mương…). Các yếu tố này có thể làm chệch hướng tái cơ cấu ngành hàng và đầu tư nhà nước.

5.3. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

Để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Đắk Lắk sẽ đề xuất với Nhà nước cho phép thử nghiệm một số chính sách mới đột phá và tăng cường hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

5.3.1. Chính sách đất đai

– Hỗ trợ tín dụng trung hạn và dài hạn và đơn giản các thủ tục, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất.

– Miễn hoặc giảm phí chuyển nhượng đất đai giữa các hộ nông dân trong vùng chuyên canh đã được quy hoạch.

5.3.2. Chính sách thu hút đầu tư tư nhân

– Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh (theo tinh thần của Luật số 32/3013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

– Trang trại và HTX nông nghiệp có đăng ký được tiếp cận hỗ trợ đầu tư như các doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP nếu thuộc lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh.

5.3.3. Đổi mới thể chế

Sửa Quyết định 01/2012/QĐ-TTg, phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan địa phương chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP nhằm giảm chi phí chứng nhận phục vụ việc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của địa phương được bền vững hơn

 

KẾT LUẬN

  1. KẾT LUẬN

Trong thời kỳ 2005 – 2014 sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa xuất khẩu với 7 sản phẩm chính là: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, sắn, mật ong, các sản phẩm từ ong, gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm 93,5 – 95,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Hình thành vùng chăn nuôi trang trại và vùng nuôi trồng thủy sản. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã từng bước hoàn thiện ngày càng phù hợp và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Việc đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp, thuỷ sản đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần quan trọng vào phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh.

Tuy nhiên, trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hiện nay còn tồn tại: việc tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành chủ yếu do mở rộng quy mô, chưa chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất của một số cây trồng, vật nuôi còn thấp; sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô, sản phẩm qua chế biến thấp nên giá trị thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu trong xu thế hội nhập.

Trình độ lao động nông thôn còn yếu, tỷ trọng lao động nông thôn được đào tạo còn thấp. Từ nay đến năm 2020 và 2030 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục bị chuyển sang đất phi nông nghiệp (khu công nghiệp, đất đô thị…), số hộ bị mất đất sản xuất và lao động thiếu việc làm tăng, đặt ra nhiều vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần giải quyết.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk được xây dựng với mục tiêu khai thác tổng hợp, theo định hướng một nền sản xuất các loại nông sản phẩm chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Sản xuất nông nghiệp của Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao là hướng tất yếu. Nó đòi hỏi phát huy cao về huy động tiềm năng về lao động, vốn đầu tư, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, khai thác thị trường.

  1. KIẾN NGHỊ

– Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đề ra các mục tiêu, định hướng lớn cho cả thời kỳ phát triển dài của toàn bộ ngành nông nghiệp. Vì là đề án chung nên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan như: phát triển nông thôn, thủy lợi, quy hoạch các cơ sở chế biến gắn với làng nghề nông thôn. Vì vậy, cần bổ sung xây dựng quy hoạch cụ thể chi tiết cho các ngành này, đồng thời có sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ban ngành ở tỉnh và sự tổ chức thực hiện có hiệu quả ở các huyện, xã.

– Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và muối trong thời gian tới. Trước mắt tập trung vào các dự án xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

I LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm giai đoạn 2009 – 2013”.
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
  3. Chi cục thống kê Đắk Lắk, Niên giám thống kê 2005 – 2014.
  4. Chu Tiến Quang, “Structures in rural and agricultural sectors (sub- component of the project ‘restructuring the economy)”, CIEM. 2010.
  5. Lưu Đức khải “Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân”, đề tài cấp Bộ năm 2004.
  6. Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH “Ban hành chương trình hành động thực hiện đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của thủ tướng chính phủ”.
  7. Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
  8. Sở Công thương, Xuất nhập khẩu hàng hóa theo kỳ 2005 – 2014.
  9. Sở Công thương, Quy hoạch công nghiệp chế biến tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
  10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Lắk 2005 – 2020.
  11. Sở Lao động và Thương binh Xã hội, Tình hình lao động, việc làm 2005 – 2014.
  12. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Báo cáo kết quả sản xuất ngành nông nghiệp 2005 – 2014 và kế hoạch 2016 – 2020.
  13. Sở Tài nguyên và Môi trường, Thống kê đất đai 2005 – 2014.
  14. Tổng cục Hải quan, Xuất nhập khẩu hàng hóa theo kỳ 2005 – 2014.
  15. Tổng cục Thống kê “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2014”.
  16. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005 – 2014.
  17. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia,“Khả năng cạnh tranh một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt số 90/2014.
  18. Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế – xã hội việt nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới. CIEM, năm 2013.

Vương Đình Huệ “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay” http://www.tapchicongsan.org.

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP THỦY LỢI, THỦY NÔNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

    UBND TỈNH GIA LAI                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

C.TY TNHH MTV KTCT THUỶ LỢI               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        SỐ   01  /PA-KTTL-KHKT                     Gia Lai, ngày 27 tháng 2 năm 2017

PHƯƠNG ÁN

SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020

          Thực hiện điểm b khoản 4 điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; Văn bản số 1155/BKHĐT-PTDN ngày 16/2/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông”  Văn bản số 596/UBND-KT ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Gia Lai “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông;

          Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai lập Phướng án “Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp đến năm 2020” cụ thể như sau:

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2014-2016

1/Giới thiệu chung về công ty (Tên gọi; ngành nghề; lĩnh vực, địa bàn hoạt động)

+Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI

+Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (tiền thân) là Công ty thủy nông Gia Lai-Kon Tum, được thành lập theo quyết định số 11/QĐ-UB-TC ngày 27/4/1983 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai-Kon Tum, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai “V/v Đổi tên công ty Thuỷ nông Gia Lai thành công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai”, Ngày 17/11/2010 Chuyển đổi sở hữu công ty từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.

+Chức năng, nhiệm vụ: Qui định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:

-Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho công nghiệp và dân sinh.

-Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.

-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.

-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ

-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan; Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.

-Lập dự án và thực hiện các chương trình khuyến ngư, hướng dẫn phổ cập kỹ thuật, phương pháp sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh; Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.

-Dịch vụ Du lịch; Sản xuất kinh doanh mua bán điện.

+Trụ sở chính đóng tại: 97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

+Địa chỉ liên hệ: Ông Trương Vân, Chủ tịch Kiêm Giám đốc công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai-97A Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

+Điện thoại cố định: 0593821816-Di động: 0913408476

+Địa chỉ liên hệ (thư điện tử): ctyktcttlgl@gmail.com

+website: http://congtykhaithacgialai.vn

+Hình thức pháp lý: Công ty TNHH một thành viên hoạt động công ích

+Cơ cấu và qui mô vốn: Vốn Điều lệ: 1.265.082.998.761đồng

+Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Nông nghiệp -Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

*Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 27/4/1983, năm 1996 chuyển sang hoạt động công ích, ngày 16/12/1999 được thành lập lại theo quyết định số 124/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia lai. Ngày 17/11/2010 chuyển đổi sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 với tên mới là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, điều tiết được lũ lụt, giải quyết được vấn đề hạn hán, giữ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng đặc dụng, làm vệ tinh cho hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh và góp phần ổn định đời sống cho dân cư trong khu vực.

*Những thành tích quan trọng đã đạt được: Tính đến tháng 2 năm 2017 Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Mặc dù gặp không ít khó khăn do hoạt động trên một địa bàn trải rộng và chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, nắng mưa, bão lũ, nhưng trong những năm qua, tập thể CBCNV của Công ty đã đoàn kết, nỗ lực để tìm ra biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất hợp lý; tăng cường công tác bảo vệ công trình; phân cấp, phân quyền cụ thể cho cơ sở; áp dụng cơ chế khoán quỹ lương, khoán chi phí từng phần cho đơn vị sản xuất… Nhờ đó, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ tưới tiêu và đáp ứng được yêu cầu dùng nước của nông nghiệp, công nghiệp, các thành phần kinh tế dùng nước và dân sinh trên địa bàn. Bên cạnh hoạt động công ích, công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh bổ sung như: sản xuất điện, thủy sản, du lịch, xây dựng thủy lợi, tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi.

2/ Đặc điểm hoạt động:

        2.1-Nguồn vốn từ NSNN đầu tư ban đầu cho hệ thống thủy lợi công ty quản lý và chi phí bảo dưỡng sửa chữa công trình hàng năm:

        Vốn, tài sản của công ty hình thành trên cơ sở giá trị các công trình thuỷ lợi nhà nước giao cho công ty quản lý, tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của công ty là 1.265 tỷ đồng, năm 2014 vốn và tài sản của công ty là 1.527,21tỷ đồng; Các chỉ tiêu tài chính được giao 15 khoản mục theo thông tư liên tịch số 11/2009/TT-BTC từ năm 2010 trở về trước công ty tự cân đối thu chi, đảm bảo hoạt động bình thường (Riêng trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi theo qui định và nâng cấp công trình được UBND tỉnh cân đối cấp bù), công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình hàng năm được công ty đặc biệt quan tâm, chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng hàng năm công ty thực hiện từ 14-17% doanh thu thủy lợi phí. Từ khi chuyển đổi sở hữu (17/11/2010) thực hiện hợp đồng đặt hàng (2011-2012), thực hiện chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao 2013 đến nay Ngoài chỉ tiêu sửa chữa công trình hàng năm 15% doanh thu công ty tự cân đối thu chi đảm bảo hoạt động bình thường (Riêng 2 tháng lương trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi của công ty được UBND tỉnh cân đối và cấp bù khi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao)

        2.2-Tình hình cấp bù thủy lợi phí: Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về chính sách cấp bù thủy lợi phí cho dân đã giải quyết kịp thời kinh phí cho công ty để chi cho hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đồng thời giảm bớt gánh nặng về khoản đóng góp của các hộ dân sản xuất nông nghiệp có dùng nước từ công trình thủy lợi; chính sách miễn thủy lợi phí làm cho diện tích dùng nước thủy lợi tăng thêm đặc biệt là diện tích phải bơm tưới vùng cao, vùng xa hệ thống thủy lợi (trước đây bỏ hoang), chính sách này cũng kích thích người dân khai hoang xây dựng thêm đồng ruộng mở rộng thêm diện tích tưới cho công ty; Mức thu thủy lợi phí các đối tượng không miễn và giá trị thủy lợi phí được nhà nước cấp bù phù hợp với giá cả vật tư, hàng hóa và chế độ tiền lương hiện hành do vậy công ty có tiền thêm để duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng công trình, bảo đảm đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho thủy điện, công nghiệp, sinh hoạt và dân sinh; Tiền lương nhờ đó được trả đầy đủ và kịp thời hàng tháng cho người lao động trong công ty; Tuy nhiên đến nay không còn phù hợp do biến động tăng về giá nguyên, nhiên, vật liệu và tiền lương tối thiểu, kinh phí không đảm bảo chi cho sửa chữa công trình hàng năm;

        2.3-Tổng kết, đánh giá hiện trạng chung về qui mô, địa bàn hoạt động, đất đai, nguồn doanh thu, các khoản mục chi phí cơ bản, định mức chi phí lao động và tình hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi:

        2.3.1-Về Quy mô: quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi loại vừa và lớn (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp;

        2.3.2- Địa bàn hoạt động: 11 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai (Trong đó có 2 công trình liên huyện: Hồ chứa thủy lợi Biển Hồ và Hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ, một công trình liên tỉnh: Hồ Ia Mơr nhận bàn giao quản lý trong năm 2017, còn các công trình khác đều nằm trong 1 huyện, hoặc 1 xã)

        2.3.3-Về đất đai: Công ty hiện đang quản lý diện tích chiếm đất của 36 công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, chính thức được UBND tỉnh giao đất có 5 công trình (Ayun Hạ, Biển Hồ, Hồ Chư Prông, Hồ Ia M’Lah, Hồ Ia Ring). Các công trình còn lại chưa được giao đất bảo vệ công trình cũng như cắm mốc chỉ giới theo qui định tại điều 25 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001.

      Từ nhiều năm nay công ty nhận bàn giao quản lý các nhà quản lý công trình được xây dựng trên hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số nhà là 42 nhà, mới được giao đất và thuê đất 5 nhà (Văn phòng công ty, văn phòng xí nghiệp đầu mối kênh chính, văn phòng xí nghiệp Chư Prông và xí nghiệp Chư Sê, văn phòng 2 Ayun Hạ) còn lại 37 nhà chưa được giao (hoặc thuê đất), cụ thể như sau:

TT HẠNG MỤC

NHÀ QUẢN LÝ

Đơn vị Diện tích

(m2)

1 Trạm Ia Sao XN Thuỷ nông Chư Păh-Ia Grai 18.782,0
2 Xã Yeng XN thuỷ nông Kênh Nam-Bắc Ayunhạ 4.550,0
3 Trạm Chư sê XN Thuỷ nông Chư Sê 105,0
4 Trạm Chư Prông XN Thuỷ nông Chư prông 1.450,0
5 Trạm An Phú XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 899,0
6 Trạm Kênh Bắc XN Thuỷ nông Kênh Nam-BắcAyunhạ 61,0
7 Trạm Kênh Chính XN Thuỷ nông ĐM-KC Ayunhạ 14.996,0
8 Kênh N23 XN thuỷ nông Kênh Nam-Bắc Ayunhạ 759,0
9 Kênh N21 XN thuỷ nông Kênh Nam-Bắc Ayunhạ 398,0
10 Kênh N3B XN Thuỷ nông ĐM-KC Ayunhạ 1.520,0
11 K0-Kênh chính XN Thuỷ nông ĐM-KC Ayunhạ 1.85,0
12 IarBol XN Kênh Nam-Bắc Ayunhạ 1.605,0
13 Cụm Ia peet XN Thuỷ nông Chư Sê 1.463,0
14 Cụm Ia H’Lốp XN Thuỷ nông Chư Sê 160,0
15 Hồ Hoàng Ân XN Thuỷ nông Chư prông 550,0
16 Hồ Chư Prông XN Thuỷ nông Chư prông 1.000,0
17 Đập dâng An Phú XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 350,0
28 Cụm kênh Bắc XN Thuỷ nông ĐM-KC Ayunhạ 2.277,0
29 Cụm Ia Vê XN Thuỷ nông Chư prông 176,0
20 Cụm Ia Lâu XN Thuỷ nông Chư prông 1.050,0
21 Hồ Ia GLei XN Thuỷ nông Chư Sê 3.596,0
22 Cụm Kênh Chính XN Thuỷ nông ĐM-KC Ayunhạ 1.875,0
23 Cụm H’Ra XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 884,0
24 Đập Đăk Pa You XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 3.500,0
25 Đập Chư Jôr XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 1.100,0
26 Đập Ayun Thượng XN Thuỷ nông Pleiku-Mang Yang 300,0
27 Hồ Biển hồ XN Thuỷ nông Chư Păh-Ia Grai 2.593,0
28 Đập Ia M’lah XN Thuỷ nông Ia M’lah 1.000
29 Khu tưới Ia M’lah XN Thuỷ nông Ia M’lah 500
30 Đập Ia Ring XN Thuỷ nông Chư Sê 1.200
31 Khu tuới IaRing XN Thuỷ nông Chư Sê 600
32 Bãi VL PCLB IaRing XN Thuỷ nông Chư Sê 50.000
33 Đập hồ PleiPai XN Thuỷ nông Chư prông 600
34 Khu tưới Hồ Plei Pai XN Thuỷ nông Chư prông 400
35 Đập dâng Ia Lốp XN Thuỷ nông Chư prông 500
36 Hồ Tân Sơn XN Thuỷ nông Chư Păh-Ia Grai 500
37 Khu tưới hồ Tân Sơn XN Thuỷ nông Chư Păh-Ia Grai 400
Cộng 8 đơn vị cơ sở, 25 xã, 10 huyện, thị, tp 71.934

        2.3.4- Về Định mức chi phí lao động

        Từ 2003-2015 Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (quy đổi ra diện tích lúa);

        Từ năm 2016 Công ty thực hiện định biên lao động tính theo định mức lao động ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh Gia Lai “Ban hành định mức lao động và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai” và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;  Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 4,709công/ha (qui đổi ra diện tích lúa); Tổng lao động theo định mức 388 người, công ty sử dụng thực tế 299 người;

        2.3.5- Về vốn, tài sản và nguồn vốn (các chỉ tiêu đã được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)

        Nguồn vốn công ty được nhà nước giao quản lý và sử dụng đảm bảo hiệu quả. không để xảy ra thất thoát, mất vốn, nguồn vốn luôn luôn được bảo toàn; Sản lượng sản xuất sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là cấp nước tưới cho cây trồng được tính bằng ha diện tích cấp nước tưới cho cây trồng và giá trị cấp nước năm sau luôn cao hơn năm trước; Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được cân đối từ nguồn thu, doanh thu phục thuộc vào mức thu do nhà nước quy định theo từng thời kỳ; Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước; Trong năm lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn.

3/ Đánh giá tình hình tổ chức hoạt động khai thác công trình thủy lợi, kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2014-2015-2016

3.1- Về thực trạng tổ chức, bộ máy quản lý khai thác công trình của đơn vị (cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý; các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ; các ưu khuyết điểm)

* Về cơ cấu tổ chức bộ máy

        Trước chuyển đổi sở hữu (ngày 17/11/2010) thực hiện theo phương án tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 79/1999/QĐ-UB ngày 08 tháng 9 năm 1999. Công ty xây dựng mô hình tổ chức trực tuyến xen lẫn chức năng thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 29 công trình thủy lợi (10 hồ chứa, 17 đập dâng và 02 trạm bơm điện), làm chủ đầu tư sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi Công ty quản lý, kinh doanh XDCB, dịch vụ du lịch, tư vấn thiết kế, sản xuất kinh doanh cá giống và liên doanh và liên kết nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa công ty quản lý. Công ty thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Với mức tiêu hao lao động cho một đơn vị tưới tiêu là 6,403công/ha (qui đổi ra diện tích lúa);

        Sau khi chuyển đổi sở hữu công ty từ ngày 17/11/2010 đến nay công cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty thực hiện theo đề án chuyển đổi công ty từ công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai; Thực hiện định biên lao động theo quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Gia lai “Ban hành tạm thời về việc áp dụng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi” Từ năm 2016 trở lại đây Công ty thực hiện định biên lao động tính theo định mức lao động ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh Gia Lai “Ban hành định mức lao động và định mức chi phí quản lý doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai” và đơn giá tiền lương cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

        Thực thi nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ 36 công trình thủy lợi (12 hồ chứa, 21 đập dâng và 03 trạm bơm điện) với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho trên 28.000 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp (có danh mục công trình thủy lợi và tông số kỹ thuật 36 công trình đính kèm), Cụ thể:

-Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.

(Trong đó: 01 Phó Giám đốc phụ trách công trình liên huyện Ayunhạ và công trình Hồ chứa Ia M’Lah-Krông Pa, 01 phó giám đốc phụ trách Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tây Trường Sơn, 01 phó giám đốc phụ trách Phòng Quản lý nước, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và hoạt động Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi)

*Bộ máy giúp việc:

-Phòng Quản lý nước và CTTL

-Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

-Phòng Hành chính

-Phòng Tài vụ – Nhân sự

-Phòng Dự án

*Về phương thức hoạt động:

a) Công ty: Hoạt động theo đề án chuyển đổi sở hữu công ty và điều lệ tổ chức và hoạt động được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.

b) Các đơn vị trực thuộc (XN, đội) hoạt động theo Qui chế Tổ chức và hoạt động do Giám đốc Công ty ban hành, Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, trạm, đội kinh doanh độc lập hạch toán riêng và trực tiếp với Công ty.

* Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý

Tổ chức theo mô hình trực tuyến và chức năng đan xen

+Nghiệp vụ chuyên môn tuân thủ mô hình chức năng

+Nghiệp vụ phát sinh điều hành theo mô hình Giám đốc điều hành trực tiếp.

+Các đơn vị trực thuộc nhận chỉ tiêu kế hoạch từ giám đốc công ty, hạch toán tập trung tại công ty.

+Các tổ chức chính trị trong công ty cũng tuân thủ theo mô hình sinh hoạt tập trung tại công ty.

* Các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, tu sửa và bảo vệ công trình

1-Xí nghiệp Thủy nông Đầu mối-Kênh chính Ayun Hạ

2-Xí nghiệp Thủy nông Phú Thiện

3-Xí nghiệp Thủy nông Kênh Nam-Bắc Ayun Hạ

4-Xí nghiệp Thủy nông Ia M’Lah

5-Xí nghiệp thuỷ nông Chư Păh – Ia Grai

6-Xí nghiệp Thủy nông Pleiku-Mang Yang

7-Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh

8-Xí nghiệp Thủy nông Chư Prông

* Các ưu khuyết điểm

+Ưu điểm: Hoàn thành nhiệm vụ tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh theo kế hoạch được giao. Xử lý sự cố công trình tập trung, cân đối được tiềm năng, nguồn lực, chi phí sửa chữa giữa các đơn vị trực thuộc trong toàn công ty

+Khuyết điểm: Cước phí đi lại giữa công ty và các cơ sở cao dẫn đến làm tăng chi phí quản lý

3.2- Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 3 năm 2014, 2015. 2016 và ước thực hiện năm 2017

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016 ƯTH

2017

1 Vốn Điều lệ Trđ 1.527.210 1.527.210 1.527.210 2.286.756
2 Diện tích tưới thanh lý HĐ Ha 27.287 27.754 28.283 28.537
3 Đầu tư đổi mới thiết bị CN Trđ 1.000 1.500 2.000 2.000
4 Doanh thu Trđ 32.746 32.953 34.511 35.305
+Qun lý khai thác Trđ 31.966 32.103 33.155 34.305
+Kinh doanh, khác Trđ 780 850 1.356 1.000
5 Lợi nhuận Trđ 1.887 2.190 1.684
6 Số lao động Ng 298 299 298 299
7 Thu nhập B.quân/người/tháng Trđ 5,4 5,8 6,108 6,20
8 Nộp đủ NS nhà nước (không nợ) Trđ 478 720 890 Nộp đủ
9 BHXH, BHYT, BHTN (Nộp đủ) % 22% 22% 22% 22%
10 Công tác Phúc lợi, XH-Từ thiện Trđ 46 50 52 100
11 Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật SK 1 1
12 Cải tiến,Áp dụng tiến bộ KH-KT AD 57 52 74 75
13 Gía trị làm lợi của (11) Tỷ đ 0 0,7 0 100
14 Hoạt động đảm bảo môi trường ĐB ĐB ĐB ĐB ĐB
15 Thực hiện an toàn VSLĐ AT AT AT AT AT

Hiện nay vôn chủ sở hữu của công ty là 2.286.756.635.228 đồng, công ty đang làm tờ trình xin điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng vốn chủ sở hữu và phê duyệt điều lệ công ty theo quy định của Chính Phủ;

*Chi tiết kết quả hoạt động 3 năm 2014-2016 (theo phụ lục đính kèm)

3.3- Về hiện trạng công trình, máy móc thiết bị và công tác tu sửa, bảo vệ (nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành, nguyên nhân)

+Các công trình thi công từ sau ngày giải phóng đến trước năm 1985 hiện nay đã già cỗi, xuống cấp, chưa được cấp đất quản lý bảo vệ, chỉ giới thường bị dân và các thành phần kinh tế xâm lấn, cần được đầu tư nâng cấp, cấp đất để nâng cao hiệu quả phục vụ và bảo vệ công trình.

+Máy móc thiết bị các công trình cũ đã lạc hậu, lỗi thời, thiếu kinh phí đầu tư mua sắm mới.

+Công tác tu sửa, bảo vệ công trình được công ty ưu tiên quan tâm từ nhiều năm nay, công trình thuỷ lợi công ty quản lý 15 năm liên tục đảm bảo an toàn nhưng do kinh phí tu sửa hạn hẹp nên không thể đảm bảo tuổi thọ lâu dài theo qui định của Pháp luật.

3.4 – Đánh giá các cơ chế, chính sách nhà nước qui định đối với hoạt động của công ty (công tác triển khai, vận dụng cụ thể các chính sách vào hoạt động của công ty)

Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai là công ty THHH 100% vốn nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được chủ Sở hữu là UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt. Trong quá trình hoạt động công ty đã thực hiện tốt và đầy đủ các cơ chế, chính sách của nhà nước qui định đối với hoạt động của công ty như:

+Cơ chế đặt hàng QLKT công trình thủy lợi thực hiện năm 2011-2012 và giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm 2013 đến nay;

+Cơ chế khoán quỹ lương và trả lương khoán theo hiệu quả công tác.

+Chính sách miễn thủy lợi phí theo nghị định 115/2008/NĐ-CP, Nghị định 67/2012/NĐ-CP

+Chính sách BHXH, BHYT, BHTN, thai sản,…

+Chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi

+Chính sách khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bổ sung của công ty như: XDCB, Tư vấn xây dựng, thủy sản, du lịch, sản xuất điện.

+Quy định của Pháp luật hiện hành đối với hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của công ty như: Lập hồ sơ đề nghị ngành tài nguyên và môi trường cấp phép sử dụng nước mặt 12 hồ chứa công ty quản lý; Cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình lòng hồ và kênh mương, Lập quy trình bảo trì, quy trình điều tiết công trình hồ chứa, Kiểm định an toàn đập, Lập phướng án bảo vệ công trình, Phương án phòng lũ hạ du đập, Phương án phòng chống lụt bão; Do thiếu kinh phí phải đề nghị Trung ương hỗ trợ nên đến đầu năm 2017 công ty mới chỉ thực hiện được cắm mốc chỉ giới lòng hồ Ia Ring, Lập xong quy trình bảo trì Hồ Ia M’Lah và hồ Plei Pai, Lập quy trình điều tiết 5 hồ (Ayun Hạ, Ia H’Rung, Ia M’Lah, Ia Ring và Plei Pai); Thực hiện kiểm định an toàn đập được 5 hồ đập (Ayun Hạ, Hà ra Nam, Ia M’Lah, Chư Prông và Plei Pai), Lập phương án phòng chống lụt bão công ty thực hiệp lập đều đặn cho các hồ và tự phê duyệt hàng năm; Số còn lại công ty chò kinh phí trung ương hỗ trợ khoảng 26,8 tỷ đồng và sẽ thực hiện hoàn chỉnh trong các năm tiếp theo;

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỔ PHẦN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

1/ Đánh giá tính khả thi của việc cổ phần hóa:

1.1- Thuận lợi:

+Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm;

+Khai thác tối đa năng lực tưới của các công trình thủy lợi do công ty quản lý (28.537ha thực tưới/30.586 ha thiết kế); Phục vụ tưới đủ nước theo hợp đồng và thực hiện giảm đến mức tối đa diện tích ngập úng và hạn hán hàng năm;

+Quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi an toàn không để xảy ra sự cố hư hỏng lớn.

+Thực hiện tiết kiệm chi tiêu để tự cân đối tài chính hàng năm, thực hiện tăng chi phí bảo dưỡng để giảm chi phí sửa chữa thường xuyên công trình;

+Thực hiện kinh doanh bổ sung thủy sản, du lịch có lãi và giảm kinh doanh XDCB theo nghị quyết 11/CP;

+Tăng cường khai thác tổng hợp thủy điện, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt tăng doanh thu tiền nước mỗi năm;

1.2- Khó khăn:

+Công tác đầu tư cho an toàn hồ, đập do thiếu vốn từ ngân sách Nhà nước nên triển khai chậm; Kinh phí sửa chữa thường xuyên hàng năm còn thiếu so với định mức, nhưng chưa được nhà nước hỗ trợ cấp bù;

+Công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ cho nâng cấp, nâng cao công trình thủy lợi có sự phối hợp của các địa phương còn triển khai chậm;

+Hành lang chỉ giới bảo vệ công trình 70% (số công trình) chưa được cắm mốc, giao đất nên đôi lúc, đôi khi công trình vẫn bị xâm hại và xảy ra tranh chấp;

+Thiếu kinh phí thuê đơn vị tư vấn xây dựng định mức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Kinh phí Lập quy trình bảo trì, kiểm định an toàn đập, quy trình vận hành điều tiết, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình, lập phương án phòng lũ hạ du đập, phương án bảo vệ, phương án phòng chống lụt bão;

+Vốn chủ sở hữu quá lớn 2.286,756 tỷ đồng; Nếu thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (theo quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ) từ 51%-65% thì vốn cổ phần còn lại từ 35% đến 49% (800,36 tỷ đến 1.120,5tỷ đồng) quá lớn dân và doanh nghiệp không đủ tiền mua cổ phần;

+Hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận nên các tổ chức, cá nhân sẽ không có ai đầu tư mua cổ phần trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông;

1.3- Tính khả thi khi cổ phần hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông:

        Căn cứ vào thực trạng, đặc điểm và những thuận lợi khó khăn nêu ở phần trên, nhận thấy phương án cổ phần hóa doanh nghiệp thủy lợi, thủy nông không có khả năng thực hiện vì vốn của doanh nghiệp quá lớn, hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận, cổ phần bán ra chắc chắn không có người mua;

1.4- Đề xuất cơ chế, chính sách, lộ trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện cổ phần hóa thành công doanh nghiệp thủy lợi, thủy nông;

Để công tác cổ phần hóa công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai thành công cần phải có các điều kiện sau:

*Về cơ chế chính sách:

+Tỷ trọng nắm giữ cổ phần chi phối của nhà nước ít nhất phải đạt từ 90-95%

+Quyền đại diện chủ sở hữu điều hành doanh nghiệp phải là người có cổ phần lớn nhất;

+Nguồn lực đất đai nhà nước phải giao đất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới kêu gọi vốn chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thêm kênh mương, nâng cấp công trình hồ chứa,…khai thác dịch vụ tổng hợp kinh doanh có lãi trong khi thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ nông nghiệp là hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận;

+Cơ chế chính sách đầu tư của nhà nước và chủ đầu tư Công ty cổ phần phải hợp lý, phải chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối song song với  đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống. Công trình thủy lợi đầu tư phải khai thác hết năng lực thiết kế.

*Về lộ trình:

Đề xuất: Giai đoạn 2017-2020: Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động

               Giai đoạn 2021-2025: Thực hiện xã hội hóa công tác thủy lợi thủy nông (Công ty nắm giữ công trình đầu mối, kênh chính lớn, còn lại từ kênh cấp 1 đến kênh chính nhỏ, đến mặt ruộng giao cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý (kèm theo giao công trình và giao đất cho các tổ chức này);

              Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm cổ phàn chi phối lớn;

*Về điều kiện khác: Phải công khai, minh bạch, tất cả các cá nhân và các thành phần kinh tế đều được tham gia, có chính sách giải quyết lao động dôi dư hợp lý;

  1. Phương án sắp xếp mô hình hoạt động của công ty nếu không thực hiện cổ phần hóa: Có 5 phương án lựa chọn:

        Phương án 1: Tái cơ cấu thủy lợi thủy nông toàn tỉnh theo quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tái cơ cấu ngành thủy lợi nằm trong tổng thể tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong dó có công ty khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị quản lý thủy nông khác trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai, với mục tiêu nâng cao đời sống, sản xuất của người nông dân. Thủy lợi đang hướng tới phục vụ cho đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt là thủy lợi cho cây trồng cạn, thủy lợi cho thủy sản, thủy lợi phục vụ cho phương thức canh tác tiên tiến, thủy lợi phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Nhiệm vụ trước mắt hiện nay là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại, nhất là đối với các cây trồng cạn chủ lực như cà phê, hồ tiêu nằm trong vùng quy hoạch”. Lập đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Công ty quản lý thống nhất 340 công trình thủy lợi toàn tỉnh trong đó có 112 hồ chứa, 188 đập dâng và 40 trạm bơm điện với tổng năng lực tưới theo thiết kế 54.864ha, diện tích thực tưới năm 2016: 44.160ha Lúa, màu, cây công nghiệp), thực hiện xã hội hóa từng công trình theo lộ trình; Phương án này khó thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai vì cần đến nguồn vốn rất lớn và phải thực hiện trên địa bàn có hai vùng khí hậu và manh mún;

        Phương án 2: Trên cở sở 36 công trình hiện có công ty đang quản lý khai thác lập lộ trình xã hội hóa công tác thủy nông từ công trình nhỏ đến công trình lớn; Các hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi phục vụ tưới tiêu trong một xã nên chuyển giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. Tổ chức hợp tác dùng nước bầu ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi để thay mặt tổ chức hợp tác dùng nước (vai trò của chủ đầu tư) tiến hành tổ chức đầu thầu hoặc giao khoán cho tổ chức, cá nhân quản lý. Xã hội hóa đầu tư và quản lý thủy lợi nội đồng hiện nay đang được thể hiện phổ biến dưới hình thức Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng. Hình thức này đã hình thành và gắn liền với lịch sử phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai ở nước ta. Trong quá trình phát triển đó, quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng một số ít địa phương đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng còn không ít bất cập. Phương án này không thể thực hiện vì xã hội hóa ở Gia Lai (miền núi, vùng cao) trình độ thành thạo và kinh nghiệm quản lý công trình của người dân và các thành phần kinh tế khác còn rất non yếu, dân còn nghèo, mặt khác mặt bằng dân trí không đồng đều và còn ở mức độ thấp so với các tỉnh thành khác, nhất là vùng đồng bằng;

        Phương án 3: Giao các công trình nhỏ và kênh mương cấp dưới công trình lớn trong tổng số 36 công trình hiện đang quản lý cho cấp huyện, xã quản lý, khai thác, thành lập đơn vị quản lý thủy nông theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu-Phương án này không phù hợp với chủ trương tinh giảm biên chế của nhà nước nên cũng không thể thực hiện được;

        Phương án 4: Giữ nguyên mô hình như hiện nay, lựa chọn các công trình hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên trong tổng số 100 công trình thủy lợi hiện tại huyện, thị thành phố và các thành phần kinh tế đang quản lý khai thác giao cho công ty quản lý (Gồm có 4 hồ: Hồ Ia Déh huyện Krông Pa, hồ C5 huyện Đức Cơ, Hồ Ia Muar huyện Chư Prông, Hồ Plei Tô kon huyện K’Bang với tổng diện tích tưới theo thiết kế của 4 hồ là 1.080ha), Công ty giao lại cho các huyện, thị, thành phố quản lý các đập dâng hiện đang thuộc quản lý của công ty (trừ những công trình đập dâng cùng hệ thống với hồ chứa công ty đang quản lý);

        Phướng án 5: Sắp xếp đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động theo công trình và mô hình quản lý đang áp dụng hiện nay; Công ty chọn phương án này, cụ thể như sau:

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020

       Trong những năm vừa qua Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai đã tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững nhờ sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của UBND Tỉnh gia Lai, sự hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ của các Bộ, Sở, Ban ngành và chính quyền địa phương các cấp; Bên cạnh với bộ máy đã được sắp xếp, đổi mới tinh gọn và sự nỗ lực của Ban Giám đốc và CBCNV Công ty đã thực sự trưởng thành.

      Với tính ưu việt của mô hình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước đã nâng lên một bước trình độ quản lý của lãnh đạo công ty, do vậy năm 2017 đến 2020 công ty đề nghị giữ nguyên mô hinh này và cũng mong muốn sự tiếp tục giúp đỡ của UBND Tỉnh, các Sở Ban ngành và chính quyền địa phương các câp trong toàn tỉnh Gia Lai.

I/ Các giải pháp về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động trong năm 2017 đến năm 2020.

a/Về sắp xếp :

      +Tổ chức mô hình công ty duy trì mô hình 1 công ty trực thuộc tỉnh, nhận quản lý công trình hồ chứa huyện, thị thành phố bàn giao từ 1 triệu m3 nước trở lên;

      +Sắp xếp lại tổ chức nhân sự và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ các xí nghiệp trực thuộc: Phòng Tổng hợp các xí nghiệp chỉ định biên 02 người, 1 trưởng phòng (phụ trách kỹ thuật-kế hoạch-quản lý nước-quản lý công trình,…) và 1 nhân viên (kế toán kiêm tạp vụ, thống kê); Riêng xí nghiệp đầu mối kênh chính Ayun Hạ bố trí thêm tổ quan trắc (04 người) trực thuộc phòng tổng hợp xí nghiệp;

      +Sắp xếp nhân sự (việc làm): Từ 2017-2020 ổn định lao động trong toàn công ty ở mức 300 người, khi có người nghỉ hưu hoặc nhận bàn giao quản lý công trình mới thì điều chuyển nhân sự nội bộ không tuyển thêm lao động;

b/Về đổi mới :

      +Quản lý thời gian lao động bằng camera và máy chấm công vân tay, quản lý năng suất lao động giao cho Phó giám đốc và giám đốc các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc đảm nhiệm (chú trọng tăng cường độ lao động và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động);

      +Thực hiện giao khoán chi phí bảo dưỡng công trình (giao kế hoạch) cho từng xí nghiệp (căn cứ khối lượng và dự toán được phê duyệt) xí nghiệp tổ chức thực hiện nghiệm thu và thanh toán theo tháng hoặc theo vụ;

     +Tiếp tục thực hiện nâng cao tự chủ thêm so với năm 2016 một số chỉ tiêu tự chủ điều hành và tự chịu trách nhiệm vật chất cho Phó Giám đốc công ty, Giám đốc xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc.

     +Thực hiện và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở tất cả các công trình công ty quản lý;

c/Về phát triển:

      +Nhận quản lý khai thác thêm công trình liên tỉnh Ia Mơr và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Plei Thơ Ga huyện Chư Pưh;

      +Đẩy mạnh công tác cấp nước thủy điện, thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho các loại cây trồng mới giá trị kinh tế cao nhằm tăng thêm doanh thu tiền nước cho công ty.

      +Thành lập xí nghiệp thủy nông Ia Mơr nhận bàn giao quản lý công trình Ia Mơr (nếu được tỉnh giao) nhân sự lấy từ xí nghiệp thủy nông Chư Prông và các xí nghiệp khác thuộc công ty (không tuyển mới); Giai đoạn đầu khi chưa có diện tích tưới chưa có doanh thu kiến nghị bộ máy chuẩn bị sản xuất của công trình này hưởng lương từ Ban Thủy lợi 8-Bộ nông nghiệp và PTNT;     

      +Tiếp tục tạo điều kiện để các thành phần kinh tế (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) khai thác du lịch, nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, chăn nuôi vịt trời, gia súc ở tất cả các hồ chứa công ty quản lý để tăng thêm doanh thu tiền nước về cho công ty;

      +Tích cực tìm đối tác liên doanh, liên kết nuôi trồng và khai thác thủy sản các hồ chứa Chư Prông, Hoàng Ân, Ia Grai, Hà Ra Bắc, Hà Ra Nam, Ia Hrung, PleiPai , Ia Mơr;

      +Xin chủ trương của Tỉnh đưa Hồ Ia Mơr vào đấu thầu nuôi trồng và khai thác thủy sản ngay từ khi mới nhận bàn giao; Làm thủ tục cấp đất cho thuê đất 37 nhà quản lý công trình 91.934m2

d/Về nâng cao hiệu quả hoạt động:

      +Thực hiện phướng án chống hạn bền vững ở tất cả các công trình công ty quản lý: Tưới sớm vụ đông xuân; tưới muộn cho vụ mùa; Dùng nước trữ thừa ở công trình hồ chứa bổ sung nước thiếu cho các công trình đập dâng (Hồ Biển hồ cấp nước cho khu tưới Ia Rung, Hồ Plei Pai cấp bổ sung nước cho Đập Ia Lâu, Ia Lốp, Hồ Ia Ring cấp bổ sung nước chống hạn cho đập Plei Thơ Ga, Hồ Ia Glai cấp bổ sung nước cho xã Ia lCo,…)

      +Quản lý thời gian lao động bằng camera và máy chấm công vân tay, quản lý năng suất lao động giao cho Phó giám đốc và giám đốc các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc đảm nhiệm (chú trọng tăng cường độ lao động và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động);

      +Thực hiện điều động, huy động tập trung lao động phục vụ công tác tưới, công tác tu sửa công trình và xử lý sự cố công trình. Tăng cường và linh hoạt sử dụng lao động ngắn hạn thời vụ để giảm lao động định biên.

      +Thực hiện không tuyển dụng, tự học, tự đào tạo, tăng cường sát hạch nâng bậc lương, sát hạch giữ chức vụ để có đội ngũ quản lý và lao động tay nghề cao, đội ngũ kỹ sư, cử nhân có chuyên môn tốt ngày càng tốt hơn;     

II/ Một số biện pháp tổ chức thực hiện năm 2017 và những năm tiếp theo;

  1. Triển khai đồng bộ phương án chống hạn vụ đông xuân và chống lũ cho vụ mùa ngay từ khi bước vào sản xuất vụ đông xuân nhằm an toàn hồ đập và giảm thiệt hại về giá trị phục vụ cho công ty; Cụ thể mở nước phục vụ sản xuất đông xuân sớm hơn ở một số công trình đập dâng thường xuyên bị hạn để tránh hạn (như đập Ia Lâu, Ia Lốp, An phú, …), mở nước tưới vụ mùa cho công trình Ayun Hạ muộn hơn để chờ mưa;
  2. Lập phương án, (đề án) nuôi trồng và khai thác thủy sản 12 hồ chứa công ty quản lý; Giao nhiệm vụ nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ chứa cho các xí nghiệp thủy nông trực thuộc; Khảo sát lại diện tích ao nuôi trồng thủy sản Ayun Hạ vì theo báo cáo của UBND huyện Phú thiện diện tích nuôi trồng năm 2016 là 370ha;
  3. Thuê tư vấn thực hiện kiểm định an toàn đập, lập quy trình bảo trì, quy trình điều tiết vận hành hồ chứa, phương án phòng lũ hạ du đập, phương án bảo vệ công trình, phương án phòng chống lụt bão, cấp phép sử dụng nước mặt và cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình (khi được Trung ương cấp vốn 26,8 tỷ đồng theo hồ sơ UBND tỉnh đã trình TW);
  4. Các Xí nghiệp cấp nước công nghiệp, thủy điện, thủy sản, sinh hoạt duy trì giá trị cấp nước ổn định như năm 2016 và tăng thêm. Đẩy mạnh và nâng cao doanh thu cấp nước sinh hoạt và cấp nước công nghiệp mía đường bù lại doanh thu có khả năng bị giảm của thủy điện do hạn hán, thiếu nước vụ đông xuân; Phấn đấu đến năm 2020 ccpa nước phi nông nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ đồng;
  5. Theo dõi thực hiện, phát hiện sai sót và đề nghị bổ sung hoàn thiện qui trình vận hành điều tiết, phương án bảo vệ, phương án phòng chống lụt bão và phương án phòng lũ hạ du các công trình hồ chứa công ty quản lý đã phê duyệt tạm thời trong năm 2015, 2016 để đến 2020 có đầy đủ và đồng bộ các phương án, quy trình theo quy định của pháp luật hiện hành.
  6. Tiếp tục thực hiện thi sát hạch đối với Công nhân quản lý thủy nông, cử nhân, kỹ sư (tại chức, từ xa, vừa học, vừa làm) mỗi lần nâng lương, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.
  7. Tiếp tục trình UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT để được Trung tâm giống hỗ trợ thả giống xuống 6 hồ còn lại chưa đưa vào nuôi trồng và khai thác thủy sản của công ty nhằm bổ sung nguồn lợi cho các hồ chứa trên địa bàn và nâng cao đời sống cho nhân dân sinh sống ven hồ (Hoàng Ân, Chư Prông, Ia Glai, Hà Ra Bắc, Hà Ra Nam, Ia H’Rung, Biển hồ).
  8. Thực hiện phương án trả lương, quy chế trả lương theo thang bảng lương mới, ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền chủ tịch và giám đốc công ty, chỉnh sửa Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, Thông qua Hội nghị người lao động triển khai thực hiện bắt đầu từ tháng 01/2017 và định kỳ sửa đổi hàng năm vào dịp Hội nghị người lao động đầu năm từ 2018-2020;;
  9. Lập và trình duyệt vốn điều lệ; Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước theo quy định mới của Chính phủ; Trình duyệt Chiến lược công ty và kế hoạch 5 năm 2016-2020; Đăng tải thông tin lên website công ty theo quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước;
  10. Tiếp tục quan hệ với các Công ty, Nông trường có cây công nghiệp dùng nước từ công trình thủy lợi cùng thực hiện phương án tưới tiết kiệm nước do Bộ và Sở đã triển khai;
  11. Ổn định tổ chức ban điều hành công ty và phòng ban công ty, Phân công, phân cấp và ủy quyền thêm cho các phó giám đốc công ty; lập và trình duyệt phương án giá thay cho phương án phí thuộc dịch vụ thủy lợi;
  12. Thực hiện đầu tư nâng cấp công trình đập dâng An Phú, Bà Zĩ thành phố Pleiku từ nguồn vốn địa phương năm 2017; Xây dựng mới công trình hồ chưa Plei Thơ Ga huyện Chư Pưh năm 2018-2019; Nâng cấp hệ thống kênh chính và kênh cấp 1 hệ thống thủy lợi Ayun Hạ năm 2019-2020;

TÓM LẠI: Với cách thức quản lý mới (sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động) sẽ tạo bước chuyển biến trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Công ty đang quản lý; Cụ thể chính bản thân phương án sẽ tạo ra sức cạnh tranh trong các đơn vị trực thuộc, bảo đảm được tính công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế giữa hộ dùng nước, tổ chức hợp tác dùng nước trong hệ thống và doanh nghiệp, HTX tham gia khai thác nguồn lợi tổng hợp từ công trình thủy lợi:

        Nâng cao tính cạnh tranh: Đòi hỏi các xí nghiệp trực thuộc phải không ngừng đổi mới, củng cố và phát triển để nâng cao năng lực của xí nghiệp (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và các điều kiện khác) để sản xuất, cung ứng dịch vụ tưới tiêu, cấp nước có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu khó tính của người dùng nước trong cơ chế thị trường hiện nay.

        Bảo đảm tính công bằng: Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho Công ty và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức, hợp tác xã dùng nước. Như vậy sẽ huy động được các nguồn lực của xã hội và phù hợp với chủ trương mở cửa thị trường, hội nhập và phát triển.

        Nâng cao tính minh bạch: Công ty Đổi mới phương thức hoạt động cung ứng dịch vụ tưới tiêu cấp nước trong giai đoạn mới là nhằm minh bạch các hoạt động quản lý, tài chính; là cơ sở pháp lý kiểm tra, kiểm soát các khoản cấp phát, thanh toán, nhờ đó sẽ xoá bỏ được cơ chế xin cho hiện nay.

        Nâng cao hiệu quả kinh tế: Thông qua phương thức đầu thầu cho phép nhiều đơn vị cùng thực hiện khai thác tổng hợp nguồn lợi có từ công trình thủy lợi sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, chắc chắn sẽ chọn lựa được đơn vị tốt nhất, với mức chi phí hợp lý nhất. Cơ chế đó sẽ tạo ra tính năng động sáng tạo, nhờ gắn quyền lợi với trách nhiệm nhờ đó tạo ra động lực để phát triển mới cho công ty.

PHẦN IV

KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị với Nhà nước, tỉnh, các ngành liên quan và chính quyền địa phương.

     +Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị với Chính phủ nghiên cứu sửa đổi đơn giá thủy lợi phí theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP vì hiện nay không còn phù hợp; Mức thu thủy lợi phí hàng năm cần được điều chỉnh tương ứng mức tăng tiền lương nhà nước quy định và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, nhằm bảo đảm kinh phí chi trả lương, đóng nộp bảo hiểm các loại cho người lao động, sửa chữa công trình theo định mức quy định và chi hoạt động quản lý khai thác khác;

      +UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT có chủ trương cho phép công ty tổ chức đấu thầu nuôi trồng thủy sản hồ Ia Mơr trong thời hạn 15 năm; Chỉ đạo UBND huyện Chư Sê thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hồ Ayun Hạ và UBND huyện Chư Prông thành lập hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác thủy sản ký hợp đồng thuê mặt nước hồ Plei Pai và trả thủy lợi phí cho công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.

       +Chính quyền địa phương 11 huyện thị nơi có công trình thủy lợi của Công ty đứng chân có biện pháp phối hợp bảo vệ công trình, chỉ đạo, huy động dân, các thành phần kinh tế tổ chức quản lý vùng bán ngập, nuôi trồng và khai thác thủy sản hồ chứa, khai hoang diện tích trong khu tưới các công trình công ty quản lý có diện tích tưới đang còn thấp so với thiết kế hoặc các công trình công ty mới nhận bàn giao để tăng diện tích tưới cho công ty và diện tích hưởng lợi cho nhân dân.

Nơi gửi:                                                                      GIÁM ĐỐC CÔNG TY

-UBND tỉnh (Báo cáo)

-Sở Kế hoạch và Đầu tư

-Kiểm soát viên (Để biết)

-Lưu VT-KH

 

        UBND TỈNH GIA LAI                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH KTCT THUỶ LỢI                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                SỐ       /TT-KTTL                       Gia Lai, ngày 27  tháng 02  năm 2017

TỜ TRÌNH

 ”V/v đề nghị Phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai”

  Kính gửi:   – UBND tỉnh Gia lai

                     – Sở Kế hoạch và Đầu tư

                     – Sở Nông nghiệp và PTNT

          Thực hiện điểm b khoản 4 điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; Văn bản số 1155/BKHĐT-PTDN ngày 16/2/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông”;  Văn bản số 596/UBND-KT ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Gia Lai “Về phương án sắp xếp công ty thủy lợi, thủy nông;

          Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai lập Phương án “Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp đến năm 2020” Trình Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai xem xét thẩm định và phê duyệt;

Kính mong UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét quyết định./.

Nơi gửi :                                                                     GIÁM ĐỐC CÔNG TY 

-Như trên

-Lưu VT-VT

PHỤ LỤC I (1)

DANH MỤC VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC HỒ CHỨA

DO CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI GIA LAI QUẢN LÝ

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị tính Tên công trình
Biển Hồ (B) Tân Sơn Ia Hrung H’Ra Bắc Hà Ra Nam Hoàng Ân
1 Thông số hồ chứa
Diện tích lưu vực Km2 38,0 11,5 18,0 2,48 8,14 25,0
Mực nước chết m 738,0 764,8 622,5 714,3 719,0 647,0
Dung tích chết 10.6m3 1,5 0,31 0,51 0,06 0,39 0,8
M. nước dâng b.thường m 745,0 780,5 629,7 723,19 728,82 657,5
Dung tích ứng MNDBT 10.6m3 12,4 4,4 2,09 0,68 2,00 5,2
M.nước dâng gia cường m 746,47 728,6 630,6 724,73 731,00 658,2
Dung tích ứng MNDGC 10.6m3 17,59 5,28 2,24 0,75 2,39 5,8
2 Đập đất
Cao trình đỉnh đập m 748,3 783,3 632,0 725,72 731,65 658,20
Chiều dài đập m 210 523,3 206 178 212 315
Chiều cao đập lớn nhất m 21,0 27,5 14,0 19,6 22,0 20,0
3 Tràn xả lũ
Hình thức công trình Tự do Tự do Đ. tiết Tự do Tự do Đ. tiết
Cao trình ngưỡng xả mặt m 745,0 780,5 629,7 723,19 728,8 657,5
Cao trình ngưỡng xả sâu m 628,2 655,5
Tổng ch. rộng tràn nước m 18,0 15,7 18,0 8,0 16,0 20,0
Lưu lượng xả thiết kế m3 51,0 97,0 76,0 22,3 71,3 68,0
4 Cống lấy nước
Cao trình ngưỡng cống m 736,14 764,00 620,7 713,8 717,5 645,00
Kích thước cửa lấy nước m 1*1,25 1,2*1,4 D -0,8 D -0,4 D -0,6 D – 0,9
Lưu lượng thiết kế m3/s 2,8 0,85 0,5 0,08 0,36 1,25
5 Kênh chính
K.thước mặt cắt đầu kênh m 2*1,5 0,8*1,1 1,2*1,2 0,3*0,4 0,6*1,0 1,2*1,2
Chiều dài km 12,79 2,14 4,7 1,4 4,54+3,9

(tả +hữu)

5,6
6 Diện tích tưới
Theo thiết kế Ha 2300 450 500 300 275 500
Theo thực tế ha 1.810 545 295 50 230 703
7 Năm xây dựng năm 1978 2009 1977 1999 1999 1979
8 Năm đưa vào sử dụng năm 1981 2010 1981 2001 2001 1981

PHỤ LỤC I (2)

DANH MỤC VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÁC HỒ CHỨA

DO CÔNG TY TNHH KTCT THỦY LỢI GIA LAI QUẢN LÝ

TT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị tính

Tên công trình

Chư

Prông

Plei

Pai

Ia

Glai

Ia

Ring

Ayun

Hạ

Ia

M’lah

1 Thông số hồ chứa
Diện tích lưu vực Km2 15,0 128,0 11,0 24,0 1670 110,0
Mực nước chết m 416,5 203,3 567,0 672,0 195,0 196,8
Dung tích chết 10.6m3 0,32 3,70 0,80 0,58 52,0 5,51
M. nước dâng b.thường m 473,68 206,0 576,0 689,0 204,0 215,0
Dung tích ứng MNDBT 10.6m3 3,74 13,28 3,60 10,76 253,0 48,64
M.nước dâng gia cường m 475,4 209,05 577,5 690,31 209,92 215,9
Dung tích ứng MNDGC 10.6m3 4,06 30,53 4,46 12,17 529,0 54,15
2 Đập đất
Cao trình đỉnh đập m 477,00 211,00 579,00 691,5 211,0 217,00
Chiều dài đập m 459,0 1672,0 320,0 495,0 366,0 403,0
Chiều cao đập lớn nhất m 25,5 16,5 19,0 30,65 36,0 34,2
3 Tràn xả lũ
Hình thức công trình Đ. tiết Tự do Đ. tiết Đ. tiết Đ. tiết Đ. tiết
Cao trình ngưỡng xả mặt m 206,0 576,0
Cao trình ngưỡng xả sâu m 471,2 575,0 684,0 199,0 207,0
Tổng ch. rộng tràn nước m 6,0 20,0 18,0 6,0 18,0 15,0
Lưu lượng xả thiết kế m3 69,4 370,0 49,2 130,13 1237,0 714,0
4 Cống lấy nước
Cao trình ngưỡng cống m 460,00 201,10 565,0 669,5 190,5 193,80
Kích thước cửa lấy nước m D – 0,7 1,2*1,2 1*1,2 1,2*1,6 3,0*3,5 1,5*2,0
Lưu lượng thiết kế m3/s 0,65 2,2 1,2 2,18 23,5 4,2
5 Kênh chính
K.thước mặt cắt đầu kênh m 0,8*1,0 1,5*1,35 1,2*1,2 1,8*1,4 9*3 1,6*1,3
Chiều dài km 6,8 5,5 4,0 10,85 14,9 17,5
6 Diện tích tưới
Theo thiết kế ha 700 877 300 2300 13500 5150
Theo thực tế ha 310 435 325 1605 14.560 4.200
7 Năm xây dựng năm 2001 2008 1983 2005 1986 2005
8 Năm đưa vào sử dụng năm 2005 2012 1985 2008 1995 2010

Ghi chú: Công trình Ayun Hạ , Tổng chiều dài kênh chính + kênh Nam + kênh Bắc = 47,87km

– L kênh chính           = 14,90km;

– L Kênh chính bắc   = 14,41km;

– L Kênh chính nam  = 18,56km.

Xướng ca vô loài



                                                                                                             Nguyễn Dư
Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có “Sĩ, nông, công, thương”. Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người là bọn xướng ca vô loài vì không biết sắp xếp bọn này vào đâu cho ổn. Xướng ca bị coi là vô loài, bị khinh rẻ không thua gì thằng mõ. 
Bị khinh từ năm xửa năm xưa, từ thời vua Lê Nhân Tôn (1447) xa tít.
“Dân
Thanh Hóa thấy vua đến, trai gái đem nhau hát rí ren ở hành tại. Tục
hát rí ren một bên con trai, một bên con gái, dắt tay nhau hát, hoặc
tréo chân tréo cổ nhau, gọi là cắm hoa kết hoa, thói rất là xấu. Đài
quan Đồng Hanh Phát bẩm với thái uý Khả rằng: “Lối hát ấy là thói dâm
tục xấu, không nên cho người hát nhảm ở trước xa giá”. Khả liền sai cấm
hẳn.” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 3, Khoa Học Xã Hội,1968, tr. 139).

Trai gái bá vai bá cổ nhau
ca hát là thói dâm tục rất xấu, cấm không được nhảm nhí trước kiệu vua.
Muốn tốt đẹp, trang nghiêm thì… vào cung vua mà múa với hát!

Năm 1462, vua Lê Thánh Tôn quy định rằng “Nhà
phường chèo con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu,
bản thân và con cháu đều không được đi thi, nếu mang sách hay mượn người
làm hộ, thì trị tội theo luật.” (Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tr.183).

Phường chèo, con hát được
bỏ cùng một rọ với đám phản nghịch, ngụy quan, có tiếng xấu. Cứ đà này
thì có ngày mất mạng như chơi chứ chẳng đùa. Luật lệ nghiêm khắc và vô
lí của Lê Thánh Tôn đã đẩy một số người trở về làng cũ học cày cho xong,
học chữ thánh hiền chỉ tổ toi cơm tốn gạo.

Phường chèo, con hát bị vùi dập có lẽ chỉ vì:
“Xã
hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị
coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không
phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ
bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người
cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và
vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con… Tất cả cái vô luân
là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những
lúc trình diễn.” (Toan Ánh, Phong tục Việt Nam, Khai Trí, 1969, tr. 429).

Mặc dù bị vua quan và nhà
nho khinh ghét, mặc dù không được đi thi để ra làm quan lớn, bọn phường
chèo, con hát vẫn tiếp tục hành nghề và vẫn được nhiều người dân thường
ưa thích.

“Khoảng
năm Cảnh Hưng, phường hát chèo bội mới pha thêm lối tuồng, cũng đóng
vai trò vẽ mặt ra múa hát đùa cợt, không khác gì ở hí trường. Các nhà
tang gia hay đua nhau mượn phường chèo đóng tuồng để khoe khoang.Các
quan chính phủ ghét hung lễ lại dùng lẫn lộn cả cát lễ, bèn nghiêm cấm,
đã hơn mười năm. Đến năm Canh Tuất (1790) lại thấy dân gian bày trò hát
bội ấy. Các con nhà lương gia tử đệ có người bỏ cả chức nghiệp đi theo
học hát, khăn áo dáng bộ như đàn bà, thường khi ở nhà cũng nghêu ngao
tập hát chèo, trước mặt khách cũng không thẹn thò gì cả. Lại còn trò
đánh bạc chọi gà sinh ra nhan nhản. Tập tục đến thế thật đáng buồn!”(Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, Văn Học, 1972, tr. 57). 

May thay… cơ trời vần xoay, rồi cũng đến một ngày mai sáng sủa hơn. 
“Lệ
cũ, cứ con nhà hát xướng không được vào nhà học hiệu, thi đỗ ra làm
quan. Tiếc rằng không mở rộng đường cho kẻ tuấn dị tiến thân, để thu lấy
nhân tài xuất chúng. Từ khi Lộc Khê Hầu (Đào Duy Từ) là con nhà hát
xướng, vì không được ra thi, mới lẻn vào giúp nhà Nguyễn ở trong Nam,
bấy giờ những kẻ đương sự mới hối rằng cái cách tìm kiếm nhân tài như
thế là không rộng. Nhưng cũng chưa công nhiên bãi bỏ lệ cũ. Từ khi bà
Trương quốc mẫu, người Như Kinh, là kẻ hát xướng được tuyển vào cung hầu
Tần Quang Vương, sinh ra Trịnh Nhân Vương (Trịnh Cương), Biện trưởng
cung, người Á Lữ, sau lại đắc sủng với Nhân Vương, nên các họ về giáo
phường mới được kể bằng hàng với các họ nhà lương gia. Sau này các họ
nhà đại khoa hiển hoạn cũng thường có người do giòng họ hát xướng mà
phát đạt lên, nên những kẻ sĩ phu cũng cùng họ giao du tự nhiên, và rồi
những nhà hát xướng cũng quên hẳn thế hệ nhà mình tự đâu mà ra. Xem đó
thì biết thế vận phong tục mỗi ngày một khác.” (Vũ trung tuỳ bút, sđd, tr. 79-80).

Phải công nhận là… mê
gái cũng có cái hay! Bên trên mê gái thì bên dưới cũng được nhờ! Vua
chúa một khi quen hơi đào hát thì bao nhiêu cái nhảm nhí ngày xưa bỗng
chốc được dẹp qua một bên. Luật lệ được tẩy xóa. Xin cảm ơn và tuyên
dương cô đào hát họ Trương! Giọng ca tiếng hát và có lẽ cả thân hình của
cô đã cảm hóa được lòng người, phá bỏ được bất công. Nhờ cô mà con cháu
mở mày mở mặt.

Nhưng thói đời, bia miệng thì cứ trơ trơ. Mặc dù vua chúa đã thôi lấy thịt đè người, đè con hát từ lâu rồi, nhưng thành kiến xướng ca vô loài vẫn cứ bám rễ trong đầu nhiều người đến tận đầu thế kỉ 20. Mẹ và em gái Tản Đà bất đắc dĩ phải “đắp đổi tháng ngày bằng điệu phách câu ca”, bị “người ta hùa cả nhau vào bài xích việc xướng ca là việc giăng hoa đĩ bợm.” (Nguyễn Mạnh Bổng, 1944).
Bỗng dưng xướng ca lại được tặng thêm hỗn danh đĩ bợm. Tại sao vậy? Xướng ca có liên hệ gì với đĩ à? 
Vậy đĩ là gì, là ai? Trong văn học, người Tàu gọi các cô làm nghề xướng ca là kĩ nữ. Kĩ nữ nguyên nghĩa chỉ là người con gái làm nghề ca xướng, múa hát. Chữ  (bộ nữ) của tiếng Hán được ta đọc Nôm thành đĩ. Kĩ nữ của Tàu trở thành Con đĩ của
ta. Kĩ nữ và con đĩ là hai chị em ruột. Con đĩ ngày xưa chỉ có nghĩa là
người con gái làm nghề hát xướng chứ không phải là con đĩ làm nghề mại
dâm như ngày nay!

Thật hay đùa vậy?
Xưa kia, trước khi làng mở hội cho mọi người vui chơi thì các vị chức sắc phải tổ chức tế lễ ngoài đình. Có rước phụng nghênh hồi đình (rước
long kiệu từ miếu về đình) rất long trọng. Nghi trượng gồm nào cờ quạt,
voi ngựa, nào bát bửu, cờ biển. Rồi đến phường đồng văn đánh trống, gõ
thanh la, theo sau là mấy người con gái, đôi khi là con trai giả gái,
vừa vỗ trống vừa múa hát gọi là con đĩ đánh bồng. Theo sau con đĩ đánh bồng là
cờ vía, lọng vàng, lệnh kiếm, phường bát âm, long đình, kiệu thánh…
và sau cùng là bô lão, chức sắc của làng. (theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 96-100).

Xem vậy thì vai trò của
con đĩ ngày xưa cũng không có gì là tệ lắm, được múa hát diễn hành trước
cả long đình, kiệu thánh, các bô lão, chức sắc của làng.

Nếu chỉ múa hát thôi thì
chẳng có gì là xấu. Có xấu chăng là kể từ ngày các con đĩ bị giới trưởng
giả, mấy ông trí thức mời về nhà hát. Chính những vị tai mắt, khoa
bảng, đã mở đường hoặc tiếp tay làm biến chất, làm hư các con đĩ. 

Buổi hát ban đầu rất lịch thiệp. Các quan ăn uống vui chơi, các cô hầu rượu, múa hát những bài do các quan yêu cầu.

Hồng Hồng Tuyết Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
Ngảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu (…)

(Dương Khuê, Hồng Tuyết)

Những chầu hát cô đầu dần dần bị những người thiếu tư cách biến thành nơi cợt nhả, bá vai gối đùi.

Nhân sinh quý thích chí
Còn gì hơn hú hí với cô đầu
(…)
Chơi cho thủng trống tầm bông.
(Trần Tế Xương, Chơi ả đào)

Rồi chẳng bao lâu, buổi hát chỉ còn là cái cớ cho những trận trác táng, tằng tịu, dâm loàn. 

Cũng ra đĩ rạc
Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang
Chán chê rồi về đến đầu làng
Toan tấp tểnh những đường tu lý (…)

(Trần Tế Xương, Đĩ rạc đi tu) 

Con đĩ vốn chuyên nghề hát xướng dần dần trở thành gái làng chơi.

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ
Trời sinh ra cũng để mà chơi
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
(…)
Mai sau này giỗ có văn nôm
Cha đời con đĩ cầu Nôm.
(Nguyễn Khuyến, Đĩ cầu Nôm)


Các
nhà hát tư mọc lên, lập thành xóm cô đầu. Vàng thau lẫn lộn, khó mà
phân biệt được con hát thật với con gái làng chơi. Từ đây trở đi người
ta đồng hóa đĩ với gái làng chơi, gọi gái làng chơi là đĩ.Sự
biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và
Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến
khoảng đời Đường thì được dùng để chỉ nơi ở của kĩ nữ. “Như vậy thì ngày nay Thanh Lâu không còn có nghĩa là nhà cao cửa đẹp mà chỉ có nghĩa là nhà kĩ nữ.”(Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954), và cuối cùng trở thành:

Lầu xanh có mụ Tú bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên (Nguyễn Du, Kiều)

Lầu xanh rõ ràng đã trở thành nơi chứa gái làng chơi, gái giang hồ.

Ngảnh mặt lại lầu xanh thương những kẻ
Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan
(Tôn Thọ Tường, Đĩ già đi tu) 

Từ điển Génibrel (1898) và Gustave Hue (1937) cũng chép lầu xanh là maison de prostitution (nhà đĩ, nhà thổ). 

Lầu hồng xưa kia là chỗ ở của con gái nhà giàu: 
Đêm ngày lòng những giận lòng
Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên (Kiều) 

Sau này lầu hồng cũng bị trở thành maison des chanteuses (nhà chứa con hát), và sau cùng là nhà chứa đĩ. 

Giang hồ từ thủa mười lăm,
Đến năm mười chín còn nằm trông xuân,
Xuân kia còn độ mấy lần,
Tấm thân phơi chốn bụi trần mà thương (…)
(Hoàng Ngọc Phách, Giọt lệ hồng lâu)

Nhà chứa đĩ thời Tây được gọi là nhà đỏ, nhà thổ. Chữ thổ không phải là chữ Hán, cũng không phải là chữ Việt.Thổ là âm của tiếng Pháp tolérance (cũng như thổ mộ là âm của tombereau). Nhà thổ tức là maison de tolérance(nhà chứa đĩ) của Pháp. Xã hội ta thích ứng thật nhanh chóng với mọi hoàn cảnh! 

Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường.

Tú Xương đã nắm bắt được chuyển biến của xã hội đương thời, đưa một dịch vụ ăn khách là thổ đĩ vào văn học. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa “nhà chứa” là nơi nuôi gái mãi dâm, tổ chức cho gái mãi dâm hành nghề, trong xã hội cũ. Đúng ra thì phải gọi là gái mại dâm (gái bán dâm), các ông đi chơi gái thì gọi là khách mãi dâm (khách
mua dâm). Nhầm lẫn người mua với người bán âu cũng là thói quen đã có
từ lâu. Nhưng nếu phân biệt được chủ với khách, người cho với kẻ nhận
thì vẫn hơn. Nhất là trong thời buổi nhiễu nhương có cả các cậu, các ông
bán dâm cho người cùng phái.

Người Hà Nội gọi các cô gái điếm thời Tây là đượi. Có người cho rằng đượi là nói trại của đười (con đười ươi, cùng họ với khỉ, tườu) vì các cô điếm đầu tóc bù xù, nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Giải thích này nghe không xuôi tai vì phần đông các cô đượi đều ăn mặc hấp dẫn, son phấn, đầu tóc chải chuốt, phi dê (frisés).
Có như vậy mới mong câu được khách chứ. Đầu bù tóc rối như đười ươi (mà
đã có ai được thấy đầu tóc đười ươi chưa nhỉ?), thì đến tượng đồng đen, cột nhà cháy nó cũng chê, thì làm sao mà bán trôn nuôi miệng được? Có lẽđượi chỉ là biến âm của đĩ mà thôi. Đọc trại với ý khinh bỉ và phân biệt. Đượi là me tây, đĩ là me ta. Đượi và đĩ còn có tên là gái ăn sương. Tên nghe khá lãng mạn, nói lên được nỗi vất vả lúc đêm khuya thanh vắng.

Kiếm ăn chung với các cô đượi là bọn ma cô (maquereau), bọn bồi xăm (chambre). Thời Pháp còn có nhà Lục xì. Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết Làm đĩ (1936) và phóng sự Lục xì (1937) nhưng tiếc rằng Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Văn học, 1987) không đăng những truyện này nên rốt cuộc vẫn không biết Lục xì là
gì. Cái phiền của tuyển tập là vậy! Người khác chọn giùm mình. Cho đọc
cái gì thì đọc cái ấy! Tra tìm trong từ điển Hán, Nôm thì không thấy Lục xì. Từ điển Gustave Hue có từ Lục xì nhưng lại không giải thích, chỉ cho biết Lục xì là một từphon. (tôi đoán phon. là viết tắt chữ phonétique, nghĩa là đọc theo âm). Nếu vậy thì Lục xì có thể là âm cuối của chữ syphilis (bệnh hoa liễu, còn gọi là giang mai, nôm na là bệnh lậu hay tim la). Nhà Lục xì là nơi khám bệnh hoa liễu cho các cô điếm thời Tây.

Thực dân Pháp đem vào nước ta một loại kĩ nữ mới là vũ nữ, các cô gái nhảy, ca ve (cavalière). Gái nhảy phải biết… nhảy đầm, không cần biết hát. Các cô hành nghề tại các đăng xinh (dancing). Ông nào chồn chân muốn nhảy thì mua vé, chọn gái nhảy. Nhiều cô… làm thêm giờ phụ trội, nhảy cả tại phòng riêng.
Trở lại với các nàng kĩ nữ. 
Chữ kĩ ban đầu còn có
nghĩa, còn được dịch là ả đào, đào hát, con nữ phường chèo. Sau này được
dịch thẳng là đĩ, con gái mại dâm (Đào Duy Anh), con đĩ nhà thổ (Thiều
Chửu).

Kĩ nữ và con đĩ, tuy là đồng hội đồng thuyền, cùng là xướng ca vô loài nhưng
cũng được phân biệt đối xử. Những lúc hứng bốc lên dạt dào thì thi sĩ
gọi bọn này là kĩ nữ nghe cho thanh tao, lãng mạn! Nói đến kĩ nữ là
người ta liên tưởng đến những số phận long đong, lỡ làng. Một kĩ nữ gảy
khúc tì bà đã làm xúc động ông tư mã Giang Châu. Một kĩ nữ lênh đênh
trên sông Hương ngợp ánh trăng đã làm mềm lòng nhiều thế hệ: 

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say,
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt.
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi.
-Du khách đã đi rồi!
(Xuân Diệu, Lời kỹ nữ)

Người
ta dễ thông cảm, xót thương cho số phận các nàng kĩ nữ và dửng dưng
thậm chí khinh bỉ các nàng kĩ nữ nhập tịch Việt Nam, trở thành con đĩ
bình dân! Thành ngữ, ca dao của ta có rất nhiều câu ám chỉ bọn gái đĩ già mồm. Sau những trận chơi cho thủng trống tầm bông, cho toác toạc toàng toang, các ông không quên núp sau lưng vợ, lên mặt đạo đức khuyên các cô làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng. 

Kẻ ít học cũng a dua nói leo vài câu vô nghĩa:

Đĩ xơ đĩ xác, đĩ xạc đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ, đĩ lặn xuống ao

Cũng có người thành thực hơn, ra mặt chê nhưng đúng hơn là ganh tị với đĩ :

Làm đĩ có tàn, có tán, có hương án thờ vua, có chuông chùa niệm Phật.

Toàn là chê, chửi, trách đĩ. Tha hồ cho sướng miệng! 
Ngày xưa người ta gọi trẻ con là thằng cu, cái đĩ.
Cu là dương vật. Đĩ là gái làng chơi. Cu và đĩ mang nghĩa xấu, được mê
tín ngày xưa dùng với mục đích để ma quỷ chê đứa bé, không ám hại nó. Ngôn ngữ hiện đại có từ kép đĩ điếm. Điếm nghĩa là cái kho, cái nhà chứa đồ. Đĩ điếm là từ kép nửa Việt nửa Hán, có nghĩa là nhà chứa đĩ hay là ổ mại dâm. Gái làng chơi có thêm tên gọi tắt là gái điếm.

Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã hóa thân nàng kĩ nữ thành con đĩ, con điếm.
Người xưa đồng hóa con hát với đĩ điếm và gọi bọn này là xướng ca vô loài.
Năm 1945, bộ trưởng bộ Giáo Dục-Mĩ Thuật Hoàng Xuân Hãn đã làm một cuộc cách mạng văn hóa,
đưa hát xướng vào chương trình bậc trung học. Hát xướng trở thành môn
học bắt buộc. Xướng ca chính thức thoát khỏi cái nhục vô loài.

Ngày nay nước ta có trường
dạy âm nhạc, kịch, tuồng, chèo, cải lương. Đủ các bộ môn xướng ca. Nghệ
sĩ xuất sắc được tặng danh hiệu, gắn huân chương. Ai dại mồm dại miệng
tuyên bố xướng ca vô loài chắc sẽ bị cả triệu người tát cho vỡ mặt.

Như vậy là nước ta hết đĩ rồi chăng? 
Hết làm sao được! Ngày nào
còn các cậu, các ông lang bang, thèm của lạ thì ngày đó còn các cô, các
bà làm cái nghề xưa nhất trên mặt trái đất này! Xướng ca vừa được phục
hồi danh dự, được tôn vinh thì xã hội lại đẻ ra các nàng sờ nách ba (snack bar), bia ôm, mát xa (massage)… Có người mua thì có kẻ bán, còn người bán thì còn kẻ mua. Ngoạn mục thay cái đèn cù của kinh tế thị trường! 

Có điều lạ và bất công là
phường chèo, gánh hát có cả kép hát nhưng ngôn ngữ bình dân gần như bỏ
quên bọn này. Sách vở của ta chỉ đả động đến con đĩ chứ không nói đến thằng đĩ. Không biết xã hội phong kiến ngày xưa có kĩ nam không? Ngày nay thì nhiều nước có. Không những có kĩ nam mà còn có cả kĩ sư !
Ấy chết, xin đừng vội hiểu lầm là các ông các bà kĩ sư là… bậc thầy
của đĩ ! Chữ kĩ (bộ thủ) của kĩ sư viết khác chữ kĩ (bộ nữ) của kĩ nữ.
Kĩ sư là người có tài năng, chuyên về một kĩ thuật gì.

Các cô kĩ nữ, các ông kĩ nam tân thời có tên gọi đáng yêu là ca sĩ. Sĩ này được trọng vọng hơn cả sĩ của “Sĩ, nông, công, thương”.
Thần tượng của vô số người. Dưới ánh đèn mờ, khói thuốc âm u, nhạc dìu
dặt, mơ màng nghe các cô hát, các cô ca, các cô la, thỉnh thoảng được
ngắm một cái ngoáy, một cái ưỡn thì chao ôi…xướng ca quả là sướng quá!

Nguyễn Dư 
(Lyon, 3/2003)

Nguồn: http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/08/xuong-ca-vo-loai-nguyen-du.html

Kịch bản họp lớp A2a CĐSP

KỊCH BN

Lễ Kỷ nim 20 năm ngày ra trường ca cu sinh viên

lớp A2a-Khoa Tiu Hc-Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai

– Thời gian: Từ 8h00 đến 14h00, ngày 30 tháng 10 năm 2016.

– Địa điểm: Sảnh Viên Ngọc xanh-Trung tâm hội nghị tiệc cưới Pleiku Palace, số 03 Nguyễn Tất Thành, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

– Đơn vị thực hiện: Ban Liên lạc lâm thời Cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học-Cao đẳng sư phạm Gia Lai;

Dẫn chương trình:

MC Nam – MC Nữ

——————–

– Trong khoảng thời gian chờ đợi từ 8h00 đến 8h30’ quý khách, thầy cô và đồng nghiệp cựu sinh viên xem tư liệu, ca nhạc, hình ảnh về sinh viên, thầy trò, Mái trường, danh thắng quê hương Gia Lai và đất nước Việt Nam;

1/ Ổn định tổ chức, thông qua chương trình làm việc.

(Khi bắt đầu chạy chương trình, hai MC đứng từ phía dưới của 2 bên cánh gà sân khấu đi lên. MC Nam đi từ bên phải, MC Nữ đi từ bên trái, gặp nhau tại chính giữa sân khấu)

         MC Nữ: Xin nồng nhiệt chào đón các vị khách quý, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và toàn thể cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học Trường Cao đảng sư phạm Gia Lai trên khắp mọi miền đất nước đã về dự buổi Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường, buổi gặp mặt lần thứ nhất các cựu sinh viên lớp A2a do ban liên lạc Lâm thời của lớp triệu tập (vỗ tay);

         MC Nam: Lời đầu tiên xin gửi tới quý vị khách quý, quí vị đồng nghiệp, các bạn lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất (vỗ tay).

         MC Nữ -Hiện nay đã chuẩn bị đến giờ khai mạc buổi lễ, trân trọng kính mời toàn thể khán phòng ổn định tổ chức để chương trình được bắt đầu.

Thay mặt cho Ban tổ chức chúng tôi xin phép được thông qua chương trình buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và hội ngộ gặp mặt lần thứ nhất của các cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học Trường Cao đảng sư phạm Gia Lai:

MC dẫn Thời gian Nội dung chương trình Người phụ trách
MC Nữ 8h00 đến 8h30’ ón tiếp Khách (Khách ở xa đón tiếp chiều ngày 29/10/ 2016 tại khách sạn Pleiku) Ban Liên lạc + Ban Tổ chức
8h30 đến 9h30’ +Chương trình văn ngh và xem phim, nghe nhạc, liệu v hot động giáo dc của lớp A2a; MC – Ca sỹ – Cựu sinh viên có năng khiếu;
MC Nam 9h30 đến 10h00 +Diễn văn Khai mạc

+Thay mặt ban liên lạc Điểm lại tình hình hoạt động của cựu sinh viên sau 20 năm ra trường (1996-2016);

+Phát biểu của đại diện Trường Cao đẳng Sư Phạm; Phát biểu đáp từ của BLL (Lớp trưởng A2a)

MC, ban tổ chức (lớp trưởng) – Ban Liên lạc lâm thời; Hiệu trưởng Trường Cao đảng SP
10h00 đến 10h30’ Báo cáo tình hình hoạt động của Ban liên lạc Lâm thời Hội cựu sinh viên lớp A2a TM BLL (Hương)
MC Nữ 10h30 đến 11h00 Thông qua Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội cựu sinh viên lp A2a-Khoa Tiu hc CĐSP Gia Lai nhiệm k 2016-2020; Đề nghị sửa đổi bổ sung và Biểu quyết tán thành quy chế; Ban Liên lạc nhiệm kỳ mới ra mắt; Ban Tổ chức & Ban Liên lạc Lâm Thời
11h00 đến 11h30 +Phát biểu của Đại diện khoa Tiểu học Trường Cao đảng SP Gia Lai; Phát biểu đáp từ của Ban Liên Lạc;

+Lễ trao quà cho Thầy cô giáo

Trưởng (Phó) Khoa Tiểu học; Trưởng ban liên lạc mới Trao quà,
MC Nam 11h30 đến 12h00 +Phát biểu cảm tưởng của các khách mời và các cựu sinh viên;

+Chụp ảnh và ghi hình lưu niệm, (Tất cả, với trường, với khoa, cả lớp, từng tổ trong lớp và theo sở thích của từng nhóm)

Ban Tổ chức & Ban Liên lạc cựu sinh viên lớp A2a
12h00 đến..chiều +Lời cảm ơn và diễn văn bế mạc buổi Lễ;

+Dùng cơm thân mật, tâm sự   và giao lưu văn hoá-văn nghệ;

Ban Tổ chức & Ban Liên lạc mới nhiệm kỳ 2016-2020

2/ Văn nghệ chào mừng:

         MC Nữ: Đến với tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (1996-2016) và Gặp mặt hội ngộ lần thứ nhất các cựu sinh viên lớp A2a Khoa tiểu học-Trân trọng kính mời các vị khách quý theo dõi màn hợp ca nam nữ, với ca khúc: MONG ƯỚC KỶ NIỆM XƯA

(Ca sỹ đi từ 2 phía cánh gà sân khấu ra chính giữa sân khấu, nam một bên và nữ một bên).

3/ Tuyên bố lý do, giới thiệu khách quý: (2 MC cùng bước ra sân khấu, đứng ở chính giữa sân khấu không được đứng ở bục phát biểu)

       MC Nam -Kính thưa các vị khách quý, quý vị đồng nghiệp, các bạn cựu sinh viên !

       20 năm, một khoảng thời gian tuy chưa dài để viết lên lịch sử, nhưng đã có ý nghĩa thật lớn lao để đánh dấu mốc son trưởng thành của lớp cựu sinh viên A2a khoa tiểu học (1994-1996) trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Gia Lai và đồng thời là một điểm nhấn đậm nét về tình đồng môn, đồng nghiệp của những con người đã và đang gắn bó với ngành giáo dục trên đất Gia Lai và các tỉnh thành khác trong toàn quốc.

         MC Nữ: Lớp A2a, sau khi rời khỏi mái trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai thân yêu, chia tay thầy cô và bạn bè, dù ở bất cứ đâu, trong tỉnh Gia Lai hay tỉnh ngoài, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, chúng ta vẫn luôn đau đáu nhớ về trường xưa, nhớ thầy cô và bạn bè cũ. Nhiều người đã miệt mài trong những cuộc hành trình tìm lại thầy xưa, bạn cũ. Và thật diệu kỳ, như thể trong mơ, hôm nay, chúng ta đã tìm thấy nhau, đã được gặp lại nhau, ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự.

         MC Nam: Xin hãy dành một tràng pháo tay để bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã tình nguyện vào Ban liên lạc lâm thời, những cơ quan hữu trách đã nhiệt tình tạo điều kiện cho Gia đình A2a có được ngày vui hội ngộ hôm nay.

         MC Nữ : Kính thưa quý vị!

         Đời người ngắn ngủi, quá khứ rồi cũng trở thành kỷ niệm. Nếu như có thể, mỗi dịp năm mới đừng quên họp lớp, gặp mặt bạn học, ôn lại tình bạn xưa; Bạn học cũ, đã lâu không gặp! Có lẽ bạn đang bận rộn với gia đình, sự nghiệp. Hay bạn đang cảm thấy mệt mỏi trước áp lực dòng đời. Rất có thể hoàn cảnh xã hội của chúng ta không như nhau. Và tính cách chúng ta cũng có đôi chỗ khác biệt. Nhưng cho dù thế nào, thì tình bạn học mãi mãi không phai mờ, và cũng không bao giờ thay đổi.

         Trong dân gian có câu:

Rượu, đàn, bạn cũ đều hay

Gặp bạn đồng học là may một đời

         MC Nam -Kính thưa quý vị và các bạn

Đến Dự và chia vui niềm vui lớn với tập thể cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học trường Cao đảng Sư phạm Gia Lai hôm nay, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các vị khách quý.

         MC Nữ – Nhìn Về phía khách mời:

                                           – Xin trân trọng giới thiệu

Thầy: Nguyễn Văn Chiến – Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường

MC Nam – Thầy: Nguyễn Tiến Dũng: Nguyên Giáo viên chủ nhiệm lớp A2a

MC Nữ –Thầy: Lê Trọng Tín: Giáo viên dạy bộ môn Toán

MC Nam – Cô: Đinh Thị Hà, giáo viên (Tổ trưởng tổ bộ môn tâm lý)

MC Nữ –Thầy Nguyễn Minh Vỹ: Giáo viên dạy bộ môn Thể dục

MC Nam – Thầy Phan Văn Phùng: Giáo viên dạy Bộ môn Mỹ thuật

MC Nữ:- Cô Trần Thị Ngọc Bích – Giáo viên dạy bộ môn tâm lý

MC Nam – Cô: Phan Thị Thanh Hà

MC Nữ – Cùng trên 50 cựu sinh viên đã và đang làm nhiệm vụ giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh thành trong toàn quốc trong suốt 20 năm qua.

MC Nam – Và đặc biệt là sự hiện diện của Ban Liên lạc lâm thời Hội đồng cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học-Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai;

                               Xin nhiệt liệt chào mừng.

MC Nữ –Về phía Ban Liên lạc lâm thời Hội đồng cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học-Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai;

Ban tổ chức xin được trân trọng giới thiệu:

         – Bà: Đinh Thị Phượng, Trưởng Ban Liên Lạc Lâm thời

MC Nam

         – Bà: Nguyễn Thị Hương, Phó Ban Liên lạc lâm thời

MC Nữ

         – Bà: Trần Thị Hồng, Ban viên Lâm thời

MC Nam

         – Bà: Trần Kim Huế, Ban viên lâm thời

Cùng toàn thể tập thể cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học Trường cao đẳng Sư phạm Gia Lai;

Xin được nhiệt liệt chào mừng.

MC Nữ Một lần nữa xin trân trọng chào mừng và cảm ơn các vị khách quý, các thầy cô giáo đại diện cho trường, cho khoa đã dành thời gian và tình cảm về dự buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và hội ngộ gặp mặt lần thứ nhất của các cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học Trường Cao đảng sư phạm Gia Lai; Xin kính chúc các quý vị, các thầy cô cùng gia đình sức khỏe, thành công, chúc cho buổi lễ của chúng ta thêm long trọng và nồng ấm tình người!

(tiếng nhạc đệm theo tiếng vỗ tay nhẹ nhàng)

4/ Diễn văn khai mạc buổi lễ

MC Nam

         Kính thưa các vị khách quý, các bạn đồng nghiệp thân mến !

       Người xưa có câu: “Tu trăm năm mới ngồi cùng thuyền, tu nghìn năm mới ngủ chung gối, tu năm đời mới học cùng trường.” Các bạn học của tôi, giữa biển người mênh mông, chúng ta không sớm, không muộn gặp nhau, hai năm cùng trường khổ học, cuối cùng suốt đời không quên được tình bạn, trong sân trường lưu lại dấu chân tuổi thanh xuân.

MC Nữ

         Thời gian dần trôi qua, sân trường xưa đã trở thành dĩ vãng, nhưng mỗi lần nhớ lại thời đi học, ta lại xuyến xao, bồi hồi, xúc động. Đông tây nam bắc, chân trời góc biển, bạn học thân mến, bạn có còn khỏe không? Tình bạn học là thuần khiết nhất, mộc mạc nhất, cao quý nhất, xúc động nhất, lãng mạn nhất, kiên cố nhất, vĩnh hằng nhất. Cùng học chung lớp, vui thì cười, giận thì mắng, dỗi hờn thì quay mặt lặng thinh, tính tình ngay thẳng. Hôm nay ngồi nhớ lại chuyện xưa, có lẽ bạn và tôi đều mỉm cười mãn nguyện.

MC Nam

         Không có lợi ích vật chất, không có lợi dụng lẫn nhau, đó là viên ngọc quý mà cuộc sống ban tặng mỗi người: Đó là tình bạn học và cuối cùng họp lớp sẽ trở thành bữa tiệc cuộc sống, để chúng ta sẽ, hoặc chợt nhận ra rằng, dẫu cuộc đời trôi qua như mây khói, nhưng chỉ có tình bạn học là vô cùng khó quên.

MC Nữ

Kính thưa các vị khách quý, các bạn đồng học !

     Kể từ ngày lớp A2a chúng ta chia tay các thầy, cô, bạn bè, rời mái trường Cao đẳng Sư phạm thân yêu, đến nay đã thấm thoát 20 năm rồi…Và cũng ngần ấy thời gian, mỗi chúng ta bị cuốn theo dòng xoáy cuộc đời với bao suy nghĩ, lo toan cho cuốc sống, với bao niềm vui, nỗi buồn đáng nhớ và quên; Nhưng có một điều chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta không thể quên được những ngày còn học chung dưới mái trường thân yêu này.

MC Nam

         Những hình ảnh, kỷ niệm ngày xưa bất chợt dâng lên trong lòng ta một nỗi niềm bồi hồi, xúc động, và cũng trong những cảm xúc đó, chúng ta mong muốn được trở lại mái trường thân yêu để một lần được gặp lại các thầy, cô thân yêu và các bạn. Hôm nay chúng ta tổ chức buổi họp mặt chính thức lần đầu tiên này cũng là để thỏa lòng những tâm tư, tình cảm đó. Và đây cũng là nguyên do chính của cuộc họp mặt hôm nay.

MC Nữ

Kính thưa toàn thể khán phòng !

         Thể theo nguyện vọng của các cựu sinh viên Ban Liên lạc lâm thời Hội Cựu sinh viên lớp A2a khoa Tiểu học trường CĐSP Gia Lai long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và hội ngộ gặp mặt lần thứ nhất của các cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học Trường Cao đảng sư phạm Gia Lai;

MC Nam

         Thay mặt Ban tổ chức-Tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Bà: Đinh Thị Phượng (Trưởng Ban liên lạc Lâm thời) lên trình bày diễn văn Khai mạc buổi Lễ, xin trân trọng kính mời Bà.

Trưởng Ban bước lên sân khấu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu của Trưởng Ban khoảng 10 phút.

MC Nam: Xin Trân trọng cảm ơn bài diễn văn đầy ý nghĩa của Bà: Đinh Thị Phượng, qua bài diễn văn đã giúp chúng ta nhìn lại từng dấu son, điểm nhấn và dấu ấn trong quãng thời gian hai năm học và 20 năm cống hiến trí tuệ và sức lực cho ngành giáo dục nước nhà của các cựu sinh viên lớp A2a. Qua đó nắm được nội dung, tôn chỉ mục đích và ý nghĩa cao cả của buổi Lễ kỷ niệm và ngày gặp mặt hội ngộ các cựu sinh viên sau hai mươi năm ra trường mà chúng ta long trọng tổ chức hôm nay;

5/Báo cáo của Ban Liên lạc lâm thời Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học, CĐSP Gia Lai;

MC Nam

Kính thưa các vị khách quý!

         Thời gian có vẻ như trôi nhanh quá, mới hôm nào tất cả chúng ta còn là những cô, cậu sinh viên hồn nhiên, vô tư, vừa học, vừa chơi, vừa hát hò và bao nhiêu là trò nghịch ngợm;

MC Nữ

         Vy mà hôm nay chúng ta gp nhau đây, đôi khi phải thoáng mt chút ngp ngng mi nhn ra nhau, thi gian đã đưa tui đôi mươi v vi quá kh và mang đến cho chúng ta tui trung niên cng cáp và dày dn hơn rt nhiu. Nhưng thi gian không th làm m đi nhng k nim ca mt thi sinh viên sôi nổi, vô tư, và hn nhiên,…

6/ Phát biểu chúc mừng của Lãnh đạo Nhà Trường:

MC Nữ

Vâng, để có được những kết quả đáng trân trọng và tự hào như thế, không thể không nhắc đến hình ảnh và vần tên của Khoa Tiểu học, của Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai đã luôn tin tưởng, dạy dỗ, hướng nghiệp, ủng hộ và gắn bó đồng hành cùng với 55 cựu sinh viên nay là giáo chức trên suốt chặng đường phát triển đã qua.

MC Nam – Trong không khí trang trọng nồng ấm hôm nay, để nói lên những quan tâm về chuyên môn cũng như tình cảm của Khoa, của Trường đối với Hội Cựu sinh viên lớp A2a. Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu và kính mời Thầy Nguyễn Văn Chiến – Nguyên Hiệu trưởng Nhà Trường có bài phát biểu, xin trân trọng kính mời Thầy.

(Nguyên Hiệu trưởng bước lên sân khấu trên nền nhạc đệm

Bài phát biểu khoảng 7 đến 10 phút).

MC Nữ :

Xin trân trọng cảm ơn những lời phát biểu đầy tâm huyết về giáo dục và dành nhiều tình cảm của Thầy Nguyễn Văn Chiến, trước sự quan tâm, tin tưởng của Trường, của Khoa, Ban liên Lạc chúng tôi xin tiếp thu và ghi nhận những ý kiến quý báu của Thầy và xin cam kết sẽ liên tục cố gắng hơn nữa, ngày càng thắt chặt mối liên hệ giữa các đồng nghiệp làm công tác giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh thành khác trên toàn quốc;

7/ Báo cáo tình hình hoạt động của Ban Liên Lạc Lâm thời:

MC Nam (MC giới thiệu liền mạch cùng với phần dẫn cảm ơn bài phát biểu của Thầy Nguyễn Văn Chiến nguyên hiệu trưởng ở trên)

Kính thưa các vị khách quý, các thầy cô giáo, các bạn đồng học và đồng nghiệp,

Để thắt chặt thêm tình cảm đồng nghiệp và cụ thể hóa thêm hoạt động của Ban Liên lạc Lâm thời trong những ngày đã qua và định hướng cho hoạt động của Ban Liên lạc mới nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ được bầu trong buổi gặp mặt hôm nay; Ban Tổ chức trân trọng giới thiệu Bà: Trần Kim Huế thay mặt Trưởng Ban Liên lạc Báo cáo tình hình hoạt động Ban liên lạc Lâm thời đến hôm nay 30/10/2016 và định hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau 2016-2020. Xin trân trọng kính mời Bà;

Bà: Trần Kim Huế bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Báo cáo của Bà: Trần Kim Huế khoảng 10 phút.

MC Nữ

Xin trân trọng cảm ơn bản báo cáo hoạt động rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm và cụ thể của Bà: Trần Kim Huế và các thành viên trong Ban liên lạc Lâm thời; Đặc biệt Ban liên lạc đã xin cam kết (nếu trúng cử vào ban liên lạc nhiệm kỳ 2016-2020) sẽ liên tục cố gắng hơn nữa, ngày càng thắt chặt mối liên hệ giữa các đồng nghiệp làm công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai với Khoa Tiểu học và nhà trường;

8/ Thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai

MC Nam (MC giới thiệu liền mạch cùng với phần dẫn cảm ơn bài phát biểu của Bà Trần Kim Huế ở trên)

         Để làm rõ thêm tôn chỉ mục đích của Hội cựu sinh viên, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ban liên lạc và hội viên, quy định rõ thêm về tài chính của hội; Tôi xin trân trọng giới thiệu Bà Nguyễn Thị Hương- Phó Ban Liên lạc Lâm thời lên trình bày thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai; Xin trân trọng kính mời Bà;

Bà Nguyễn Thị Hương bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Báo cáo của Bà Hương khoảng 15 phút.

MC Nữ -Xin chân thành cảm ơn Bà Nguyễn Thị Hương đã trình bày và thông qua trước toàn thể Hội viên Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai bản dự thảo “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai”; Dự kiến nhân sự ban Liên lạc nhiệm kỳ 2016-2020. Bản dự thảo rất chi tiết và cụ thể, nếu tất cả hội viên có mặt hôm nay không có ý kiến gì thì Ban Tổ chức chúng tôi coi như bản Quy ước và nhân sự Ban Liên lạc mới đã được thông qua;

9/ Phát biểu của Thầy Nguyễn Tiến Dũng: Nguyên Giáo viên chủ nhiệm lớp A2a

MC Nam

Kính thưa quý vị!

         Hòa theo dòng chảy thời gian cùng những thăng trầm lịch sử, những người từng công tác giáo dục đã đóng góp công sức cho mảnh đất Tây Nguyên và cũng là những người đến tham dự Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và gặp mặt lần thứ nhất của các cựu sinh viên lớp A2a hôm nay, nhằm đánh dấu một chặng đường của ngành giáo dục tỉnh Gia Lai bản thân đã công tác.

MC Nữ

         Chặng đường tuy chưa đủ để viết nên lịch sử nhưng cũng tương đương với 1 thế hệ con người; Buổi gặp gỡ cũng là điểm hẹn gắn kết tình cảm đồng nghiệp của bao nhiêu mái đầu, cùng hồi tưởng câu chuyện cũ, gặp gỡ cùng ôn lại quãng đường làm nghề trồng người; Buổi gặp mặt này cũng là dịp để giao lưu, thăm hỏi, động viên, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, để nhìn lại ngành giáo dục tỉnh Gia Lai của 20 năm qua. Đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của lớp người giáo dục đầu tiên đến với Gia Lai, đại diện cho các vị tiền bối có chuyên môn chuyên ngành giáo dục;

MC Nam

         Ban tổ chức trân trọng giới thiệu Thầy Nguyễn Tiến Dũng: Nguyên Giáo viên chủ nhiệm lớp A2a có bài phát biểu Cảm tưởng và căn dặn thế hệ trẻ kế tiếp sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà-Xin trân trọng kính mới Thầy;

Thầy Nguyễn Tiến Dũng bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu của Thầy Nguyễn Tiến Dũng khoảng 15 phút.

MC Nữ: Xin chân thành cảm ơn bài phát biểu của Thầy Nguyễn Tiến Dũng về tình cảm trân trọng của Thầy đối với ngành, với đồng nghiệp, thế hệ trẻ làm công tác giáo dục Tiểu học xin tiếp thu những lời thầy đã căn dặn và xin hứa sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà, tiếp tục làm tốt những công việc mà thế hệ cha ông đã đặt viên gạch xây móng đầu tiên cho ngành giáo dục tỉnh Gia Lai;

10/ Phát biểu cảm tưởng của cựu sinh viên

           MC Nam: Dù rằng kể từ ngày rời mái trường Cao đẳng Sư phạm, chúng ta như đàn chim tung cánh mỗi đứa một nơi, mỗi người một công việc với bộn bề những lo toan thường nhật, cũng có nhiều bạn thành công, gặp nhiều may mắn nhưng cũng có bạn trước mắt vẫn còn khó khăn, vất vả và cần được chia sẻ.

       MC Nữ: Nhưng chắc hẳn rằng trong sâu thẳm trái tim, chúng ta vẫn luôn mong mỏi cho một ngày gặp mặt, để được cùng nhau trở về mái trường xưa, ngồi ôn lại một thời đèn sách, một thời tuổi trẻ trong sáng với đầy ắp những ước mơ; Để tất cả mọi người trong khán phòng được nghe cảm tưởng của sinh viên về dự buổi lễ hôm nay;

       MC Nam: Thay mặt Ban tổ chức tôi xin trân trọng giới thiệu cựu sinh viên Huỳnh Thị Hương có đôi lời phát biểu cảm tưởng-Xin trân trọng kính mời chị

Chị Huỳnh Thị Hương bước lên bục phát biểu trong tiếng nhạc (kèn) đệm theo các bài nghi thức. Bài phát biểu của chị Huỳnh Thị Hương khoảng 15 phút.

       MC Nữ: Xin chân thành cảm ơn phát biểu cảm tưởng của Chị Huỳnh Thị Hương về tình cảm trân trọng của sinh viên trong lứa tuổi đôi mươi, của trò đối với Thầy trong những ngày đất nước còn nhiều khó khăn, dù đã 20 năm trôi qua tình cảm đó vẫn còn hiện hữu như chúng ta mới trải nghiệm hôm nào;

11/ Lễ trao quà tri ân cho các thầy cô giáo

MC Nam

Thầy cô chp cánh ước mơ

Cha mẹ chp cánh cho đời bay xa

Tương lai danh vng ngày mai đó

Có được hay không tui hc trò !

         Hôm nay chúng ta các cựu sinh viên xin được tri ân các thầy cô giáo, dẫu cho hoàn cảnh có khó khăn và thiếu thốn bao nhiêu về mặt vật chất, nhưng thầy cô đã rất tâm huyết và nhiệt tình không những truyền thụ cho chúng ta đầy đủ các kiến thức theo chương trình, mà còn tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh về ý chí, về nghị lực, về tư duy cuộc sống; Thầy cô đã cho chúng ta bài học về tinh thần trách nhiệm, bài học về Tình và Nghĩa về cách làm người, làm thầy trước các thế hệ học sinh.

MC Nữ: Vâng ! Thật đúng là như vậy-Nhìn lại chng đường 20 năm qua, càng t hào bao nhiêu, chúng ta càng phi có trách nhim by nhiêu đối vi s nghip giáo dục vẻ vang mà các thế h đi trước đã xây dng nên và giao phó cho chúng ta hôm nay. Chúng ta vẫn còn nhiu điu phi trăn tr, phi tìm hướng đi thích hp bi vì nhng kết qu đạt được so vi mc tiêu, yêu cu và tim năng vn còn khiêm tn và chưa đáp ng s k vng ca nhân dân.

MC Nam: Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập văn hóa-giáo dục toàn cầu hiện nay đã đang và sẽ gây sức ép hàng ngày về giáo dục lên chính chúng ta; Vì vậy, chúng ta phải đồng tâm, hiệp lực, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong ngành và sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện cho được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”;

MC Nữ: Có như vy chúng ta mi xng đáng được gi là tri ân các thế h giáo dục đi trước ca tỉnh nhà Gia Lai và đất nước;

MC Nam: Kính mời các thầy cô giáo lên sân khấu nhận quà, (MC Nam đọc tên tng người theo danh sách đính kèm)-BTC Xin trân trọng kính mời:

Thầy: Nguyễn Văn Chiến

Thầy: Nguyễn Tiến Dũng

Thầy: Lê Trọng Tín

Cô: Đinh Thị Hà

Cô: Phan Thị Thanh Hà

Thầy: Nguyễn Minh Vỹ

Thầy: Phan Văn Phùng

Cô: Trần Thị Ngọc Bích  

-Xin trân trọng kính mời Bà: Đinh Thị Phượng, Trưởng Ban Liên Lạc Lâm thời lên trao quà tri ân lưu niệm cho các Thầy cô giáo Khoa Tiểu học-Trường cao đẳng sư phạm tỉnh Gia Lai-Kính mời Bà

(Bà: Đinh Thị Phượng, bước lên sân khu trên nn nhc đệm-Một nữ cựu sinh viên đưa quà đặt trên khay phủ vải điều-Bà: Đinh Thị Phượng, trực tiếp trao, vừa trao vừa ghi hình lưu niệm-Lễ trao quà diễn ra khoảng 7 đến 10 phút).

MC Nam –Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của các thầy cô giáo vào sự nghiệp phát triển và lớn mạnh của ngành giáo dục tỉnh nhà Gia Lai và đất nước (tất cả vỗ tay)

(Phóng viên chụp hình lưu niệm)

12/ Giao lưu chụp hình lưu niệm (Chia thành nhiều đợt chụp hình)

MC Nam-Để ghi nhớ khoảnh khắc thiêng liêng và long trọng này thay mặt Ban tổ chức xin trân trọng kính mời các vị khách quý, các đồng nghiệp tổ chức chụp hình theo từng tổ, hoặc từng địa phương đang công tác;

Đợt 1: Xin trân trọng kính mời Ban Liên Lạc Lâm thời Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học – Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai;

MC Nữ

Đợt 2: Kính mời Ban Liên Lạc nhiệm kỳ 2016-2020 Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học – Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai;

MC Nam

Đợt 3: Kính mời các thầy cô giáo đã đồng hành cùng các cựu sinh viên trong hai năm học tại trường tại khoa;

MC Nữ

Đợt 4: Kính mời tất cả lớp A2a

MC Nam

Đợt 5: Kính mời Thầy cô giáo chụp chung với cả lớp A2a

MC Nữ

Đợt 6: Kính mời từng tổ trong lớp chụp chung để ôn lại kỷ niệm xưa;

MC Nam

Đợt 7: Kính mời các thầy cô chụp với Nam cựu sinh viên

MC Nữ

Đợt 8: Kính mời Các thầy cô chụp với các cựu nữ sinh viên

MC Nam

Đợt 9: Kính mời lớp trưởng chụp với các cựu sinh viên trong ban liên lạc cũ và mới

MC Nữ

Đợt 10: Kính mời chụp hình tự do;

MC Nam

Đợt 11: Kính mời …….

MC Nữ

Đợt 12: Kính mời Ban Liên lạc chụp với khách mời

13/Diễn Văn Bế mạc của Ban Liên Lạc

MC Nam-Kính thưa quý vị khách quí, các bạn cựu sinh viên đồng nghiệp, Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, sau mỗi lần gặp gỡ là những phút chia ly, có chăng cái còn đọng lại mãi mãi về sau đó là tình bạn đã được chúng ta xây dựng nên ở đất Cao nguyên cháy bỏng nắng hạn, rực rỡ sắc quỳ vàng và lộng gió này; Thay mặt ban tổ chức Xin cảm ơn sự có mặt của các thầy cô trường Cao đẳng Sư Phạm Gia Lai, Cảm ơn các bạn cựu sinh viên đồng nghiệp trong ban liên lạc cũ và mới đã nhiệt tình chuẩn bị và làm tất cả các điều kiện vật chất, tinh thần …để chúng ta có được buổi lễ kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ cảm động hôm nay … Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Bà: Đinh Thị Phượng, Thay mặt cho Ban Liên lạc nhiệm kỳ 2016-2020 sẽ có bài diễn văn cảm ơn và bế mạc biểu lễ, xin Trân Trọng kính mời Bà.

(Bà: Đinh Thị Phượng bước lên sân khấu trên nền nhạc đệm- phát biểu bế mạc và cảm ơn quí khách khoảng 6 đến 10 phút).

MC Nam -Xin cảm ơn Bà: Đinh Thị Phượng, cảm ơn các anh, chị trong Ban Liên lạc, cám ơn các quý khách, các thầy cô giáo và đồng nghiệp sư phạm trên khắp mọi miền đất nước đã về dự lễ kỷ niệm, buổi gặp mặt hội ngộ hôm nay; Kính chúc mọi người sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc;

14/ Dùng cơm thân mật và toạ đàm gặp gỡ , giao lưu

MC Nam-Vâng thế là buổi lế long trọng, và buổi gặp mặt họi ngộ hôm nay đã đến giờ kết thúc, kính đề nghị tất cả quý vị khách quí, các bạn đồng nghiệp trong khán phòng nghỉ giải lao trong ít phút và dùng cơm thân mật với Ban Liên lạc ngay tại Hội trường này;

MC Nữ -Một lần nữa, thay mặt cho Ban Liên lạc Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiẻu học, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, xin cảm ơn sự có mặt của các đồng nghiệp, nguyên các cấp lãnh đạo của Trường đã nghỉ hưu đã bỏ thời gian về dự ngày lễ trọng thể 20 năm ngày ra trường và Hội ngộ lần thứ nhất cựu sinh viên lớp A2a Tiểu học này, Kính chúc các quý vị khách quý, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp và các bạn sức khoẻ, hạnh phúc, an khang, thịnh Vượng!

HẾT

DIN VĂN KHAI MC

L K NIM 20 NĂM NGÀY RA TRƯỜNG VÀ GP MT HI NG LẦN THỨ NHẤT TOÀN THỂ HI VIÊN HỘI CỰU SINH VIÊN LỚP A2a KHOA TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

Kính Thưa Các vị khách quý,

Thưa toàn thể các đồng nghiệp tham dự Buổi Lễ kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ hôm nay;

      Hôm nay, trong không khí thi đua sôi nổi của cả nước chào mừng thành công của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII, Thành công của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ (2016 – 2021) Hôm nay ngày 30/10/2016 chiếu theo nguyện vọng của toàn thể hội viên, Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa tiểu học – Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày ra trường và gặp mặt toàn thể cựu sinh viên là Hội viên lần thứ nhất;

      Thay mặt Ban Liên Lạc Lâm thời, với tình cảm trân trọng, tôi xin nhiệt liệt chào mừng trên 50 cựu sinh viên nay là đồng nghiệp đã có mặt tại khán phòng, những Hội viên đã và đang làm công tác dạy học trên địa bàn tỉnh Gia Lai và tỉnh bạn trong 20 năm qua, về dự buổi Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày ra trường và gặp mặt toàn thể cựu sinh viên là Hội viên lần thứ nhất Hôm nay;

     Chúng ta nồng nhiệt chào mừng sự có mặt của các Thầy cô nguyên là lãnh đạo là giáo viên của Trường của Khoa qua các thời kỳ cũng về dự buổi Lễ và gặp mặt toàn thể cựu sinh viên lớp A2a-Tiểu học hôm nay;

     Ban Liên lạc Lâm thời nhiệt liệt hoan nghênh, đánh giá cao và trân trọng biểu dương các các cựu sinh viên nay là đồng nghiệp từ khắp mọi miền đất nước không ngại đường xa và sức khoẻ, các đồng nghiệp đang công tác ở vùng sâu vùng xa của tỉnh, các thầy cô trong trường đã nghỉ hưu dành trọn thời gian vài ngày, 1 ngày đến hội ngộ cùng với tất cả chúng ta trong ngày vui hiếm có này.

      Kính Thưa quý vị đồng nghiệp,

Trong ca dao dân ca có một câu thơ:

̣t dòng đời – một dòng sông

́y ai là kẻ đứng trông bến bờ

Muốn qua sông phải lụy đò

Đường đời muôn bước phải nhờ người đưa      

Xã hội Việt nam bao đời nay đã tôn vinh người thầy, người đưa đò, người trồng cây, người gieo mầm ước mơ, không chỉ qua thơ ca, nhạc kịch mà còn thấm sâu vào cuộc sống thường ngày của mỗi người dân Việt nam từ trí thúc cho đên nông dân, thợ thủ công, từ thành thị đô thành cho đến nông thôn hẻo lánh và văn hóa nho giáo “nhất tự vi sư-bán tự vi sư” lưu truyền trong nhân gian có cả ngàn năm;

Kính thưa các vị khách quý thưa các bạn

       Tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và gặp mặt hội ngộ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe ý kiến phát biểu đầy tâm tư và nguyện vọng của các thầy cô trong khoa, trong trường, nghe những căn dặn đầy trách nhiệm đối với thế hệ trẻ của các nguyên lão trí thức lâu năm của ngành giáo dục Gia Lai; Đồng thời các cựu sinh viên, hội viên hãy tích cực thảo luận vào báo cáo tổng kết hoạt động của Ban liên lạc Lâm thời, thảo luận góp ý bổ sung vào dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu Học, trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, Lựa chọn những hội viên ưu tú nhất bầu vào Ban liên lạc nhiệm kỳ 2016-2020, giao lưu thân mật đồng nhiệp sau 20 năm không gặp mặt-Trên tinh thần đó, tôi đề nghị các đồng nghiệp tham dự buổi lễ và Gặp mặt toàn thể hội viên lần thứ nhất làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, dân chủ, trách nhiệm cao, tham gia có hiệu quả vào chương trình, góp phần tạo nên sự thành công của buổi Lễ kỷ niệm và Gặp mặt Hội viên.

      Với niềm tin sâu sắc vào thành công, vào tình cảm đồng nghiệp, thay mặt Ban Liên lạc lâm thời Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu Học, trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, tôi xin tuyên bố khai mạc Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và Gặp mặt toàn thể hội viên lần thứ nhất Hội cựu sinh viên lớp A2a;

      Kính chúc các bạn học và các vị khách quý sức khoẻ, hạnh phúc.

     Chúc Lễ kỷ niệm và Buổi gặp mặt hội ngộ thành công tốt đẹp./.

                                                                          Ban Tổ chức

DIN VĂN BẾ MC

L K NIM 20 NĂM NGÀY RA TRƯỜNG VÀ GP MT HI NG LẦN THỨ NHẤT TOÀN THỂ HI VIÊN HỘI CỰU SINH VIÊN LỚP A2a KHOA TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

Kính Thưa Các v khách quý,

Thưa toàn th các cựu sinh viên đồng nghip

     Sau hơn một buổi làm việc sôi nổi, khẩn trương đầy tinh thần trách nhiệm. Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và Gặp mặt toàn thể hội viên lần thứ nhất Hội cựu sinh viên lớp A2a-Khoa Tiểu học-Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Thực sự là một buổi Lễ Long trọng mang nặng dấu ấn chuyên ngành giáo dục, một Buổi gặp mặt đầy tình cảm và nghề nghiệp hành động theo tinh thần “Tình cm, Ngh nghip, Kế tha, n định, dân chủ, đổi mi và phát trin”. Thành công của Buổi Lễ và Hội ngộ là công sức đóng góp của hơn 50 hội viên mà nòng cốt và chủ lực là Ban liên lạc cựu sinh viên lớp A2a Lâm thời; Lễ Kỷ niệm và gặp mặt hội ngộ được sự quan tâm tổ chức và điều hành chặt chẽ của Ban Liên Lạc Lâm thời cựu sinh viên lớp A2a. Thành công của Lế Kỷ niệm, của ngày hội toàn thể hội viên là thành công chung của tất cả cựu sinh viên chúng ta;

     Chúng ta phấn khởi và vinh dự được đón tiếp thầy Đào Minh Chiến – Nguyên Hiệu trưởng Nhà Trường đã quan tâm dành thời gian đến dự và dành nhiều tình cảm cũng như sẻ chia kiến thức và kinh nghiệm giáo dục chuyên ngành cho Lễ Kỷ niệm và buổi hội ngộ. Thay mặt Ban tổ chức tôi xin cảm ơn sự quan tâm to lớn của các vị khách quý, các thầy cô giáo trong khoa tiểu học và nhà trường, đồng nghiệp gần xa, đã dành cho Buổi gặp mặt Hội ngộ toàn thể hội viên và Lễ Kỷ niệm.

Kính thưa các thầy cô giáo, quý vị khách quý ! Thưa các Hi viên

     Trong thời gian diễn ra buổi Lễ, các cựu sinh viên chung lớp đồng nghiệp và quý vị đã được Ban liên lạc Lâm thời trao tặng vật kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và gặp mặt, nghe Tổng kết đánh giá và thành tích đạt được trong suốt 20 năm cống hiến của các thành viên trong lớp cho ngành giáo dục tỉnh nhà và đất nước; Đồng nghiệp đã nghe Thông tin tài chính quỹ hội nhiệm kỳ Lâm thời đến ngày 30/10/2016, tham gia vào báo cáo Tổng kết hoạt động của Ban Liên lạc lâm thòi và ngắn hạn. Buổi gặp mặt toàn thể hội viên đã Bầu Ban liên lạc nhiệm kỳ 2016-2020, và đã nhất trí thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động Hội cựu sinh viên lớp A2a-Tiểu học-CĐSP Gai Lai. Trên cơ sở đó các đại biểu đã biểu quyết nhất trí thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội cựu sinh viên lớp A2a-Tiểu học-CĐSP Gai Lai. Ban liên lạc nhiệm kỳ mới đã tiếp thu, tổng hợp đầy đủ tất cả các ý kiến trong Đại hội về góp ý, bổ sung, sửa đổi vào Bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội, chuyển lại cho thư ký hoàn chỉnh Quy chế và in ấn phát hành;

Kính thưa các v khách quý

Kính thưa các đồng nghip, các bạn đồng học !

     Đến giờ phút này, Lễ kỷ niệm và Gặp hội viên đã thành công tốt đẹp. Thành công này có sự đóng góp to lớn của toàn thể cựu sinh viên lớp A2a đã, đang công tác trong ngành giáo dục của chúng ta; Chúng ta cảm ơn những đóng góp to lớn của các bạn, những nhà tài trợ vàng, bạc, đồng và đặc biệt là tất cả các cựu sinh viên trong lớp A2a của chúng ta.

     Với niềm vui của sự thành công, niềm tin tưởng vào sự đồng thuận và tình cảm của Hội cựu sinh viên lớp A2a, thay mặt Ban tổ chức tôi xin tuyên bố bế mạc Lế Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và Gặp mặt toàn thể hội viên lần thứ nhất Hội cựu sinh viên lớp A2a-Tiểu học-CĐSP Gai Lai;

     Chúc các thầy cô giáo, các vị khách quý, các đồng nghiệp, các bạn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt !

                                                                                      Ban Tổ chức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lp – T do – Hnh phúc

QUY CHẾ T CHC VÀ HOT ĐỘNG

CỦA HI CỰU SINH VIÊN LỚP A2a-KHOA TIỂU HỌC-TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

         Chiếu theo nguyện vọng của cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Hội cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai được thành lập ngày 30/10/2016 đã họp phiên toàn thể hội viên tự nguyện gia nhập Hội vào buổi sáng cùng ngày cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất Bản Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội với các nội dung cơ bản sau:

CHƯƠNG II

TÔN CHỈ, MC ĐÍCH VÀ NHIM V CA HI

Điu 1: Tôn ch, mc đích

  1. Hội cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (Sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức tình cảm-nghề nghiệp tự nguyện hoạt động theo tính chất từ thiện, tập hợp rộng rãi những cá nhân học trong lớp A2a-Khoa Tiểu học trường cao đẳng sư phạm Gia Lai đã và đang làm việc và sinh sống tại tỉnh Gia Lai (Mở rộng ra trên địa bàn cả nước, cả với những người đã nghỉ hưu, chuyển công tác, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, có quá khứ và hiện tại không làm gì gây tổn hại cho ngành giáo dục cho lớp A2a, cho tỉnh Gia Lai và đất nước, nếu tự nguyện tham gia đều được Hội chấp nhận làm Hội viên) nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần tư vấn miễn phí cho nhau để giải quyết những yêu cầu về giáo dục tiểu học về cuộc sống hiện nay, phát huy tình cảm tốt đẹp và truyền thống của tỉnh Gia Lai, thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, phồn vinh và hạnh phúc;
  2. Khi đã là thành viên của Hội mọi người đều bình đẳng như nhau, có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ mọi quy định của Hội nhằm xây dựng Hội thành một tổ chức tình cảm-nghề nghiệp đoàn kết, hoạt động ngày càng có ý nghĩa và tác dụng thiết thực hơn.

Điu 2: Nhim v ca Hi

  1. Động viên, tạo điều kiện thuận lợi để các hội viên hoàn thành nhiệm vụ công tác, làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Trao đổi, giúp đỡ nhau kinh nghiệm công tác giáo dục tiểu học, lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống gia đình ổn định, giúp nhau thực hiện xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
  3. Thăm hỏi, tương trợ, giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất khi gặp khó khăn, hoạn nạn, đau yếu, rủi ro, phúng viếng khi có tang lễ.
  4. Tổ chức hưởng ứng những hoạt động từ thiện khi ngành và tỉnh có những rủi ro đặc biệt xảy ra.

CHƯƠNG III : HI VIÊN

Điu 3: Tiêu chun Hi viên

Tất cả những cá nhân đã nêu ở điều 1 nếu tự nguyện đăng ký gia nhập Hội, tán thành qui chế tổ chức và hoạt động của Hội đều được công nhận là hội viên của Hội;

Điều 4: Hội viên có nhiệm vụ:

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế của Hội, thường xuyên tham gia sinh hoạt hội theo lịch (kể cả định kỳ và đột xuất) chăm lo xây dựng Hội ngày càng vững mạnh về mọi mặt
  2. Bảo vệ và phát huy tình cảm tốt đẹp, truyền thống ngành giáo dục, trường cao đẳng sư phạm, khoa tiểu học và lớp A2a. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các hội viên trong hội, thăm hỏi giúp đỡ nhau khi ốm đau, hoạn nạn, rủi ro…
  3. Đoàn kết động viên nhau về tinh thần, giúp đỡ nhau về vật chất, việc làm, kinh nghiệm công tác dạy học, kinh nghiệm lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá.
  4. Không nói, không làm điều gì tổn hại đến ngành, trường, Khoa, lớp, đến tỉnh Gia Lai;
  5. Tham gia sinh hoạt Hội đầy đủ, đóng Hội phí đúng thời gian qui định, tuyên truyền, giới thiệu hội viên mới ra nhập Hội và chấp hành tốt những công việc được Hội phân công.

Điều 5: Quyền lợi của Hội viên

  1. Được tham gia biểu quyết vào các công việc của Hội.
  2. Được ứng cử, bầu cử vào các Ban của Hội
  3. Được hưởng các phúc lợi của Hội.
  4. Được Hội động viên giúp đỡ khi gặp hoạn nạn, khó khăn theo khả năng của Hội.
  5. Nếu hội viên chuyển đi sinh sống ở nơi khác không thể tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội, hoặc tự nguyện xin ra khỏi Hội thì sẽ được Hội trả lại tiền quỹ (nếu quỹ còn số dư và hội viên yêu cầu)

CHƯƠNG IV

TỔ CHC-NHIM V-NI DUNG HOT ĐỘNG -CHẾ ĐỘ LÀM VIC VÀ SINH HOT CA BAN LIÊN LC

Điu 6: T chc 

  1. Hội cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có ban liên lạc ở cấp tỉnh, có thành viên Ban liên lạc làm chi Hội trưởng ở các chi hội thuộc địa bàn cấp huyện, thành phố, thị xã trong toàn tỉnh Gia Lai hoặc tỉnh bạn;
  2. Ban liên lạc Hội cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai do đại hội đại biểu Hội viên bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, số lượng thành viên trong ban liên lạc là 5 người, gồm: 01 trưởng ban (phụ trách chung), 01 phó ban, 3 Ban viên (2 Chi hội trưởng các chi hội), 1 ban viên kiêm thư ký và thủ quĩ. Ban liên lạc hoạt động theo phương thức tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành. Trưởng Ban là người có quyền quyết định cao nhất;
  3. Mỗi thành viên trong Ban liên lạc phụ trách 1 Chi Hội hoặc 1 công việc được trưởng Ban phân công;
  4. Ban liên lạc 1 năm họp 1 lần vào ngày chủ nhật tuần cuối của năm; Đại hội hoặc họp bất thường sẽ có thông báo trước cho Ban viên 1 tháng;

Điu 7: Nhim v, nguyên tc hot động, chế độ làm vic ca Ban liên lc

  1. Ban liên lạc Hội cựu sinh viên lớp A2a-khoa tiểu học-trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, mọi công việc của hội đều đều được bàn bạc và quyết định tập thể. Các thành viên trong Ban liên lạc có trách nhiệm hoạt động theo sự phân công, đồng thời có trách nhiệm theo dõi hoạt động của các hội viên trong Chi Hội được phân công phụ trách hoặc theo dõi.
  2. Ban liên lạc căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động, chương trình hoạt động được Đại hội hội viên (hoặc gặp mặt toàn thể hội viên) thông qua để đề ra chương trình kế hoạch, biện pháp công tác cụ thể cho từng năm, từng đợt 3 năm, từng kỳ 5 năm đồng thời điều hành thực hiện trong phạm vi quản lý của mình
  3. Thành viên Ban liên lạc nắm chắc tình hình Hội viên, tâm tư, tình cảm từng hội viên và hoạt động của Hội, kịp thời giải quyết các công việc xảy ra trong phạm vi quản lý của mình theo quy định của quy chế nhằm đưa hoạt động của Hội đạt kết quả và hình thức hoạt động của Hội ngày càng phong phú.
  4. Quản lý và sử dụng quỹ hội đúng nguyên tắc, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong sử dụng quỹ.
  5. Triệu tập và chuẩn bị tốt nội dung, chương trình, kinh phí các Buổi Đại hội, họi nghị hội viên, các lần sinh hoạt định kỳ và bất thường của Hội.

Điu 8: Chế độ sinh hot và ni dung hot động

  1. Ban liên lạc 1 năm họp 1 lần vào ngày chủ nhật tuần cuối của năm nhằm tổng kết hoạt động của Ban Liên lạc trong năm, đề ra kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo. Hội nghị thường niên 3 năm họp 1 lần  trong tháng 4 của năm, bổ sung quy chế, kết nạp thêm hội viên, thu thêm quỹ Hội; đại hội toàn thể Hội viên 5 năm 1 lần sửa đổi quy chế bầu lại Ban Liên Lạc. Đại hội (gặp mặt) hoặc họp bất thường sẽ có thông báo trước cho hội viên 1 tháng;
  2. Các thành viên trong Ban liên lạc phân công nhau thường xuyên giữ liên lạc với các hội viên (tập thể, cá nhân, danh dự, liên kết), nắm tình hình công tác, sản xuất và hoàn cảnh của từng hội viên để đến kỳ sinh hoạt năm báo cáo lại cho Trưởng Ban liên lạc và các thành viên trong Ban liên lạc được biết về tình hình hội viên của Hội.
  3. Khi Hội viên hoặc gia đình hội viên có tin buồn, ít nhất 1 thành viên trong Ban liên lạc cùng 2, 3 thành viên khác được Ban liên lạc triệu tập đến chia buồn vào lúc Truy điệu đồng thời thông báo cho tất cả hội viên trong hội biết. Nếu hội viên ở xa Ban liên lạc sẽ gửi vòng hoa và cử người phúng điếu; Trường hợp gia đình hội viên quá neo đơn Ban liên lạc cử người trực tang lễ ban đêm với gia đình hội viên.
  4. Hàng năm vào dịp đầu xuân ban liên lạc sẽ tổ chức gặp mặt hội viên bằng hình thức chúc tết hội viên (nếu có điều kiện) để thu nhận thông tin, thắt chặt thêm mối quan hệ tình cảm giữa Ban liên lạc và Hội viên.

CHƯƠNG V

TÀI CHÍNH – QUỸ HI

Điu 9: Ngun qu Hi bao gm:

  1. Hội phí do các hội viên đóng góp, mức đóng góp được các hội viên thống nhất 1 năm, 2 năm 1 lần vào kỳ hội nghị đại biểu và đại hội toàn thể hội viên các hội viên đóng trực tiếp cho thủ quỹ của Ban liên lạc, hoặc theo thư ngỏ của Ban Liên lạc gửi đến các hội viên vào mỗi kỳ Hội nghị đại biểu hoặc đại hội toàn thể. Hội miễn đóng góp cho các Hội viên gặp rủi ro đột xuất;
  2. Nguồn tài trợ của cá nhân các hội viên trong Hội.
  3. Nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân ngoài Hội.
  4. Sinh lợi hợp pháp từ nguồn vốn khi đã có điều kiện.
  5. Những cá nhân, tổ chức hảo tâm tài trợ xây dựng quỹ hội sẽ được ghi vào “sổ vàng tình nghĩa” của Hội để lưu niệm và có tên trong danh sách Chạy chữ trên màn hình Ti vi vào mỗi kỳ Hội nghị, Đại hội

Điu 10: Nguyên tc Tài chính và Quy định s dng Quỹ.

I/Quản lý và sử dụng quỹ hội phải đảm bảo nguyên tắc tài chính của nhà nước và mục đích do hội đề ra, không được tự tiện sử dụng quỹ hội sai mục đích hoặc trái với các điều khoản Hội đã quy định trong qui chế này. Tiền quỹ Hội chưa sử dụng được gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng. Sau 1 năm phải báo cáo tài chính công khai trước Hội nghị thường niên của Ban Liên Lạc, sau 3 năm báo cáo trước hội nghị đại biểu, sau 5 năm báo cáo trước đại hội toàn thể hội viên. Mọi sự thâm hụt, mất mát quỹ Hội đều phải quy trách nhiệm đền bù.

II/Quy định sử dụng quỹ:

  1. Chi văn phòng phẩm, nước uống trong các cuộc sinh hoạt, hội họp. Chi ăn uống, Văn phòng phẩm, Phim ảnh, quà lưu niệm, Hội trường băng rôn trong các kỳ Hội nghị, đại hội; Chi mua quà lưu niệm;
  2. Phúng viếng Hội viên qua đời hoặc gia đình hội viên khi có người thân (vợ, chồng, con cái và tứ thân phụ mẫu) qua đời: Hội viên 1.000.000đồng, người thân Hội viên Dưới 18 tuổi bằng tiền mặt (tương đương 1 vòng hoa) từ 18 tuổi trở lên 1 vòng hoa (nếu ở xa gửi phong bì tiền mặt chia buồn tương đương 1 vòng hoa). Đối với người qua đời thọ (80 tuổi trở lên) có thể thay vòng hoa bằng bức trướng.
  3. Chi khác do Ban liên lạc quyết định thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình.

CHƯƠNG VI

TỔ CHC THC HIN, SA ĐỔI QUY CH VÀ HIU LC THI HÀNH

Điu 11: Thc hin quy chế

  1. Tất cả các tổ chức thuộc Hội và Hội viên có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghiêm bản quy chế này.
  2. Trong quá trình thực hiện Bản Quy chế tổ chức và hoạt động này những tổ chức (Chi Hội), cá nhân (Hội viên) có thành tích xuất sắc sẽ được Ban liên lạc Hội biểu dương, khen thưởng. Hội viên nào gây ra những hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến uy tín và tổn thương đến danh dự của Hội sẽ bị kiểm điểm, khiển trách. Nếu sai phạm đến mức không còn đủ tư cách hội viên hoặc hội viên bỏ 1 kỳ 3 năm không sinh hoạt, không đóng hội phí được 2/3 thành viên trong Ban liên lạc nhất trí sẽ bị xoá tên trong danh sách Hội viên và thông báo bằng văn bản cho tất cả hội viên trong Hội biết.

Điu 12: Sa đổi Qui chế và hiu lc thi hành

  1. Trong quá trình thực hiện Bản quy chế tổ chức và hoạt động của Hội, nếu các hội viên thấy có điều khoản, tiểu khoản, cụm từ, từ ngữ không phù hợp thì phản ảnh cho Ban liên lạc biết bằng văn bản để Ban liên lạc tập hợp báo cáo trước Đại hội toàn thể hội viên làm căn cứ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
  2. Quy chế này đã được Đại hội (Gặp mặt) toàn thể hội viên thông qua ngày 30/10/2016 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
  3. Quy chế này được làm thành các bản có giá trị ngang nhau gửi đến Thành viên Ban liên lạc, từng hội viên trong hội và các tổ chức cấp trên có liên quan.

Gia Lai, ngày 30/10/2016

                 TM/BAN LIÊN LẠC

     HỘI CỰU SINH VIÊN LỚP A2a

                    TRƯỞNG BAN

             ĐINH THỊ PHƯỢNG

DANH SÁCH BAN LIÊN LẠC NHIỆM KỲ 2016-2020

TT HỌ VÀ TÊN Chức vụ ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ
1 Đinh Thị Phượng Trưởng Ban Yên Thế
2 Nguyễn Thị Hương Anh Phó Ban An Phú-Pleiku
3 Nguyễn Thị Thu Hoà Ban viên Trà Bá-Pleiku
4 Nguyễn Thị Hương Ban viên Ia Kring-Pleiku
5 Trần Thị Hồng Thủ quỹ Thống nhất-Pleiku
6 Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ban viên Biển Hồ-Pleiku
7 Nguyễn Thị Bích Dung Ban viên Thống nhất-Pleiku

Trưởng Ban

Đinh Thị Phượng